Điện Thoại Làm Từ Chất Liệu Nào Tốt Nhất? Kim Loại, Nhựa Hay Kính?
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh cấu hình hay màn hình thì chất liệu làm nên sản phẩm cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của một chiếc smartphone. Vậy, chất liệu nào là tốt nhất? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu về các loại chất liệu phổ biến làm vỏ smartphone qua bài viết sau nhé!
1Kim loại
Kim loại vẫn thường được xem là vật liệu làm vỏ cao cấp bởi cảm giác sang trọng mà nó mang lại. Và mỗi khi nhắc tới các smartphone có vỏ làm bằng kim loại, người ta thường liên tưởng ngay đến dòng sản phẩm iPhone thế hệ 5, 6 hay 7 của Apple. Tuy nhiên, vẫn có không ít dòng smartphone android dùng vỏ kim loại, ví dụ như Xiaomi Redmi Note 3 hay Xiaomi Redmi Note 10 Pro (thiết kế khung kim loại).
Ưu điểm:
- Mang lại cảm giác sang trọng và hiện đại: Những chiếc điện thoại có vỏ bằng kim loại thường trông rất chắc chắn và có tính thẩm mỹ cao. Cảm giác mang lại khi cầm trên tay một chiếc điện thoại vỏ kim loại cũng có nhiều điểm nổi trội hơn so với các chất liệu khác.
- Truyền nhiệt, tản nhiệt tốt: Điện thoại có vỏ kim loại thường tản nhiệt rất tốt, giúp cho nhiệt độ linh kiện bên trong được ổn định hơn, nhất là khi thực hiện tác vụ nặng hay chơi game. Điều này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho máy.
Nhược điểm
- Dễ biến dạng: Đã có không ít những video “bóc phốt” về khả năng chịu lực của các dòng điện thoại có vỏ làm bằng kim loại. Khi bị lực tác dụng mạnh, điện thoại sẽ dễ bị móp, cong.
- Khả năng thu nhận sóng kém hơn: Nếu toàn bộ vỏ của điện thoại đều làm bằng kim loại, khả năng tiếp nhận và truyền tín hiệu sóng di động LTE, Wi-Fi và Bluetooth của điện thoại sẽ rất kém. Do đó, nhiều mẫu smartphone vỏ kim loại đã phải khắc phục bằng cách kết hợp thêm một dải dây “ăng ten” bằng nhựa trên vỏ điện thoại.
- Truyền nhiệt: Do tính chất của kim loại có thể truyền nhiệt nên mỗi khi chơi game hay làm việc trên những ứng dụng nặng, phần nhiệt tỏa ra từ máy sẽ truyền đến tay người dùng, gây cảm giác khó chịu.
2Nhựa
Hiện nay, nhựa là một trong những chất liệu làm nên vỏ điện thoại phổ biến nhất và được nhiều hãng điện thoại sử dụng. Một số sản phẩm điện thoại có vỏ bằng nhựa phổ biến hiện nay là Samsung Galaxy A71 (khung và mặt lưng nhựa) Samsung Galaxy Note 20 (khung kim loại và mặt lưng nhựa), Google Pixel 3a,...
Ưu điểm
- Nhẹ và bền: Vỏ nhựa mang lại cảm giác rất nhẹ khi cầm trên tay. Hơn nữa, khi phải chịu tác dụng lực, nó cũng sẽ khó bị cong, móp.
- Tiết kiệm hơn: Điện thoại có vỏ bằng nhựa thường có giá thành rẻ hơn kim loại, do đó mức giá bán ra sẽ mềm hơn và người dùng có thể dễ dàng sở hữu hơn.
- Giúp thiết bị thu, phát sóng dễ dàng: Chất liệu nhựa sẽ không gây ảnh hưởng đến quá trình thu, phát sóng của điện thoại.
- Màu sắc phong phú: Nhà sản xuất có thể tạo ra những lớp vỏ nhựa nhiều màu sắc khác nhau, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Nhược điểm
- Không mang lại cảm giác sang trọng: Hầu hết các sản phẩm điện thoại thuộc phân khúc thấp hoặc phổ thông đều sử dụng nhựa để làm vỏ. Hơn nữa, vỏ bằng nhựa trông sẽ kém tinh tế hơn so với vỏ kim loại về khâu thiết kế.
- Dễ bị xước, bám bẩn: Lớp vỏ nhựa thường rất dễ bị xước do tác động của ngoại lực và nếu như bị bám bẩn, vết bẩn sẽ khó làm sạch hơn.
3Kính
Kính là loại vật liệu đang được rất nhiều nhà sản xuất lựa chọn để làm vỏ điện thoại trong thời gian gần đây với khả năng đem lại nhiều trải nghiệm ấn tượng khi sử dụng cho người dùng. Chúng ta có thể thấy vỏ kính hiện đang được trang bị ở nhiều dòng điện thoại như: iPhone 11, Samsung Galaxy S20 Ultra, hay OPPO Find X2 (khung hợp kim nhôm và mặt lưng kính).
Ưu điểm:
- Vẻ ngoài sang trọng: Không giống như điện thoại vỏ bằng nhựa, một chiếc điện thoại có vỏ bằng kính sẽ mang lại sự đẳng cấp nhất định cho người dùng.
- Khả năng thu, phát sóng tốt hơn hẳn các sản phẩm điện thoại có vỏ bằng kim loại.
- Đa dạng về màu sắc, hiệu ứng đẹp: Với chất liệu vỏ bằng kính, nhà sản xuất có thể “trình làng” nhiều phiên bản điện thoại với lớp vỏ có màu sắc thời thượng cùng hiệu ứng bắt mắt.
Nhược điểm:
- Khi sử dụng một chiếc điện thoại có vỏ kính, người dùng phải chấp nhận sự thật rằng nó có thể bị rơi vỡ hoặc trầy xước bất kỳ lúc nào nếu không cẩn thận.
- Dễ bị bám vân tay: Khác với những dòng điện thoại được trang bị lớp vỏ kim loại nhám, vỏ kính thường bị bám dấu vân tay, gây mất thẩm mỹ.
- Tỏa nhiệt nhiều: Giống như kim loại, khả năng truyền nhiệt cũng là một điểm trừ ở chất liệu kính vì nó có thể gây khó chịu cho người dùng.
4Gốm
Gốm cũng là một loại chất liệu độc đáo để làm vỏ điện thoại. Một trong những mẫu điện thoại của Samsung - Galaxy S10+ đã sử dụng gốm ceramic để làm vỏ điện thoại và nhận được khá nhiều sự chú ý của người dùng.
Ưu điểm:
- Ít bị trầy xước: Đây là điểm vượt trội của chất liệu này, so với các chất liệu nhựa hay kính đã nêu ở trên.
- Mang lại vẻ ngoài sang trọng: Với vẻ ngoài gần giống kính, chất liệu gốm có thể đem lại cho bạn cảm giác chắc chắn, đẳng cấp và tinh tế.
- Tản nhiệt tốt: Do gốm có thể dẫn nhiệt nên điện thoại có vỏ gốm thường tản nhiệt rất tốt. Điều này sẽ giúp máy tỏa bớt nhiệt lượng ra ngoài môi trường, nhờ đó tăng độ bền cho linh kiện.
Nhược điểm:
- Rất dễ vỡ: Chất liệu gốm vốn có độ bền không cao, và điều đó có thể khiến bạn “từ biệt” chiếc điện thoại của mình sau một lần rơi vỡ.
- Giá thành khá cao: Do chi phí sử dụng gốm để chế tác vốn đã khá cao nên người mua thường sẽ phải trả nhiều tiền hơn để sở hữu một chiếc điện thoại vỏ gốm.
5Một vài chất liệu đặc biệt khác
Ngoài các chất liệu đã nêu ở trên, trong lịch sử, các hãng điện thoại cũng đã cho ra mắt nhiều dòng smartphone với chất liệu làm vỏ cực “độc” mà có thể bạn chưa biết:
Vật liệu Liquidmorphium
Loại vật liệu này lần đầu tiên được sử dụng làm vỏ điện thoại vào năm 2015, khi Turing Phone của hãng Turing Robotic Industries được giới thiệu đến công chúng.
Liquidmorphium là một loại hợp kim được đánh giá là bền hơn cả thép hay titanium, và phản xạ ánh sáng ở vật liệu này cũng rất khác so với nhôm và thép không gỉ.
Chiếc Turing Phone sử dụng hợp kim Liquidmorphium để làm vỏ này nhận được rất nhiều sự chú ý khi ra mắt, vì theo như CEO của Turing Robotic Industries - ông Syl Chao cho biết công ty của ông đã phát minh ra quy trình sản xuất đặc biệt đối với loại vật liệu này để làm vỏ điện thoại. Trước đó, dường như chưa có ai có thể sản xuất ra một miếng Liquidmorphium hơn 10mm.
Vỏ gỗ
Gỗ cũng là một trong số những chất liệu được nhiều hãng điện thoại nghĩ đến khi làm vỏ cho những đứa “con cưng” của mình. Điển hình của một sản phẩm điện thoại có vỏ làm bằng gỗ là Motorola Moto X Style, Moto X Play hay Moto G được “trình làng” năm 2015. Ở các dòng sản phẩm này, người dùng có thể chọn cho mình các loại vỏ có chất liệu gỗ khác nhau như gỗ tếch hay gỗ mun.
Vỏ tre hoặc da bò
Bạn nghĩ chỉ có các hãng điện thoại của châu Âu mới cho ra đời những sản phẩm điện thoại với chất liệu vỏ độc đáo? Hãng điện thoại Xiaomi của Trung Quốc sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ này. Nhiều năm trước đây, hãng này chủ yếu hướng đến việc sản xuất các dòng điện thoại tầm trung nhưng vẫn đảm bảo cấu hình mạnh, thiết kế đẹp với nhiều chất liệu vỏ mang lại cảm giác “sang chảnh”.
Cụ thể, Xiaomi đã cho ra đời nhiều sản phẩm điện thoại có lớp vỏ bằng chất liệu tre hoặc da bò, mang lại sự mới lạ và tinh tế hơn nhiều so với chất liệu nhựa trước đây. Tuy nhiên, do giá thành cao và độ phức tạp khi chế tác, những chất liệu đắt tiền này sẽ chỉ được dùng để “bọc” bên ngoài lớp nhựa truyền thống mà thôi.
Vỏ thép
Một chiếc điện thoại có vỏ thép thường sẽ không có nhiều khác biệt về trọng lượng so với vỏ nhôm nhưng chúng lại khá kén người dùng. Khoảng đầu và giữa thập kỷ trước, Lenovo đã sử dụng thép để làm vỏ cho các sản phẩm điện thoại dòng K của mình. Tuy nhiên, do vỏ kim loại tồn tại khá nhiều hạn chế nên các hãng điện thoại cũng không áp dụng cho sản phẩm của mình nhiều nữa.
Vỏ sa thạch đen
OnePlus- hãng điện tử Trung Quốc đã từng “gây sốt” với sản phẩm điện thoại OnePlus One cấu hình mạnh mà giá cả lại rất phải chăng. Ngoài những điểm cộng về giá thành cũng như hiệu năng, OnePlus One còn cung cấp cho người dùng đa dạng các tùy chọn vỏ điện thoại.
Một trong những phiên bản vỏ thu hút nhiều sự chú ý nhất là vỏ điện thoại làm từ sa thạch đen - chất liệu thường được dùng trong các tác phẩm nghệ thuật. Điều này khiến nhiều người cảm thấy thích thú vì cảm giác mà sa thạch đen mang lại rất mới lạ, không giống như gỗ hay nhựa thông thường.
Xem thêm:
- 6 cách tẩy trắng ốp lưng điện thoại dẻo bị ố vàng cực hay ít ai biết
- Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh màn hình điện thoại cảm ứng, máy tính bảng nhanh và dễ nhất
- Top 10 điện thoại Smartphone đáng mua nhất tại Điện máy XANH đầu năm 2020
Bạn nghĩ thế nào về các chất liệu làm nên vỏ điện thoại trong bài viết trên? Bạn sẽ lựa chọn chiếc điện thoại với lớp vỏ bằng chất liệu nào? Hãy chia sẻ cùng Điện máy XANH ở mục bình luận bên dưới nhé!
Từ khóa » Dòng Smartphone Nào Bền Nhất
-
Top 10 Hãng điện Thoại Cảm ứng Bền Nhất Hiện Nay - Top10uytin
-
[Tư Vấn] Nên Mua điện Thoại Hãng Nào Tốt, Bền Nhất Hiện Nay
-
(Review) Hãng điện Thoại Nào Bền Nhất Hiện Nay, Chất Lượng Tốt Nhất
-
Tư Vấn Nên Mua điện Thoại Nào Tốt Nhất Và Bền Nhất Hiện Nay 2022
-
[TƯ VẤN] Top 7+ Hãng Điện Thoại Nào Bền Nhất Hiện Nay?
-
Hãng điện Thoại Nào Bền Nhất Hiện Nay, Có Phải Là Nokia Không?
-
[Tư Vấn] Top 10 Hãng Điện Thoại Bền Nhất Hiện Nay
-
Top 10 Thương Hiệu điện Thoại Bền Nhất Hiện Nay
-
Nên Mua Điện Thoại Nào Tốt Nhất? (Review 2022) - Chạm Mốc
-
Những Thương Hiệu điện Thoại Nào Bền Nhất 2020 Mà Không Phải Ai ...
-
Top 10 điện Thoại Smartphone đáng Mua Nhất đầu Năm 2022
-
Nên Mua Smartphone Hãng Nào Tốt Và Bền Nhất Hiện Nay? Lựa Chọn ...
-
So Sánh IPhone Và Samsung: Sự Khác Biệt Giữa 2 ông "Trùm"
-
Những Dòng điện Thoại Tốt Nhất, Bền Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay