Diện Tích, đặc điểm Nhóm đất Mặn (Salic Fluvisols)
Có thể bạn quan tâm
Đất mặn chiếm 6.290 ha, chiếm 1,24% diện tích đất tự nhiên và có 2 loại là: Đất mặn nhiều và đất mặn ít và trung bình.
* Đất mặn nhiều (Hyper Salic Fluvisols): Diện tích có 145 ha, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở huyện Phú Vang. Đất được hình thành do bồi tụ của phù sa sông, biển hoặc hỗn hợp sông biển, nhưng do phân bố ở địa hình thấp, ven đầm phá, chịu trực tiếp của nguồn nước mặn nên đất bị mặn nhiều (hàm lượng Cl- dao động từ 0,05-0,15%). Đất thường có màu tím hoặc nâu hơi xám đen. Thành phần cơ giới rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc đất bị mặn, nơi đất cát bị mặn thì có thành phần cơ giới nhẹ, nơi nào đất phù sa bị mặn thì lại rất nặng. Đất có phản ứng ít chua đến trung tính; nghèo mùn, đạm tổng số nghèo - trung bình, nghèo lân tổng số cũng như dễ tiêu; cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ khá.
Loại đất này có độ mặn cao, có thể dùng để trồng cói hoặc nuôi trồng thủy sản, nếu giải quyết được nước ngọt và chọn được giống lúa chịu mặn thì có thể trồng lúa 1 vụ hoặc 2 vụ.
* Đất mặn ít và trung bình(Molli Salic Fluvisols):
Diện tích có 6.145 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ven đồng bằng tiếp giáp vùng đất mặn nhiều, ven sông lớn hoặc các kênh rạch, đầm phá thuộc các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà và Quảng Điền. Loại đất này có địa hình cao hơn, được hình thành do ảnh hưởng của mạch nước ngầm mặn hoặc do ảnh hưởng của nguồn nước mặn tràn vào không thường xuyên. Hình thái phẫu diện thường có màu xám hơi tím hoặc nâu tím nhạt, các lớp dưới có màu xám nâu hoặc xám xanh. Thành phần cơ giới cũng rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh. Đất có phản ứng trung tính. Hàm lượng mùn trung bình (1-1,5%), đạm tổng số trung bình, lân tổng số hơi nghèo - trung bình, nhưng lân dễ tiêu rất nghèo, hàm lượng tổng số muối tan dao động từ 0,3-0,91%.
Loại đất này hiện nay đang được sử dụng trồng lúa, nhưng năng suất thấp không ổn định. Loại đất mặn trung bình có thể dùng trồng cói hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Nếu dùng để trồng lúa thì phải duy trì thường xuyên nước ngọt để tránh quá trình bốc mặn và chọn giống lúa chịu mặn mới có thể cho năng suất cao được.
Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên
(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)
Từ khóa » Khái Niệm đất Mặn đất Phèn
-
Đất Phèn Và đất Mặn Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành đất Phèn, đất ...
-
Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - Hoc24
-
Công Nghệ 10 Bài 10: Biện Pháp Cải Tạo Và Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn
-
Bài 10. Biện Pháp Cải Tạo, Sử Dụng đất Mặn, đất Phèn - TopLoigiai
-
Đất Phèn Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Nguyên Nhân Hình Thành Và Biện Pháp Cải Tạo đất Mặn, đất Phèn
-
đất Mặn Là Gì Tại Sao Lại Có Câu đất Mặn Và đất Phèn Là Gì
-
[PDF] Sử Dụng Và Cải Tạo đất Phèn, đất Mặn
-
CÔNG NGHỆ 10- BÀI 10 BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ...
-
Nêu Tính Chất Chính Của đất Mặn Và Các Biện Pháp Cải Tạo.
-
Đất Phèn, đất Mặn Và Biện Pháp Xử Lý - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đất Mặn Có đặc điểm Gì? Biện Pháp Cải Tạo đất Mặn Hiện Nay
-
Nhóm đất Phèn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đất Nhiễm Mặn Và Phương Pháp Sử Dụng