Điện Trở Là Gì Và Cách đo điện Trở đúng Kỹ Thuật
Có thể bạn quan tâm
Điện trở là khái niệm không còn xa lạ với chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng biết công thức và cách đo điện trở đúng cách. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Trần Phú nhé!
1. Điện trở là gì?
1.1. Khái niệm về điện trở
Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động có 2 tiếp điểm kết nối, dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chạy trong mạch, được dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trên đường truyền điện và còn được ứng dụng trong rất nhiều công việc khác.
Các loại điện trở
1.2. Ký hiệu của điện trở
Trong mạch điện, điện trở được ký hiệu khác nhau tùy theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia. Có hai loại kí hiệu điện trở phổ biến:
Ký hiệu điện trở kiểu Mỹ và Ký hiệu điện trở theo kiểu (IEC).
Kí hiệu của điện trở
2. Nguyên lí hoạt động của điện trở
Với định luật Ohm thì điện áp (V) đi qua điện trở có tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện (I) và tỉ lệ này là một hằng số điện trở (R).
Công thức định luật Ohm: V=I*R
Trong đó :
V: Điện áp
I: Cường độ dòng điện
R: Điện trở của vật dẫn điện
Điện trở thực tế cũng có vài điện cảm và điện dung ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong mạch xoay chiều hiện nay.
3. Công dụng của điện trở
Trong các thiết bị điện tử, điện trở là linh kiện vô cùng quan trọng, không thể thiếu được. Vai trò của điện trở trong mạch điện bao gồm:
- Khống chế được dòng điện quá tải cho phù hợp
- Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động
- Tham gia vào các mạch tạo dao động
- Điều chỉnh được mức cường độ dòng điện qua các thiết bị điện.
- Tạo ra nhiệt lượng cần thiết trong một số ứng dụng.
- Khi mắc nối tiếp tạo ra sụt áp trên mạch
4. Cách đo điện trở đúng kỹ thuật
Cách đo điện trở gián tiếp
Điện trở cách điện bao nhiêu là đạt? Bằng cách này bạn có thể dùng thiết bị đo điện trở cách điện Megomet hoặc sử dụng Vôn kế hay ampe kế. Sau đó xác định dòng điện rò tại các mức điện áp tiêu chuẩn như là: 500V, 2500V, 5000V với công thức dưới đây:
Rcđ = Uđ/ Irò
Trong đó:
Rcđ là điện trở cách (MΩ)
Uđ là điện áp một chiều được đặt vào cách điện (V)
Irò: là dòng điện dò đo được (A).
Cách đo điện trở trực tiếp
Với phương pháp này thì bạn có thể dùng trực tiếp đồng hồ Megomet để đo thông số của điện trở cách điện giữa hai đầu dây và vỏ máy. Với cách này chúng ta cũng áp dụng cho những nguồn điện áp trên các cực để đo từ 500V đến 5000V tuỳ theo nhu cầu của mỗi người.
5. Những lưu ý khi thực hiện đo điện trở giữa các pha
Một điều bạn đọc nên ghi nhớ chính là tất cả những thao tác liên quan đến điện đều phải đặt an toàn điện lên hàng đầu. Trước khi thực hiện bạn nên kiểm tra xem nguồn điện của thiết bị đã được ngắt hay chưa? Tốt nhất bạn nên cách ly hoàn toàn các nguồn điện áp cũng như vỏ máy với đất.
Đồng thời, nhằm tránh bị sai số và tăng cường độ chính xác cho kết quả đo được thì bạn cần vệ sinh bề mặt cách điện bên ngoài của thiết bị được đo. Kiểm tra nguồn điện và các đầu nối dây đo của Megomet xem đã chính xác hay chưa, có đảm bảo đúng kỹ thuật không?
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho các bạn về khái niệm cũng như kiến thức và thông số của điện trở nhằm đo điện trở một cách chuẩn xác và đúng kỹ thuật. Mong rằng bạn sẽ vận dụng thành công các cách đo điện trở hiệu quả nhất.
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện. Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”. |
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
- Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
- Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
- Hotline: 0898.41.41.41
- Email: contact@tranphu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU
Từ khóa » Dụng Cụ đo điện Trở Của Mạch điện Là
-
Dụng Cụ đo điện, Những Lưu ý Và Công Dụng Trong Thực Tiễn
-
Đồng Hồ điện để đo điện Trở Của Mạch điện Là: - Hoc247
-
Đồng Hồ điện để đo điện Trở Của Mạch điện Là:
-
Dụng Cụ Dùng để đo điện Trở Là - .vn
-
Khái Niệm Điện Trở - Thiết Bị Đo Điện Trở - Hioki
-
Thiết Bị đo điện Trở Là Gì? - Sumotech
-
Người Ta Dùng Dụng Cụ Nào để đo điện Trở
-
Dụng Cụ đo Lường điện Gồm Những Loại Nào? Cách Sử Dụng Ra Sao?
-
Cách đo điện Trở Bằng Các Loại Thiết Bị Khác Nhau
-
Công Dụng Của đồng Hồ đo điện Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Các Dụng Cụ đo điện Các Loại - Trungtamthietbi
-
Đồng Hồ Dùng để đo điện Trở Mạch điện Là Gì? Câu 2: Dụng Cụ Nào ...
-
Tổng Hợp Thiết Bị đo điện, động Cơ, đồng Hồ Kiểm Tra điện - TKTech
-
Các đơn Vị đo điện - TKTECH Co., LTD