Diễn Viên Hạnh Thúy: Chửi Thề Không Phải Là Thói Xấu Chết Người ...
Có thể bạn quan tâm
Chắc chắn việc cô ấy bông đùa, đôi khi đùa quá trớn trở thành văng tục trên trang cá nhân của mình không phải chuyện mới xảy ra hôm nay mà đã từ rất lâu, từ khi cô ấy còn chưa nghĩ đến việc chuẩn bị cho mình trở thành hoa hậu. Nhưng rõ ràng, khi bạn là hoa hậu, là chuẩn mực cho cái đẹp và sự hoàn thiện thì những lời nói tục đó trở thành vấn đề cần phải lưu tâm.
Thật ra, trách tân hoa hậu thì cũng phải cần xem lại, liệu đó có phải là cá tính, thói quen thường xuyên của cô ấy không, hay chỉ là bông đùa cùng bạn bè? Liệu có phải cô ấy văng tục với bất cứ ai hay không, hay chỉ với những người cô ấy thân thiết nên không cần giữ kẽ?
Tất nhiên, ăn nói lễ phép, điềm đạm, văn minh, dịu dàng, chuẩn mực… luôn là những nét đẹp mà cha mẹ nào cũng mong con cái mình có được, tuy nhiên không phải lúc nào lũ trẻ cũng nghe lời cha mẹ của mình. Bởi tôi nhớ khi còn trẻ tôi cũng có thời gian ăn nói khá xốc nổi. Nhưng chỉ với bạn bè của mình, khoảng ba bốn đứa, trong “cộng đồng” mà tôi thấy an toàn.
Nói tục không phải thói xấu chết người, nhưng cũng không phải thói quen tốt (Ảnh minh họa, nguồn internet) |
Bởi ở đó, cả đám tuổi trẻ ngông nghênh như nhau, gai góc như nhau, chúng tôi thấy việc chửi bậy không phải là một cái gì khủng khiếp, dù vẫn biết là không nên và thỉnh thoảng vẫn tặc lưỡi với nhau: “công nhận tụi mình láo thiệt, người lớn mà nghe tụi mình nói chuyện chắc vả rớt răng”. Và chúng tôi vẫn là những đứa trẻ ngoan, là trò ngoan, là tấm gương cho nhiều đứa trẻ vì học tốt, vì biết phụ ba mẹ làm lụng, vì hiền lành, vì biết giúp đỡ người khác…Nhưng nếu được ở cùng với nhau, trong nhóm của mình thì những đứa trẻ ngoan đó “bớt ngoan” đi rất nhiều, tính trên phương diện lời ăn tiếng nói.
Chung quanh mình, tôi cũng thấy rất nhiều bạn trẻ ngông nghênh trên những trang mạng xã hội, hoặc trong những đội nhóm riêng của chúng, bởi với chúng, đó là nơi có thể “bung xoã” cái nổi loạn của mình, với những đứa giống mình mà ít bị ngừơi lớn kiểm soát, chúng có thể lập những nhóm riêng, trang riêng, tạo thành một cộng đồng của riêng chúng.
Và ở đó, cách ăn nói ngổ ngáo, có phần ngông nghênh, thiếu chuẩn mực đôi khi được sử dụng như một lẽ tự nhiên, như “ngôn ngữ xã hội” mà chúng tạo ra mà người lớn đàng hoàng nào đọc vào cũng “bật ngửa”. Giống kiểu như hút thuốc hay nhậu nhẹt, nhiều bạn trẻ cũng thú nhận họ không thật sự thích, nhưng đó là cách họ nghĩ họ có thể “hoà đồng” cùng bạn bè mình.
Đã từng có một tuổi trẻ xốc nổi có, lý tưởng có, thất bại có, thành công có…tôi vẫn nhớ đến một ngày tự dưng mình nghe tiếng chửi thề sao mà khó nghe, sao mà tệ hại, thế là bỏ, tất nhiên được chút cộng hưởng là những đứa bạn thân có bồ, với bồ, tụi nó không chửi thề, trở nên hiền ngoan, vậy là mình cũng bỏ, cũng trở thành hiền ngoan “trọn vẹn”. Dù tự biết với tính nết của mình, mình không hiền cũng chả ngoan.
Là người lớn, tôi nghĩ vai trò của người lớn là lên tiếng, uốn nắn, nhắc nhở để người trẻ nhìn nhận cái đúng cái sai mà tự biết sửa chữa. Và nếu họ không sửa chữa, đó là sự lựa chọn của họ, nếu va vấp, nếu thất bại, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn hoặc việc họ đã làm, cũng là một cách để rèn luyện và giúp người trẻ biết chịu trách nhiệm về bản thân, về hành vi…
Thật ra, chuyện lớn hay nhỏ là do cách chúng ta nhìn, với tuổi trẻ, hãy nghiêm khắc để họ biết đâu là chuyện tốt xấu, nhưng bao dung chút, nhìn rộng chút, nghĩ thoáng chút để chấp nhận cái ngông nghênh như một phần tuổi trẻ, dù không phải tuổi trẻ nào cũng ngông nghênh.
Chửi thề, không phải là thói xấu chết người, cũng không đủ làm băng hoại xã hội, thì chỉ nên lên tiếng, nắn chỉnh chứ đừng lên án như một tội lỗi khủng khiếp và phủ nhận phần tốt đẹp còn lại của một con người. Dĩ nhiên, với người trẻ, phải biết tự kiểm soát mình, và nếu có sai lầm, phải biết tự chịu trách nhiệm, sửa sai để hoàn thiện chính mình, theo hướng tốt đẹp mình mong muốn.
NSƯT Hạnh Thúy
Bên cạnh những suy nghĩ cho rằng nói tục, chửi thề là điều không thể chấp nhận ở những người có văn hóa thì cũng có cả ý kiến cho rằng chửi bậy chỉ là vui, là cách để giải tỏa stress, miễn là không nhằm vào ai hoặc có ý miệt thị người nào... Để mọi cá nhân có thể bày tỏ quan điểm của mình, Báo Phụ Nữ Online mở diễn đàn "Văn hóa" nói tục để tiếp nhận và lắng nghe tất cả những ý kiến, góc nhìn của bạn đọc về vấn đề này. Mọi ý kiến xin gởi về địa chỉ mail online@baophunu.org.vn. Tiêu đề thư xin ghi "Bài tham gia diễn đàn "Văn hoá" nói tục". Các bài viết được chọn đăng sẽ có nhuận bút theo chế độ của toà soạn. Phụ Nữ Online |
Từ khóa » Nói Bậy Có Tốt Không
-
Khoa Học Chứng Minh Người Hay Chửi Thề Thường Thông ... - Genk
-
Nói Tục Chửi Thề Có Xấu Không? | Giới Trẻ Thắc Mắc - JW.ORG
-
Những Người Hay Nói Tục Chửi Bậy Hóa Ra Có Một đức Tính Cực Kỳ Tốt
-
Những Người Hay Văng Tục Chửi Thề Sẽ Là Bạn Tốt Nhất - Kenh14
-
" Nói Tục, Chửi Thề" Tốt Hay Xấu Và Những Điều Chưa Biết
-
Công Dụng Không Ngờ Từ Việc Nói Tục Trong Cuộc Sống - Bestie
-
Đừng Xem Chửi Bậy, Văng Tục Như Cơm ăn, Nước Uống Hàng Ngày
-
Người Hay Chửi Tục Thường Thẳn Thắn
-
Một Thứ Dị Tật Văn Hóa - Hànộimới
-
Kỳ 2: Vì Sao “vi Rút” Nói Bậy, Văng Tục Sống Lâu Và Lan Nhanh?
-
NÓI TỤC CHỬI BẬY Ở TRẺ: CÓ “NGUY HIỂM” KHÔNG? VÌ SAO ...
-
Để Nói Tục Chửi Thề Không Thành Thói Quen: Dễ Mà Không Dễ!
-
Vì Sao Không Nên Than Phiền, Văng Bậy, Chửi Tục?
-
Cách Xử Lý Khi Trẻ Chửi Bậy - VnExpress