Điệp Báo A10

Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
Trang chủ diễn đàn Trợ giúp Đăng nhập Đăng ký
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Mười Một, 2024, 03:53:18 am
1 Giờ 1 Ngày 1 Tuần 1 Tháng Vô hạn Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Lịch sử Quân sự Việt Nam > Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam > Văn học chiến tranh (Các quản trị: Giangtvx, macbupda) > Điệp báo A10
Trang: « 1 2 3 4 5 » Xuống « Trước Tiếp »
In
Tác giả Chủ đề: Điệp báo A10 (Đọc 19589 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #20 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:55:28 pm »
Gã chỉ huy cảnh sát dã chiến hoảng hốt kêu gọi đám đàn em chạy vô bót Lê Văn Ken quây hàng rào cố thủ và gọi bộ đàm kêu cứu.Đám đông biểu tình tay nắm tay tạo thành một hàng rào người tiến thẳng đến bao vây cái bót cảnh sát.Ở một góc chợ Bến Thành, Năm Quang ngồi quan sát một ký giả trẻ đang xách máy ảnh chạy lăng xăng hết góc này đến góc kia chụp lia lịa. Năm Quang không nghi ngờ gì nữa. Đó là Hai Phương, dân sinh viên gốc Quy Nhơn - một đội viên thuộc Tổ vũ trang Tuyên truyền Y4(*). Chỉ hơn 4 năm không gặp, giờ Hai Phương thay đổi quá nhiều nhưng không thể giấu cái mái tóc quăn và cái dáng tất bật cố hữu. Hồi trước, khi đoàn sinh viên Y khoa còn trực thuộc Đội Vũ trang Tuyên truyền, với tư cách là trưởng ban đại diện, Năm Quang được Y4 chỉ đạo bắt tay phối hợp với Hai Phương tổ chức một cuộc xuống đường đấu tranh. Nhờ có dịp phối hợp nên Năm Quang biết Hai Phương cũng là tổ trưởng một tổ vũ trang tuyên truyền. Sau đợt tấn công Mậu Thân, đột ngột Hai Phương lặn mắt tiêu khỏi Sài Gòn. Bây giờ Hai Phương lại đột ngột xuất hiện trong cuộc biểu tình này trong vai ký giả buộc lòng Năm Quang chú ý.Sáng nay, Năm Quang dự định đi gặp Bá Thành nhưng vừa mới đẩy chiếc Mobilette ra đường thì nghe tin có một nhóm sinh viên biểu tình tự phát ở Bến Thành. Anh vội lao xe ra đây ngay. Anh ra đây với mục đích ngăn cản những sinh viên Y – Nha - Dược tham gia vào cuộc biểu tình không định hướng này. Anh không muốn phong trào sinh viên Y – Nha - Dược phải lộ mặt thêm nữa. Trước kia, khi còn trực thuộc phong trào của Thành đoàn, anh không bao giờ bỏ qua dịp vui như thế này nhưng bây giờ anh đã có nhiệm vụ khác quan trọng hơn. Nếu ham vui tham gia biểu tình, anh sẽ làm hư mất những nhiệm vụ mới.Anh chẳng có tý khái niệm nào về tình báo. Từ lúc nhận nhiệm vụ mới, anh lục tìm những sách, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ tình báo đọc ngấu nghiến để rồi thất vọng khi nhận ra chẳng có sách, tài liệu nào phù hợp với tình hình hoạt động của anh. Những mớ sách, tài liệu đó chỉ giới thiệu những thiết bị tối tân mà có nằm mơ anh cũng không thể hình dung nổi hoặc chỉ là những tiểu thuyết hư cấu, nhảm nhí, huyễn hoặc về những tay tình báo siêu hạng, bắn súng bằng hai tay, ném dao bằng miệng và lừa tình như điếm đực. Anh chẳng biết mình phải bắt đầu từ đâu. Thôi thì trước mắt cứ đi tìm người xây dựng mạng lưới. Nhưng tìm ai? Giữa chốn Sài Gòn bát nháo đủ hạng người này, ai là ta, ai là địch? Anh chới với trước nhiệm vụ khó khăn này. Khó khăn nhưng phải làm, không thể buông xuôi. Không ai bắt buộc anh phải làm nhưng tim anh thôi thúc phải làm.- Bót Lê Văn Ken cháy rồi anh em ơi!(*) Ký hiệu của Ban An ninh Đặc khu Sài Gòn – Gia ĐịnhHàng trăm giọng hò reo cùng vang lên lấn át tiếng ty huýt, tiếng súng ngắn và tiếng nổ của lựu đạn khói kéo Năm Quang trở về thực tại. Những chai bom xăng từ đám đông bay thẳng vào bót. Những vệt lửa nhỏ kết nối với nhau thành những ngọn lửa lớn. Cái bót cảnh sát bén lửa cháy nghi ngút. Đám cảnh sát bị bao vây giữa ngọn lửa và đám đông biểu tình chỉ còn cách bán từng tràng đạn lên trời cầu cứu.Hai chiếc xe chữa lửa cùng cả ngàn lính tráng tay lăm lăm súng tiểu liên xuất hiện từ phía đầu đường nhưng không thể tiếp cận đám cháy vì bận đối phó với hàng ngàn người đứng cản đường, tay nắm tay thành hàng rào người, miệng hát gào.Năm Quang thấy Hai Phương ôm máy ảnh lao qua hàng rào người ngồi thụp xuống lia ống kính. Một tay cảnh sát dã chiến nhào đến túm lấy Hai Phương lôi vào trong hàng rào. Nhóm sinh viên thấy vậy, lao đến ôm chặt lấy Hai Phương lôi ngược ra ngoài. Ba chiếc xe Jeep chở đầy lính dù mặc quân phục da beo vượt được hàng rào người xuất hiện sau lưng nhóm sinh viên bao vây bót Lê Văn Ken túa xuống dùng báng súng đánh không thương tiếc. Máu đổ ướt đỏ các vạt áo trắng. Hai Phương thoát được ra ngoài, vừa chạy vừa ngoái ngược máy ảnh chụp những cảnh tượng dã man đó. Hai gã lính dù xách súng lao theo Hai Phương. Như một con sóc, Hai Phương chạy vút về hướng chợ Bến Thành lẫn người vào các sạp hàng. Những người đi chợ đứng xem cuộc biểu tình đã không bàng quang nữa. Họ nắm chặt tay nhau ngăn cản hai gã lính dù đuổi theo Hai Phương, phẫn nộ hô:- Các ông không được bắt ký giả. Không được đánh đập sinh viên! Các ông là đồ dã man!Trước sự phẫn nộ của đám đông, hai gã lính ngơ ngác đứng lại rồi thụt lùi về phía đồng bọn. Năm Quang bám theo sát nút Hai Phương. Chạy tới Tao Đàn, Hai Phương dừng lại kiểm tra đồ nghề. Năm Quang chạy vừa đến thở hổn hển:- Chạy chi mà dữ vậy?- Ồ! Khánh Duy.Năm Quang nói nhanh:- Đi tìm chỗ uống cà phê đã.Hai người bạn khoác vai nhau đi về hướng một quan bar vắng.Cảnh tượng đó nằm trong tầm nhìn của gã mặt thịt ngồi sau tay lái một chiếc Citronzen màu xanh. Và chiếc Citronzen màu xanh lại nằm trong tầm quan sát của một thanh niên trẻ đang cởi chiếc Robel đậu cách đó không xa. Người thanh niên đó có mật danh là Ba Hoàng thuộc Đội Trinh sát Vũ trang của Ban an ninh T4.Sau trận tổng tấn công Mậu Thân, Hai Phương bị đứt liên lạc với tổ chức vì người chỉ huy trực tiếp của anh mất tích. Bị mất liên lạc, anh trở nên mất phương hướng. Sự mất tích của người chỉ huy khiến Hai Phương nghĩ đến tình huống anh ấy bị địch bắt. Để an toàn, Hai Phương tạm lánh về quê mặc dù đã tốt nghiệp Văn khoa. Mãi đến sau này, qua thông tin của một người bạn cùng quê, cùng khóa đang làm ký giả tại Sài Gòn, Hai Phương mới biết người chỉ huy của anh đã hy sinh trong khi dẫn một tổ vũ trang tấn công vào đồn cảnh sát Phú Lâm. Trở lại Sài Gòn, Hai Phương hành nghề ký giả, hy vọng tìm gặp lại người của Mặt trận. Anh tin rằng mình không bị bỏ rơi giữa Sài Gòn. Cứ mỗi lần nghe tin ở đâu có biểu tình là anh vác máy chạy đến để tìm đồng chí cũ. Quả nhiên, sáng nay anh đã gặp may.Cả hai chọn một góc quán tương đối kín. Sau khi gọi thức uống, Hai Phương nôn nóng hỏi:- Khánh Duy vẫn… như cũ chứ?Năm Quang rất vui khi gặp lại một đồng chí cũ nhưng bản năng an toàn đã kiềm chế anh xác nhận ngay. Giữa cái đất Sài Gòn vàng thau lẫn lộn này, con người có thể thay đổi quan niệm sống chỉ trong tích tắc. Đã lâu không gặp nhau, biết đâu Hai Phương đã bị miếng mồi tiền bạc của địch lôi kéo. Năm Quang cẩn thận trả lời:- Ừ thì vẫn như cũ. Tao vẫn học Y.- Không, tao hỏi cái vụ phong trào.- Thì tao đã lập một đoàn cứu trợ gồm ba trường Y, Nha, Dược để cứu giúp các nạn nhân chiến tranh. Tao cứu luôn mấy anh Việt cộng bị thương còn kẹt lại trong thành. Nhân đạo mà. Phe bên nào tao cũng cứu.Nhận ra thái độ e dè của bạn, Hai Phương buồn bã trút tâm can:- Tao bị mất liên lạc với anh em (anh nhấn mạnh từ “anh em”) sau trận ta đập vào mặt lũ mọi rợ năm Mậu Thân. Tao nói thẳng, nếu mày không còn là phe ta và đã về phe địch thì cứ đi báo cảnh sát bắt tao. Không cần on đơ gì ráo. Tao mong từng ngày gặp lại anh em đồng chí để tiếp tục hoạt động cống hiến cho cách mạng. Nếu mày vẫn còn hoạt động thì làm ơn báo cáo về trên, cho người bắt liên lạc với tao.Dứt lời, Hai Phương móc sổ tay, hý hoáy viết dòng địa chĩ của mình rối xé trang giấy đặt trước mặt Năm Quang. Hai Phương bực dọc bước lại quầy tính tiền rồi đi khỏi quán.Năm Quang muốn lên tiếng gọi Hai Phương trở lại để ôm vào lòng nhưng anh kịp kiềm chế tình cảm của mình. Anh chưa học nghiệp vụ tình báo nhưng anh biết công tác của mình bây giờ không thể để tình cảm lấn át nguyên tắc bí mật. Anh xếp miếng giấy ghi địa chị của Hai Phương bỏ vào túi quần rồi cũng rời quán. Năm Quang hy vọng Cụm chấp nhận Hai Phương vào đầu mối của anh.Năm Quang vừa ra khỏi quán cà phê, bất thần một chiếc taxi từ đâu phóng tới thắng lếch bánh sát bên người. Trên xe, hai gã đàn ông nhảy xuống đứng kẹp hai bên nách nhấc bổng anh lên đẩy dúi vào xe. Anh vùng vẫy há hốc mồm toan la lớn cầu cứu. Bỗng quai hàm anh đau nhói. Một cảm giác đau đớn giật mạnh toàn thân khiến anh ngất xỉu.Gã mặt thịt đang ngồi trong chiếc Citroen đậu bên kia đường tức giận đập tay vào vô lăng ầm ầm. Gã móc ngay máy bộ đàm:- Báo cáo. Hình như cụm Phượng Hoàng của quận Nhất phát hiện đom đóm và đã bắt. Xin cho chỉ thị gấp. Over!- Cứ để tụi quận xử lý. Xem như ta kết thúc sồ sơ. Over!Cách đó không xa, Ba Hoàng cũng chứng kiến toàn bộ cảnh bắt người của cảnh sát quận Nhất. Ba Hoàng chờ cho chiếc Citroen của gã mặt thịt phóng đi như điên, mới đủng đỉnh leo lên chiếc Robel khởi động máy.
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #21 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2017, 11:59:10 pm »
Chương 13:Năm Quang mở mắt. Anh đang ngồi trước một cái bàn gỗ. Ánh sáng chiếc đèn cao áp treo lơ lửng cách mặt khoảng 2 tấc khiến đầu anh nóng rát, mắt chói lóa. Lờ mờ trong ánh sáng chói, bên kia chiếc bàn là một gương mặt người nhìn anh chằm chằm.Anh biết mình đang đối diện với tên cảnh sát hỏi cung.Anh thoáng nghĩ đến sự phản bội của Hai Phương. Ngay lập tức ý nghĩa đó chìm nhanh vào lập luận khác. Nếu thật sự Hai Phương đã phản bội thì đâu cần phải thu xếp một cuộc cà phê rồi mới bắt. Hay là chúng phát hiện chuyến vào căn cứ của anh?Bên ngoài vọng vào tiếng la khóc, tiếng lao nhao nói cười, tiếng quát tháo hỏi cung ầm ĩ. Điều đó cho biết, không phải duy nhất anh bị bắt. Anh phán đoán nhanh. “Có lẽ chúng chỉ bắt một số người nghi vấn cầm đầu cuộc biểu tình sáng nay”. Nếu phán đoán đó đúng thì anh vẫn chưa lộ.- Mày biết vì sao mày bị bắt rồi chớ?Gương mặt phía bên kia chiếc bàn nhe răng, trừng mắt hỏi. Năm Quang nhăn mặt:- Tôi chỉ là sinh viên, không làm gì có tội. Tại sao các ông bắt tôi?- Hừm! Mày còn chối hả? Mày ăn bã Cộng sản, cầm đầu sinh viên biểu tình chống đối chính quyền, gây rối trị an…Năm Quang nghe lòng nhẹ nhõm. Những cơn đau thể xác bay biến. Anh đã bắt tỏng được vấn đề. Hóa ra, chúng chưa phát hiện ra chuyến vào căn cứ và nhiệm vụ mới của anh. Chúng chỉ bắt để đe dọa anh vì chuyện biểu tình sáng nay.- Cách nay ba ngày mày ở đâu?- Tôi loanh quanh Sài Gòn. Tôi có trình báo bị móc túi, mất bóp tại đồn này mà.- Bây giờ mày khai cho rõ, ai liên lạc với mày, xúi giục mày tổ chức cuộc biểu tình sáng nay?- Đã lâu rồi tôi không tổ chức biểu tình. Sáng nay tôi nghe nói có biểu tình nên ra xem thôi. Tôi không liên can đến cuộc biểu tình sáng nay. Các ông bắt lầm người rồi.- Lỳ lợm hả? Để rồi xem mày có cứng rắn hơn mấy cái này không?Gã cảnh sát đứng lên xủng xoảng lên bàn mấy dụng cụ tra tấn. Năm Quang hơi rùng mình. Anh chưa từng nếm trải bất cứ cực hình thân xác nào. Suốt thời thơ ấu cho đến lúc này, anh chưa từng nhận lấy một roi của cha mẹ. Khi tham gia làm cách mạng, anh cũng dự đoán sẽ có lúc mình đối diện với những thứ này và sẵn sàng đón nhận nó một cách bình thản nhưng… lúc này gai ốc nổi khắp người.Đúng lúc đó, có nhiều tiếng giày lộp bộp từ bên ngoài vẳng vào rộng giọng nói một người ồm ồm vang lên:- Thằng Khánh Duy ở đây hả?Gã cảnh sát đồ tể trả lời:- Dạ trình thiếu tá, nó ở đây.Ngọn đèn cao áp trước anh tắt ngóm. Mấy bóng đèn neon trên trần sáng lên. Anh ngoái nhìn kẻ vừa bước vào. Đó là một gã cao dong dõng mặc sắc phục cảnh sát có đeo hàm thiếu tá. Gã thiếu tá hất hàm với anh:- Mày là em ông Sinh?- Dạ, phải.Gã thiếu tá bước vòng qua bên kia chiếc bàn gỗ rồi nói với gã cảnh sát hỏi cung:- Anh để tôi nói chuyện với thằng lõi con này.Quay sang Năm Quang, gã thiếu tá hỏi:- Tụi tao có đầy đủ hồ sơ về mày. Mày thích làm cảnh sát hả?Ngay từ khi nghe tay thiếu tá nhắc đến tên anh rể mình, Năm Quang đã biết mình thoát nạn. Anh vờ la hoảng:- Anh nói bậy. Cộng sản là đám người nghèo đói. Tụi khố rách áo ôm mới làm Cộng sản.Gã thiếu tá chồm người qua bàn xáng cho anh liền tù tì hai bạt tai nảy đom đóm:- Tao đánh cho mày bớt ngu. Ai nói mày Cộng sản chỉ là bọn khố rách áo ôm? Những thằng công tử no cơm ấm cật như mày cũng trở thành Cộng sản nếu cứ tham gia khích động biểu tình chống chính quyền. Học không lo, sướng quá rồi rửng mỡ biểu tình, vô tình chúng mày tiếp tay với Cộng sản đó. Hiểu chưa? Chết tù rục xương nghen con.Năm Quang vờ ngoan ngoãn, nói lí nhí:- Nhưng sáng nay em không có tham gia biểu tình.- Biết rồi. Ai biểu mày làng nhàng ở đó mần chi. May cho mày là sáng nay bọn sinh viên Y – Nha – Dược không tham gia. Nếu có tao cho mày ăn cơm tù vài tháng. Tên mày đã bị ghi vào danh sách thành phần nghi vấn có liên can đến Cộng sản của tụi tình báo Trung ương rồi đó. Nói cho mày biết để mày lo thân. Còn có một năm nữa là tốt nghiệp ra làm bác sĩ, đừng có héo lánh ra mấy chỗ biểu tình. Nghe chưa?- Dạ.- Mày và thằng Trí quan hệ ra sao?- Dạ, gia đình nó với gia đình em chơi thân nhau từ hồi còn ở Hội An.- Có thường gặp nó không?- Trước kia thì thỉnh thoảng có uống cà phê với nhau nói chuyện gái gú. Từ hồi nó bị cảnh sát truy lùng, em không gặp nữa.- Bây giờ nó ở đâu?- Nghe nói nó chạy vô rừng trốn cảnh sát rồi. Chắc thằng này đi theo Việt cộng luôn rồi.- Thôi, mày ghi những lời khai vào bản cung này. Nhớ ghi cho thành thật nhé. Rồi tao cho về nhà.Năm Quang nghe thật nhẹ lòng.Hai gã cảnh sát bỏ ra ngoài. Năm Quang đọc lướt bản hỏi cung. Những câu hỏi viết sẵn giống y như những câu hỏi miệng lúc nãy. Năm Quang vui vẻ hý hoáy viết. Anh vui vẻ vì nghĩ hoạt động bí mật của mình vẫn an toàn tuyệt đối.
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #22 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 12:21:58 am »
Chương 14:Mười Thắng gò lưng nhấn mạnh chân đạp pê đan. Chiếc xe đạp hiệu Tabu – món quà của anh Mười Hương tặng – lao vun vút trên con đường mòn ngoằn ngoèo xuyên qua những vạt cỏ xanh mướt. Anh không còn tâm trí để thưởng thức cảnh thanh tịnh của vạt rừng xanh đang mùa sinh sôi. Ngay trong sáng nay, anh vô hiệu hóa cái tên điệp viên của địch đang nằm trà trộn trong khu dân cư, không để hắn có điều kiện gây thêm một thiệt hại nào cho ta.Anh rà soát lại tất cả yếu tố khả dĩ khiến Năm Quang bị lộ. Hoàn toàn không? Trước khi quyết định đưa Năm Quang vào căn cứ, Mười Thắng đã nhờ anh em bên lực lượng trinh sát vũ trang liên quận tóm cổ hai gã đeo bám Năm Quang để đánh lạc hướng theo dõi của đối phương, đồng thời khai thác thông tin. Cả hai tên sợ chết đã khai toèn toẹt.Nhưng Mười Thắng vẫn lo lắng sau khi đọc xong báo cáo của Ba Hoàng. Vì sao Năm Quang bị bắt? Gã điệp viên tên Du khẳng định Năm Quang chưa lộ nhưng anh không yên tâm. Gã tên Du chỉ là một con tép nhỏ trong hệ thống tình báo hiện đại của địch nên mức độ hiểu biết của gã hạn chế. Biết đâu cái gã điệp viên được địch cài vào nằm trong dân đã phát hiện ra anh, phát hiện ra chuyến vào cứ của Năm Quang.Anh nhận thấy Năm Quang không bị bắt bởi nhân viên của Phủ Đặc ủy Tình báo Trung ương mà bị bắt bởi lực lượng cảnh sát quận. Ngay khi Năm Quang bị bắt, gã đại úy mặt thịt - một nhân viên của tổ Tulip Đen - chỉ làm nhiệm vụ quan sát từ xa chứ không tham gia bắt người. Nếu chúng phát hiện ra cái lõi của Năm Quang tại sao chúng không bắt mà lại để lực lượng cảnh sát quận bắt? Anh phân tích: Chúng không trực tiếp bắt chỉ vì hay yếu tố: Chưa vội bắt để theo dõi nhằm giăng lưới; Chúng chưa biết gì cả mà chỉ nghi ngờ. Anh nghiêng về yếu tố thứ hai hơn.Những chỉ dấu lộ và không lộ cứ đan xen nhau khiến Mười Thắng không yên tâm. Vì vậy, từ chiều hôm qua, anh đã gặp Sáu Ngọc báo cáo, đề xuất một phương án tác chiến táo bạo theo kiểu dĩ độc trị độc nhằm vô hiệu hóa cái gã điệp viên của địch đang ẩn nấp dưới lớp vỏ quần chúng cách mạng. Nghe anh trình bày xong, Sáu Ngọc đồng ý làm mọi thủ tục cần thiết để nhờ lực lượng An ninh Tây Ninh hỗ trợ.- Đứng lại ngay!Một giọng hét nghiêm, vang lồng lộng khiến Mười Thắng giật mình bóp siết thắng. Cái thắng bố của xe hiệu Tabu làm việc rất hiệu quả khiến hai bánh xe dừng quay đột ngột. Quán tính vận tốc đẩy Mười Thắng lộn nhào đầu về phía trước. Anh lồm cồm ngồi dậy chậm rãi để có thời gian quan sát. Ba người đàn ông mặc bà ba đen, lưng đeo túi da, vai khoác AK vẫn đứng chìm nửa thân người phía dưới trong lùm cỏ tranh dày đặc. Một người đàn ông có vẻ lớn tuổi nhất trong nhóm ba người hất họng súng AK về phía anh, cất giọng cương quyết:- Anh là ai? Đi đâu?Mười Thắng nói lúng búng trong miệng:- Dạ , em tên là Minh Trí. Sinh viên ở thành trốn ra đây được vài tháng. Ở đây cực khổ quá chịu không nổi. Em xin mấy anh cho trở lại thành.Người đàn ô lớn tuổi vẫn giữ giọng lạnh tanh:- Có giấy tờ gì không?- Dạ không. Em xin miệng, mấy anh cũng đồng ý bằng miệng.- Vùng này không phải cái chợ, ai muốn vô thì vô, muốn ra thì ra. Không nói nhiều, theo chúng tôi về cơ quan làm việc.Chiếc xe đạp bị bỏ nằm chỏng chơ nơi vệ cỏ. Mười Thắng líu ríu đi theo hướng thúc đẩy của mũi súng AK sau lưng. Anh bị đẩy đi băng ngang một thửa cỏ tranh cao quá đầu rồi chui vào một vuông tre. Phía sau vuông tre um tùm là một xóm nhà lợp mái bằng lá tranh, vách đắp đất sét.Anh bước vào một căn nhà trống hoắc không phên phách. Một người bước tới túm anh trói giật cách khuỷu. Anh mệt mỏi ngồi xổm xuống nền đất.Nửa giờ sau, căn nhà nhỏ bị bao vây bởi hàng chục người dân hiếu kỳ. Một số người chỉ trỏ vào anh, bình phẩm:- Cái tướng sinh viên èo uột này, quen ăn sung mặc sướng, không quen chịu cực, trước sau gì cũng phản bội, trốn về thành với địch.Người đàn ông lớn tuổi dẫn giải anh khi nãy nói như phân bua với mọi người:- Tên này là sinh viên phản động quốc gia bị tụi Thiệu lùng bắt nên trốn vào đây với ta. Giờ nó chịu kham khổ không nổi nên trốn về thành. Cấp trên lệnh ta phải bắt giam nó để giữ bí mật căn cứ.Anh cố tạo ánh mắt lấm lét nhìn quanh như thể sắp bị hành quyết đến nơi.
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 12:23:50 am »
Năm Thới vác cuốc lên vai toan ra rẫy, chợt giật mình bắn mình bởi tiếng gù tìm mái của một con chim cút chết tiệt nào đó vang lên từ chòm cỏ hôi mọc cạnh chái nhà. Gã ném cuốc vào góc nhà rồi quơ cây phăng chém túi bụi vào chòm cỏ hôi như thể trong đ1o có một kẻ thù ẩn nấp. Chòm cỏ hôi bị chém tơi tả, ngã sát rạt, trơ sốc sù sì. Năm Thới ném cây phăng vào chỗ cũ rồi nằm vật mình xuống chiếc võng lưới đan vấn bằng sợi vỏ cây búng, miệng thở khì khì. Tim gã vẫn còn đập loạn xạ trong lồng ngực.Gã sợ đủ thứ. Sợ bóng đêm, sợ tiếng chim, sợ tiếng chó sủa, sợ tiếng côn trùng đang rỉ rả lại ngưng bất thần. Lúc nào gã cũng tưởng chừng như mình sắp bị bắt đến nơi. Cái tâm trạng bất an đeo đẳng gã suốt ngày lẫn đêm, lúc thức cũng như lúc ngủ. Biết bao lần, gã nằm mơ thấy mình bị du kích bắt quả tang đang đánh mật mã gởi tin về trung tâm, bị bắt trói treo lên cây cho đến chết khô. Thức giấc trong tâm trạng hoảng loạn, gã định chạy trốn về thành. Nghĩ đến món tiền thưởng hàng tháng gã lại tự trấn an mình. Số tiền lĩnh hàng tháng ấy đủ để sống thượng lưu cả năm trời, ráng chịu trận 3 năm nằm biết phái ở vùng này gã sẽ được đổi nhiệm vụ về thành, mặc sức ăn chơi, gái gú để bù lại những ngày hồi hộp, lo âu.Thế nhưng, thời gian 3 năm đối với gã quá dài, dài đăng đẳng, lâu bất tận. Chỉ mới hơn nửa năm mà gã tưởng chừng như đã trôi qua nửa đời người. Gã đếm từng phút, nhẩm từng giờ trôi qua. Gã sợ không còn cơ hội thụ hưởng những món tiền gã kiếm được từ cái nghề điệp viên.Trước kia, khi còn ở Mộc Hóa, Long An gã đã từng là đảng viên tham gia kháng chiến chống Pháp và đã được giữ chức vụ bí thư xã. Sau đình chiến 1954, gã được chỉ định không tập kết và được điều chuyển về thị xã Tân An chờ móc ráp. Một mục đồng chăn trâu như gã, khi ra đến thành thị bị choáng ngợp trước nhiều cám dỗ thụ hưởng, nhiều cám dỗ trần tục. Để thụ hưởng những thứ trần tục cần phải có nhiều tiền. Một kẻ xuất thân từ tầng lớp mục đồng như gã kiếm tiền vừa đủ ăn cơm ở chốn thị thành là điều khó khăn không thừa cho việc thụ hưởng thú vui trần tục. Ngay sau khi Ngô Đình Diệm kêu gọi mọi người kháng chiến cũ “Hãy ly khai với Cộng sản trở về hợp tác với chính nghĩa quốc gia sẽ được trọng thưởng”, gã chủ động tìm đến một đồn cảnh sát khai nhận thành tích kháng chiến và xin được hợp tác. Để lập công, gã đã dẫn cảnh sát, bảo an về địa bàn hoạt động cũ nhận diện, chỉ điểm từng người một. Nhiều cơ sở Đảng bị phá vỡ, nhiều đảng viên bị bắt tra tấn, hành hạ rồi giết chết. Không để gã tung hoành, tòa án nhân dân cách mạng Mộc Hóa đã giành cho gã án tử hình vắng mặt. May cho gã, quả lựu đạn của đội ám sát trừ gian rơi đúng giường ngủ của gã vào lúc nửa đêm đã không nổ.Sau chuyến chết hụt, gã được chuyển về Sài Gòn tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ tình báo do Phủ Đặc ủy Tình báo Trung ương tổ chức. Gã trở thành điệp viên chuyên nghiệp của Phủ Đặc ủy do Ngô Đình Nhu cầm đầu. Khi Nguyễn Văn Thiệu lên cầm quyền, gã tiếp tục được trưng dụng nhờ những thành tích ở Mộc Hóa.Cách nay hơn nửa năm, gã được giao nhiệm vụ chui vào hàng ngũ kháng chiến ở vùng đệm căn cứ Tây Ninh – Campuchia. Với vỏ bọc là một người kháng chiến cũ bị đứt liên lạc, gã mò về Bến Cầu mua đất làm rẫy để tiếp cận với chính quyền cách mạng. Tuy chưa được chi bộ Đảng địa phương tiếp nhận sinh hoạt chính thức nhưng gã cũng được cấp trên khen ngợi vì đã cư trú an toàn trong vùng căn cứ và cũng đã có tin báo về. Gã là điệp viên đầu tiên của Phủ Đặc ủy chui được vào vùng căn cứ mà không bị lực lượng cách mạng phát hiện.- Anh Năm hôm nay không ra rẫy hả?Giọng một người đàn ông vẳng từ ngoài vào làm gã giật bắn người suýt rơi khỏi võng. Nhận ra đó Bảy Quân trung đội trưởng du kích xã, gã nhoẻn cười lấy lòng. Bảy Quân là người đầu tiên đưa ra từ Gò Dầu vào vùng này kiếm đất làm rẫy.- Hôm nay bết trong người, nghỉ xả hơi một bữa.Bảy Quân lững thững đi vào, ngồi bệt xuống nền đất, ném cái xắc cốt và khẩu AK sang bên: Làm rẫy gì kỳ vậy cha? Gần nửa năm rồi mà đất còn nguyên chưa gieo được một luống cà.Năm Thới chột dạ, trả lời cầm chừng:- Tính trồng mì thôi nhưng chưa đủ tiền mua hom giống.- Bữa nào cha nội kiếm xe bò qua chỗ tui lấy hom chở dzìa. Thứ quỷ đó thiếu gì, ai bán mà mua.Năm Thới lại chột dạ. Gã để lộ nhiều yếu tố đáng ngờ quá. Gã lập cập với tay lấy bình trà. Bảy Quân xốc lại khẩu súng AK:- Thôi, khỏi trà nước gì ráo. Hồi nãy du kích xã bắt được thằng Trí, sinh viên ở thành vô. Nó mới vô mấy tháng, không hiểu chịu cực không nổi hay vô đây dọ thám mà giờ trốn về thành. Nó không chịu ở với cách mạng thì cho nó về nhưng cũng phải giam điều tra. Biết đâu nó là mật khám tụi ngụy cài vô. Thiệt tình, giờ khó phân biệt ai thiệt ải giả há anh Năm? Hồi trước nghe nói nó tố cáo Thiệu, tưởng nó ngon, ai dè…Năm Thới xếp bình trà về chỗ cũ, hỏi cầm chừng:- Ủa! Sao hôm trước nghe nói nó được bên An ninh T4 nhận rồi mà.- Nhận đâu mà nhận. Chỉ mới giao việc mần thử thôi. Mấy anh thấy nó là sinh viên, có trình độ nên thử đưa vô làm thư ký, đánh máy và làm chút việc lặt vặt. Ai dè, giờ nó trốn về thành. Bởi vậy mới bắt lại. Thiệt tình à. Có khi để giữ bí mật, mấy ổng giam cứng nó luôn. Thôi, tui dzìa mần miếng cơm. Đói bụng chết cha rồi.Bảy Quân đứng lên quàng khẩu AK qua cổ, phủi đáy quần phành phạch rồi tất tả bước. Chờ cho Bảy Quân khuất dạng khỏi tầm mắt, Năm Thới cài then cửa rồi chộp lấy cái xắc cốt của Bảy Quân bỏ quên. Cái xắc cốt, chắc chắn có nhiều tài liệu. Tài liệu gì cũng được, miễn có cái để gửi về Trung tâm. Gã vừa mừng vừa hồi hộp, cập rập vào buồng chui xuống gầm giường bới đất. Một cái rương gỗ lộ ra. Gã mở nắp rương lôi ra cái máy chụp ảnh vi phim rồi ngồi bệt dưới đất lôi từng trang tài liệu trong xắc cốt chụp lia lịa. Chụp xong, gã đặt máy ảnh vào chỗ cũ, khỏa tay lấp đất lại. Gã thầm nghị: “Mình sẽ báo cáo là chụp được tài liệu của một lãnh đạo cấp cao để moi thêm tiền thưởng”.
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #24 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 12:27:05 am »
Chương 15:Gương mặt bành phệ của Quang lạnh như tiền. Kể từ ngày được Thiệu giao phó nhiệm vụ cố vấn an ninh, mỗi ngày gã ngồi trước gương tập cho gương mặt trơ ra như đá để bù lại lượng mỡ thừa núng nính nét phỉnh nịnh. Gã thừa biết Thiệu gán cho công việc thư ký ghi chép và thừa hành mệnh lệnh của gã cái mỹ danh “cố vấn an ninh” để gã có đủ quyền lực thực hiện những vụ buôn lậu cho “mợ Sáu Thiệu”. Chưa bao giờ Thiệu nghe những ý kiến liên quan đến an ninh của gã. Thiệu là người độc đoán, đa chước và đa nghi như Tào Tháo. Trong mắt Thiệu, gã chỉ đáng sử dụng cho những phi vụ làm ăn. Gã đâu chịu vậy. Gã muốn thể hiện mình cũng có chút tài năng để còn ngoi lên chức vụ cao hơn.Để chứng tỏ tài năng, biết tỏng Thiệu đa nghi, ngoài việc tổ chức một lực lượng mật vụ đặc biệt mang mật danh Tulip Đen để áp tải những chuyến hàng “bí mật quốc gia” cho vợ Thiệu, gã còn cài cấy điệp viên vào các lực lượng chính trị, CIA, quân đội, lấy tin tình báo cho Thiệu. Quả nhiên, Thiệu rất hài lòng về việc này. Thiệu không tin CIA lẫn không tin lực lượng tình báo của tướng cảnh sát Khắc Bình. Cú thua đau của Ngô Đình Nhu bởi sự phản bội của đứa con nuôi Tôn Thất Đính trong kế hoạch Bravo năm 1963 là bài học nằm lòng của Thiệu: Không tin ai cả. Để đảm bảo tính mạng, cách tốt nhất là tổ chức một mạng lưới tình báo cho riêng mình và do mình chỉ huy trực tiếp. Sự hài lòng của Thiệu đã khiến Quang tin rằng, một ngày không xa, gã sẽ được ngồi vào ghế phó tổng thống. Ý nghĩa đó làm gã sung sướng đến chết ngạt.Có đôi lúc gã cũng mắc cười về hệ thống tình báo như mạng nhện của chế độ. Đi đâu cũng thấy điệp viên ăn lương từ nguồn ngân sách Mỹ: Điệp viên CIA ở Mỹ, điệp viên CIA ở Đông Nam Á, điệp viên CIA ở Sài Gòn, điệp viên Phủ Đặc ủy Tình báo Trung ương, điệp viên của Tổng nha cảnh sát, điệp viên của Ủy ban Hỗn hợp Phượng Hoàng, điệp viên của An ninh quân đội, điệp viên của tướng Kỳ. Thậm chí có trường hợp, một điệp viên ăn lương đủ tất cả các tổ chức đó. Cái chính quyền gì mà lắm điệp viên thế! Chính gã cũng hưởng 3 đầu lương: Lương từ chức danh Cố vấn an ninh Phủ Tổng thống, lương từ CIA và lương riêng của Thiệu để chỉ huy tổ tình báo Tulip Đen.- Báo cáo thiếu tướng, thiếu tá Ban đã đến.Một gã thiếu úy cận vệ dập gót khiến Quang giật Mỹ trở về thực tại.- Vào phòng phải gõ cửa. Anh làm tôi giật mình hoài. Bảo thiếu tá chời ngoài xe.Gã nhét vội khẩu súng rulo vào lưng quần rồi bước ra khỏi phòng.Mấy phút sau, gã đã ngồi gọn trên băng sau, cạnh thiếu tá Ban trong chiếc xe hơi của gã đậu bên trong khuôn viên dinh Độc Lập. Gã thích được nghe báo cáo trong xe như thế này, vừa có chất tình báo vừa khỏi lo CIA đặt máy nghe trộm. Gã với tay mở máy điều hòa rồi hất hàm về phía thiếu tá Ban:- Anh báo cáo đi.- … Thằng An đúng là người của CIA. CIA đã bắt tay với Cộng sản tổ chức mạng lưới tình báo mang mật danh A10 có nhiệm vụ khích động dân chúng biểu tình làm áp lực đòi tổng thống chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán Paris theo ý đồ sắp đặt của Mỹ và Cộng sản Bắc Việt. Nếu tổng thống không chấp nhận, lực lượng tình báo này sẽ ám sát tổng thống. Theo chứng cứ ta mới thu thập được, thì thằng An chính là chỉ huy trực tiệp mạng tình báo mang mật danh A10…- Hèn gì thằng An cứ bám rịt ý kiến cho rằng tụi thằng Trí, thằng Duy là Cộng sản, mặc dù ta đã xác định tụi này chỉ là đám học trò quậy phá. Thằng An muốn đánh lạc hướng theo dõi của chúng ta.- Dạ, nó mướn đánh lạc hướng của ta. Anh xem cái này nè.Thiếu tá Ban móc ra trong cặp táp ra một xấp ảnh khổ lớn phóng ra từ những tấm vi phim:- Đây là những tài liệu mật của thông tín viên nằm vùng trong căn cứ Việt cộng chụp được của một tên cán bộ Việt cộng cỡ bự. Thông tín viên của ta đã dùng tiền mua chuộc được sự thân tín với hàng lãnh đạo cao cấp trong căn cứ Việt cộng nên mới tiếp cận được tài liệu tối mật này. Những tài liệu này xác định thằng An là ai. Đề nghị anh chi thêm khoản thưởng cho thành tích này.- Ok. Mấy chú làm việc hiệu quả, tổng thống sẽ không tiếc tiền đâu.Quang chăm chú đọc hết các tài liệu phóng ảnh rồi thốt;- Hóa ra thằng An đã báo cho tụi Việt cộng thủ tiêu hai nhân viên của ta theo dõi thằng Khánh Duy. Thằng này ác thiệt!- Bây giờ làm sao?Quang đùn những tảng mỡ trên gương mặt:- Cho nó thưởng thức mùi vị một vụ tai nạn.- Nó là người của CIA. Nếu ta thủ tiêu nó, tụi CIA sẽ làm khó dễ với ta.Quang suýt buộc miệng nói “Tao cũng là người CIA” nhưng gã kịp đổi bằng câu nói khác:- CIA không phải Phật trăm tay nghìn mắt.- Nhưng một con mắt trông thấy ta thu xếp vụ này cũng đủ rắc rối.- Hãy gắn cho xác chết một vụ tự tử vì tình.- Vâng, thưa thiếu tướng.Thiếu tá Ban rùng mình khi nhớ lại màn kịch phá án buôn lậu ma túy mà gã được Thiệu giao đóng vai chính. Nhờ vai đó mà gã được giao nhiệm vụ chỉ huy tổ Tulip Đen đặc trách tình báo cho Thiệu. Lúc bấy giờ Ban chỉ là một nhân viên ngáp ruồi ở văn phòng Bài trừ Ma túy của Tổng nha Cảnh sát.Một ngày nọ, Ban nhận được lệnh trực tiếp của Fred Dick – chuyên viên đặc trách Bài trừ Ma túy Mỹ ở Việt Nam - phải đi Rạch Giá thực hiện chuyến công tác đặc biệt. Ban còn nhớ chính xác, đó là ngày 24.7.1971.Khi đã ngồi yên trên chuyến trực thăng đang trực chỉ hướng Rạch Sỏi, Ban mới nhận ra ngoài gã và Dick còn có hai gã người Mỹ khác, đò là đại tá Pramual Vangibandhu – chuyên viên Bài trừ Ma túy của Thái Lan và William Wanzech – chuyên viên Bài trừ Ma túy quốc tế của Mỹ. Đến Rạch Sỏi, qua trao đổi nhanh với 3 gã Mỹ, Ban mới biết mục đích chuyến đi này là vồ nóng Tăng Hải - một gã Ba Tàu, mắt xích quan trọng trong một đường dây vận chuyển lậu ma túy tầm cỡ quốc tế có liên qaun đến Hải quân Việt Nam Cộng hòa.Đại tá Pramual cho biết, y đã cài được một điệp viên của lực lượng Bài trừ Ma túy Thái vào làm tài công cho một chiếc tàu đánh cá chuyên chở ma túy từ Thái vào Việt Nam. Gã điệp viên tài công cho biết đã có một chuyến hàng lớn ma túy nhập trót lọt vào Việt Nam từ lâu nhưng thân phận tài công không đủ để gã biết địa chỉ cất giấu cụ thể ở đâu. Gã chỉ biết, một nhân vật đầu mối chính của đường dây là có tên là Tăng Hải, cư ngụ tại Rạch Sỏi chỉ huy cuộc vận chuyển số hàng này.Ngay buổi sáng hôm đó, được sự yểm trợ của một đại đội cảnh sát dã chiến, Ban cùng với 3 gã Mỹ bất bất ngờ đột nhập ngôi nhà của Tăng Hải.Tăng Hải vắng mặt, chỉ có cô em gái của Tăng Hải sợ hãi đến quíu cả chân tay. Cô gái cho biết Tăng Hải đang nhậu với bạn bè ở một ngôi nhà tại Bến Cá.
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #25 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 12:42:01 am »
Khi một cảnh sát được phân công đi do khám ngôi nhà đang diễn ra cuộc nhậu trở về báo cáo, đám quân của Ban mới hoảng vía nhận ra cuộc nhậu ấy bảo vệ bởi một đại đội binh sĩ hải quân trang bị vũ khí tận răng sẵn sàng nã đạn vào bất cứ ai bén mảng đến gần. Bọn của Ban bàn với nhau: “Nếu không vồ Tăng Hải để làm ra chuyện thì coi chừng Tăng Hải sẽ phản đòn vụ khám xét nhà. Nếu vồ bằng võ lực thì sẽ tốn nhiều máu với đám binh sĩ hải quân đang bảo vệ”. Cuối cùng, Ban bặm gan xung phong đóng vai một người ở Chợ Lớn đi móc nối mua ma tuý qua sự giới thiệu của một thành viên thuộc ban T iều Châu Náng. Tiều Châu Náng là một ban hội lớn của người Việt gốc Hoa, cư ngụ khắp Chợ Lớn chuyên tổ chức những phi vụ làm ăn phi pháp.Sau khi trân mình cho lính hải quân dùng mũi súng khám xét khắp thân thể, Ban mới được lọt vào ngôi biệt thự gặp Tăng Hải và đại uý Hai, chỉ huy trưởng căn cứ hải quân Rạch Sỏi. Là một con cáo già, Tăng Hải không dễ bị Ban dụ nhưng đại uý Hải đã ngửi thấy mùi tiền nên hùng hổ bảo: “Ở vùng trách nhiệm hải quân này, tôi là vua, tôi bảo kê thì chú Hải không sợ ai cả. Nếu ra khỏi vùng này thì có vua Thiệu. Ai ho he gì cứ nói, đây là nhiệm vụ đặc biệt cho tổng thống”.Ngay sau đó, Hai ra lệnh cho tài xế riêng đánh chiếc xe Jeep của hắn có cắm cờ ưu tiên của phủ tổng thống có chở Ban và Hải đi xem hàng. Nghe Hai nói cứng, lại thêm hơi men bốc, cái đầu cáo của Tăng Hải ngủ quên. Tăng Hải chịu dẫn Ban đi xem hàng. Khi chiếc xe Jeep ra khỏi ngôi biệt thự non 1km lực lượng cảnh sát nhào ra vây. Tăng Hải và gã tài xế bị trói gô lại như heo. Lực lượng binh sĩ hải quân nghe tin Tăng Hải bị bắt đã xách súng ùa ra. Ban và đồng bọn lấy xe Jeep chở “tù binh” tháo chạy như điên. Ban và 3 gã Mỹ vừa tháo chạy vừa bắn trả đám truy đuổi. Cuộc rược đuổi kinh hoàng như phi. Chiếc xe Jeep quẫn thế chạy thẳng vào một căn cứ thủy quân lục chiến của Mỹ đóng gần đó mới thoát được sự truy đuổi. Chỉ tội cho đám cảnh sát dã chiến bị đám lính hải quân trói gô bỏ nằm lăn lóc ven đường.Nhờ uy tín của William, bọn Ban mượn được một chiếc trực thăng của đơn vị thuỷ quân lục chiến này chở Tăng Hải thẳng ra Phú Quốc điều tra. Tại Phú Quốc, sau khi ăn vài cú đá thốc của Ban, Tăng Hải khai tuồn tuột đường dây buôn ma tuý. Ngày hôm sau, Ban yêu cầu binh sĩ thủy quân lục chiến hỗ trợ khai quật một căn hầm ở cụm rừng chồi Rạch Sỏi tịch thu cả trăm kilôgam ma tuý. Qua thẩm vấn Tăng Hải, Ban rùng mình khi biết được đường dây buôn bán ma tuý được hình thành từ năm 1970 ở Chợ Lớn do một “tài cố” tức đại ca có cái tên quốc tế là “Mr. Big” cư trú tại Bangkok xây dựng.Ban đầu “Mr. Big” ở Bangkok bắt liên lạc với một “tài cố” tên Trần Minh núp dưới cái vỏ của một ông chủ một lò sản xuất đồ chơi bằng nhựa ở Chợ Lớn. Trần Minh là một trong những mạnh thường quân chính đã tài trợ tiền cho Nguyễn Văn Thiệu tranh cử tổng thống. Đường dây vận chuyển ma tuý của Trần Minh nhanh chóng hình thành nhờ có sự trợ lực của hải quân Vùng 4. Hầu hết các chuyến tàu chở ma tuý hoá trang tàu đánh cá từ Thái Lan vào Việt Nam bằng đường biển đều được tàu hải quân hộ tống. Tàu chở ma tuý không cập bến Rạch Sỏi mà neo đậu tại đảo Hòn Cổ Tron có tên quốc tế là Poulo Dama. Tăng Hải sẽ điều động tàu đánh cá từ Rạch Sỏi ra áp sát để nhận hàng đưa vào chôn ở một cánh rừng chồi ở Rạch Sỏi. Tại đây, ma tuý được phân nhỏ ra gói vào bọc nylon rồi nhét vào những quả dừa khô rỗng ruột. Những quả dừa khô này sẽ được các tàu nhỏ theo đường sông về Sài Gòn cặp Bến Chợ Lớn.Trở về Sài Gòn ngay trong ngày 25.7.1971, lực lượng hỗn hợp Bài trừ Ma tuý Mỹ – Việt bất thần khám xét căn nhà của tay ba tàu Trần Minh ở Chợ Lớn, tịch thu được 51kg bạch phiến và 334kg nha phiến, đồng thời truy quét bắt giữ 60 đồng bọn có liên quan.Để bắt giữ đám sĩ quan hải quân và cũng để nhận được lời khen tặng, Ban làm báo cáo gởi lên Phủ Thổng thống xin ý kiến. Không ngờ nưa đêm đó, Ban nhận được điện thoại của cố vấn an ninh là tiếu tướng Quang yêu cầu mang toàn bộ hồ sơ vụ án ma tuý vào Phủ Tổng thống gấp.Tại phòng họp Phủ Tổng thống, chỉ có Quang và Ban. Quang không để Ban báo cáo toàn bộ sự việc mà cứ ca cẩm về sự cần thiết chi phí cho hệ thống tình báo bảo vệ sự an nguy cho chế độ. Cuối cùng, Ban lạnh tóc gáy nhận lệnh: Tiêu huỷ tại chỗ toàn bộ hồ sơ vụ án.Ngay hôm sau, Ban lại lạnh tóc gáy lần nữa khi đọc báo thấy Quang ra thông cáo báo chí: Ủy ban phối hợp Bài trừ ma tuý Mỹ – Việt đã phá một vụ án buôn lậu ma tuý do Cộng sản cầm đầu.Ngay sau đó là một chuỗi các vụ ám sát bí ẩn nhắm vào các sĩ quan hải quân thuộc Vùng 4, trong đó có đại uý Hai. Viên sĩ quan hạm trưởng lực lượng Giang Đỉnh đặt nhiệm 211, trách nhiệm vùng hải phận Rạch Sỏi bị điều đi tham dự một khoá chỉ huy hải quân dài hạn ở Mỹ. Tăng Hải được trả tự do rồi bị một xe tải cán chết ngay sau khi rời trại giam vài trăm nét. Lúc đó, Ban mới lạnh người nhớ ra chiếc xe Jeep chở đại uý Hai có cắm cờ ưu tiên của Phủ Thổng thống.Còn đang sợ hãi không biết khi nào đến lượt mình thì Ban được chính Quang trao tay một món tiền lớn, yêu cầu Ban bàn giao công việc bài trừ ma tuý cho một đồng sự khác rồi nhận lệnh điều động sang chỉ huy điệp vụ Tulip Đen.Gã nén tiếng thở dài, trả lời Quang dứt gọn:- Đêm nay, thần chết sẽ đón rước thằng An trọng thể.Ban rời xe. Quang ngửa cổ nhắm mắt nghĩ đến món tiền thưởng kếch xù của Thiệu
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #26 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 01:27:52 am »
Chương 16:Mười Thắng đứng lên múa vài đường quyền cho giãn gân cốt rồi ngã người xuống chiếc võng dù mắc giữa hai cây cột nhà, lim dim mắt kiểm điểm lại công việc. Tin mới của cụm tình báo A22 Trung ương Cục vừa gởi về cho biết, Mỹ sẽ ném bom miền Bắc để làm áp lực tại bàn đàm phán hòng ép ta chấp nhận những điều khoản có lợi cho chúng. Ta cương quyết không nhân nhượng. Đất trời này, tổ quốc này là của ta, chúng chỉ là kẻ xâm lược. Chúng không có quyền đòi hỏi ta phải làm thế này, thế nọ. Chúng chỉ có một con đường duy nhất là trả lại hoà bình, độc lập, tự chủ cho ta.T4 chỉ đạo cụm của anh gấp rút hoàn thành khâu tổ chức mạng lưới để kịp hành động đối phó với thủ đoạn mới của Mỹ. Công văn nhấn mạnh, địch đang thúc ép ta bằng quân sự hùng mạnh, ta thúc ép địch trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và nghiệp vụ. Mảng quân sự ta đã có lực lượng giải phóng đảm nhiệm. T4 cần góp lửa với Trung ương Cục mảng chính trị đấu tranh quần chúng và điệp vụ trong lòng địch tại Sài Gòn. Dư luận bạn bè quốc tế và dư luận nhân dân Mỹ đã lên tiếng chỉ trích địch. Mảng chính trị quần chúng đang chờ Cụm tham gia.Anh chỉ cho phép mình hoàn tất mạng lưới tổ chức trong một tháng.Bức điện mã mới nhất của Ba Hoàng gởi về khiến anh rất vui. Gã tình báo mặt thịt đã bị chính đồng bọn của gã “thiến” gọn. Gã điệp viên của địch cài vào cụm dân cư của ta ở Bến Cầu cũng bị lực lượng an ninh địa phương tóm gọn di lý về Ban an ninh Trung ương Cục để sử dụng cho một kế hoạch phản gián.Những hạt nhân đầu tiên của A10 đã có vỏ bọc an toàn nhất. Hệ thống lưới bắt đầu hình thành.Một vài ý tưởng lóe sáng, Mười Thắng chồm dậy lấy viết vẽ nhanh một phác họa sơ đồ lưới.H1, tức Năm Quang cần móc nối và kích hoạt nhanh điệp vụ điều phối nhóm báo chí nội đô tiếp cận tướng Dương Văn Minh để chuẩn bị bắt tay với một số nhân vật chính trị đối lập trong chính quyền Thiệu.Ở đường dây này, anh chú trọng đặt biệt đến Họa sĩ Ớt, tức nhà báo Huỳnh Bá Thành. Khi Năm Quang báo cáo tìm được một nhân vật có thể tạo một đầu mối báo chí là ký giả Huỳnh Bá Thành thì Mười Thắng nhờ ngay đến đàn anh nổi tiếng vẽ giỏi học cùng chung trường trung học Phan Chu Trinh ở Đà Nẵng. Hiện giờ, Huỳnh Bá Thành đang là giám đốc kỹ thuật tờ Điện Tín – một tờ báo độc lập. Hồi còn phụ trách tổ ám sát ở cánh liên quận, Mười Thắng đã có dịp biết Huỳnh Bá Thành khi ấy cũng là một thành viên thuộc cánh của anh Ba Khoa. Năm 1969, Ba Khoa bị địch bắt trong một chuyến công tác, từ đó Huỳnh Bá Thành bị đứt liên lạc.Mười Thắng đã yêu cầu Ba Hoàng kiểm tra, xác minh thời gian Huỳnh Bá Thành đứt liên lạc, đồng thời xem Bá Thành có bị địch theo dõi không. Qua báo cáo xác minh của Ba Hoàng, anh vui mừng nhận thấy Bá Thành là một đảng viên trung kiên, vẫn đang hướng lòng về cách mạng. Mười Thắng quyết định yêu cầu Năm Quang móc nối Bá Thành thành một đầu mối. Lợi thế của Bá Thành là đang hoạt động công khai trong vai trò là một ký giả, họa sĩ biếm họa nổi tiếng trong giới báo chí Sài Gòn, có nhiều mối quan hệ, ảnh hưởng trong giới trí thức, ký giả và các nhân vật chính trị. Mười Thắng vẽ một mũi tên nối cụm từ “H1” đến cụm từ “F1 - Ớt” rồi vẽ mũi tên nối cụm từ “F1 – Ớt” đến cụm từ “Big Minh - lực lượng chính trị đối lập Thiệu”.Xuống dòng thứ hai, Mười Thắng viết cụm từ “H2 – Hai Phương” rồi bỏ lửng, suy nghĩ. Mười Thắng biết Hai Phương từ rất lâu. Hiện Hai Phương là ký giả tự do viết cho rất nhiều tờ báo và nhiều mối quan hệ trong giới chính trị Sài Gòn. Hai Phương sẽ làm tốt vai trò hậu thuẫn cho Bá Thành trong thời gian tới. Trước mắt Hai Phương cần sử dụng những mối quan hệ của mình bí mật tạo một hàng rào chính trị bao bọc Bá Thành.Ngay sau Tổng tấn công MậuThân, tại Sài Gòn, một tổ chức có tên gọi là “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam” hình thành tập hợp tất cả các thành phần chủ trương độc lập dân tộc, dân chủ, trung lập và hòa bình do luật sư Trịnh Đình Thảo khởi xướng. Tổ chức này bao gồm rất nhiều chính khách. Trong đó, có những người từng là quan chức cấp cao của Việt Nam Cộng hòa đệ nhất đang sống lưu vong ở Pháp, các vị chức sắc tôn giáo, các vị dân biểu xã hội và có cả người của ta ẩn nấp trong các vỏ bọc. Hai Phương cần tiếp cận để phân loại từng nhân vật, đồng thời nắm bắt ý đồ chính trị của từng nhóm.Dòng thứ ba, Mười Thắng viết “H3 – Ba Hoàng”.Mười Thắng rất mừng khi Ban An ninh T4 chuyển giao Ba Hoàng vào Cụm A10. Vừa tiếp nhận, Mười Thắng giao cho Ba Hoàng nhiệm vị trinh sát thẩm tra nhân thân những thành viên chuẩn bị tham gia hoạt động cho A10. Ngoài ra, Ba Hoàng còn theo dõi, bảo vệ những đầu mối này. Mặc dù hầu hết những người được chọn đưa vào Cụm làm đầu mối đều là bạn bè quen thân và đồng hương Quảng Nam nhưng Mười Thắng vẫn phải cẩn trọng.Ba Hoàng tỏ ra xuất sắc và có năng khiếu trong nhiệm vụ mới. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ba Hoàng đã làm được nhiều việc. Đáng chú ý nhất là, Ba Hoàng đã xác minh xong lai lịch ký giả Hai Phương, cảm hóa cách mạng được một kỹ sư đang làm việc ở văn phòng phó thủ tướng đặc trách kinh tế. Ba Hoàng còn xây dựng, giáo dục cảm tình cách mạng được một số sinh viên yêu nước. Trong số đó, có 3 người mới vừa tốt nghiệp Học viện Quốc gia kỹ thuật Phú Thọ. Với tuyến lưới mới này, Mười Thắng yêu cầu Ba Hoàng đưa cả ba sinh viên này thi tuyển vào Công ty Harris Cooperation – thực chất là cơ quan tình báo kỹ thuật của Mỹ, tức Trung tâm khai thác tài liệu tổng hợp thuộc Phòng 7, Nha Kỹ thuật, Bộ Tổng Tham mưu đóng trụ sở trong sân bay Tân Sơ Nhất. Và cả ba đều trúng tuyển. Ba Hoàng còn tổ chức được một sơ sở làm việc cho Đài phát thanh chiến tranh tâm lý “Mẹ Việt Nam” – một đơn vị ngoại vi của tình báo quân đội Mỹ; một tuyến cơ sở nằm vùng trong Nha Cảnh sát Đô Thành.Mười Thắng vẽ một mũi tên nối “H3” với “F7”, “F8” và “F9”. Sau “F7” là một mũi tên kéo dài đến “HC” tức Công ty Harris Cooperation. Sau “F8” là “Nha Cảnh sát” …Anh nhìn sơ đồ thật kỹ, bật quẹt châm lửa đốt miếng giấy phác thảo rồi quay máy hữu tuyến gọi một chiến sĩ cơ yếu sang. Mấy phút sau một anh thanh niên trẻ xuất hiện nơi cửa. Mười Thắng mỉm cười nói với anh thanh niên trẻ:Anh gởi vào thành cho tôi dòng tin này nhé: “Tiếp cận nhanh F1. Triển khai mạng lưới”.Anh thanh niên trẻ nhận lệnh:- Báo cáo thủ trưởng, rõ!Cánh rừng Tà Săng hôm nay thật tươi. Hàng chục loại chim trên từng ngọn cây líu tíu hòa điệu một bản nhạc như chào đón một cánh quân sắp vào trận. Mười Thắng khoái nhất tiếng hót “tù… hút… tù… hu” của một con chim mà anh chưa biết tên. Tiếng “tù… hút… tù… hu” của nó nghe sao mà bí ẩn, thâm u, thê lương. Anh định bụng sẽ hỏi mọi người coi nó là con chim gì.
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #27 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 01:31:03 am »
Chương 17:Cái vẻ ngoài của tiệm may Tuấn Veston cũng giống như bao nhiêu tiệm may khác ở cái đất Sài Gòn đỏm dáng, điệu đàng này: Cái tủ kính to tướng chiếm mất 90% cửa tiệm, trong tủ kính có mấy gã ma nơ canh bận veston nhìn trừng trừng ra đường, tấm biển hiệu to đùng nằm chắn ngang trên mái hiên.Một thiếu phụ xinh đẹp đứng cạnh chiếc tủ kính, chắn hẳn lối vào, giương đôi mắt trong vắt nhìn chăm chăm vào vị khách lạ:- Anh may đồ?Năm Quang xoa tay:- Dạ. Tôi muốn may một bộ bà ba để đóng kịch.Thiếu phụ mỉm cười:- Tiệm may chúng tôi chỉ nhận may đồ vest cho các vị dân biểu quốc hội, không nhận may đồ bà ba. May đồ bà ba tiền công rẻ lại bị cảnh sát cho là may đồ cho Việt cộng nên tụi tôi không nhận.- Nhưng tôi may phục trang để đóng kịch thôi mà. Bao nhiêu tiền công tôi cũng trả. Chị yên tâm, tôi là bạn của Hoạ sĩ Ớt.Năm Quang chìa một mẫu giấy nhỏ cắt ra từ tờ báo Điện Tín. Mẫu báo là bức biếm hoạ vẽ chân dung méo mó của Nguyễn Văn Thiệu. Nhận ra ám hiệu, thiếu phụ trẻ chìa tay mời:- Vậy anh vào nhà uống nước để tôi hỏi ý kiến anh Thành.Năm Quang thở phào bước theo chân thiếu phụ trẻ vào nhà. Chiếc cầu thang hẹp dẫn lên căn gác nhỏ. Bên trong căn gác tối, một người thanh niên cao, gầy ngồi lọt thỏm giữa hàng đống sách vở ngổn ngang, đang cắm mặt vào bàn làm việc. Nghe tiếng động, Bá Thành ngẩng mặt lên rồi há hốc miệng, thốt:- Ý trời! Khánh Duy! Hoá ra là mày.Năm Quang và Bá Thành vòng tay ôm nhau mừng rỡ. Thiếu phụ trẻ nghe Bá Thành gọi tên Khánh Duy cũng vui ra mặt:- A! Hóa ra anh là bạn học của ông xã em.Bá Thành buông Năm Quang, nhìn về hướng vợ:- Nó đó. Cái thằng tông cột đèn là nó đó.Thiếu phục trẻ cất tiếng cười giòn:- Em nghe ông xã em kể về anh nhiều, nay mới gặp mặt. Nhìn anh có vẻ gì là tông cột đèn đâu.Năm Quang cười lớn:- Chứ chị có thấy ông xã chị còn mò theo mấy cô gái lén cột vạt áo dài người ta vô ghế không? Chuyện thời học trò, hơi đâu chị thắc mắc. Hà hà hà!Bá Thành khoát tay bảo vợ:- Chuyện xưa em đừng gợi, kẻo thằng này khai hết tật xấu của anh. Em pha cho anh ly cà phê đen để hối lộ cho cái miệng của nó.Chờ cho vợ rời đi, Bá Thành kéo Năm Quang ngồi bẹp xuống nền:- Mặt trận cử mày đến tìm tao?Bá Thành không kiềm chế cơn háo hức đang dâng trào trong lòng. Hiểu được tâm trạng của bạn, Năm Quang gật đầu xác nhận:- Chứ còn phải hỏi.- Tao bị bỏ rơi hơi lâu đó.Bá Thành với tay rút một quyển sách nằm dưới chồng sách hổn độn rút ra tấm thẻ màu đỏ:- Thẻ Đảng của tao vẫn còn đây.Nhận ra trong câu nói có hơi hướm giận dỗi, Năm Quang xoa vai bạn cất giọng Quảng đặc sệt:- Mần cách mạng mà kêu ca chi bây! Chừ tao hỏi mi, có dám bỏ hết sự nghiệp, địa vị mi đang có để vào bưng kháng chiến không hỉ?Bá Thành trầm ngâm.Sinh ra ở vùng quê nghèo kháng chiến, từ nhỏ anh đã thấu đáo những gian khổ bưng biền của người làm cách mạng. Anh không ngại gian khổ. Thuở còn là anh cu nhóc giao liên, nhiều lần anh đòi vào hẳn trong rừng cầm súng trực tiếp chiến đấu, các chú khuyên dạy: “Một chiến sĩ cầm súng giỏi chỉ có thể giết vài tên địch trong một trận đấu. Một người chiến sĩ trí thức giỏi có thể giết được cả chế độ địch”. Thấm hiểu lời khuyên dạy đó, dù nghèo, anh vẫn cố gắng học. Khi về Sài Gòn học, không cưỡng được khí thế đấu tranh biểu tình trực diện với địch, anh đã hùng hục tham gia phong trào. Anh sợ mình rớt lại phía sau. Anh chủ động tìm gặp anh Ba Khoa - một đồng hương xứ Quảng mà anh biết chắc là người của lên quận - để xin được nhận nhiệm vụ công tác. Qua chỉ đạo trực tiếp của anh Ba Khoa, anh ngấm ngầm khích động sinh viên biểu tình chống chế độ. Cảm thấy những lời truyên truyền chưa đủ thuyết phục, anh đã sử dụng tính hài hước của mình vẽ những bức họa châm biếm kể tội Mỹ rồi dán khắp các bức tường ở trường. Anh đổ hết lòng căm thù giặc của mình vào những bức hoạ châm biếm sâu cay ấy. Anh không ngờ những bức hoạ ấy lại được các bạn sinh viên ủng hộ. Anh không ngờ nét cọ của anh lại là một thứ vũ khí chọc trúng tim đen của bọn cầm quyền Sài Gòn.Thấy một số báo có sử dụng các bức hoạ, anh thử gởi cộng tác. Để trở thành một ký giả nổi tiếng, anh đã phải cố gắng rất nhiều. Từ một thằng con trai quê nghèo, không thân, vô thế, nhờ nét cọ độc đáo anh trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người căm ghét chế độ Thiệu. Tranh của anh chỉ nhắm chủ yếu vào hai mục tiêu: Tổng thống Thiệu và Tổng thống Nixon. Bức hoạ vẽ Nixon nằm trong quan tài không đậy nắp, thò tay ra ngoài kéo Thiệu cùng vào. Tổng thống Nixon sắp phải từ chức vì vụ scandal ở Watergate. Nixon ra đi sẽ kéo theo Thiệu. Khi nghe tin vụ lính Mỹ thảm sát ở Sơn Mỹ, lòng anh đau xé. Anh trút hết căm hờn vào bức hoạ vẽ tên trung uý đồ tể William Calley mặc một bộ sĩ quan đại lễ với từng cái cúc áo là sọ người.Thế rồi, Tổng tấn công Mậu Thân nổ ra. Người chỉ huy trực tiếp của anh bị địch bắt. Anh trở thành kẻ bơ vơ, lạc lõng.Trong khi chờ đợi được móc nối lại, anh vẫn phải tiếp tục chiến đấu đơn độc trong trận địa của riêng mình. Anh vừa chửi địch bằng những bức biếm hoạ vừa khéo léo để mắt đến những ký giả tiến bộ, bất mãn chế độ để chờ dịp lôi kéo họ về phía mình.Sống trong lòng địch, cũng có khi anh phải đối diện với những tình huống khó xử. Anh tìm cách cộng tác với nhiều tờ báo để những bức vẽ hạ uy tín chế độ của mình được lan toả rộng trong đủ mọi giới. Lúc cộng tác với tuần báo Đại Dân Tộc, tay chủ nhiệm yêu cầu mỗi kỳ báo anh phải có một biếm hoạ chính trị – xã hội ở trang nhất. Một lần tay chủ nhiệm báo – có lẽ được lệnh của bọn Cảnh sát – yêu cầu anh vẽ một biếm hoạ chống Cộng thật cụ thể. Nếu từ chối, chúng sẽ nghi ngờ anh “có liên quan đến Việt cộng”. Nếu thực hiện thì lương tâm của một đảng viên không cho phép. Anh đành phải tự tạo một tai nạn giao thông gãy chân để có cớ từ chối. Anh thà gãy chân chứ không chống lại mục tiêu của chính anh.Bên cạnh việc vẽ biếm hoạ, anh còn viết biếm luận bằng bút hiệu “Hai Mã Tấu” cho mục “Ăn thua đủ” đăng hàng ngày trên trang nhất báo Điện Tín và mục “Tin trời đánh” với bút hiệu “Năm Trật Búa” để chửi mắng, vạch trần những âm mưu thủ đoạn của địch.
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #28 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 01:33:15 am »
Năm Quang nheo mắt nói tiếp:- Tao hiểu lòng mày. Tao không vòng vo nữa. Hôm nay, theo chỉ đạo của T4, tao đến hỏi lại mày một lần nữa: Mày có muốn nhận nhiệm vụ mới không?Bá Thành nhăn mặt:- Mày hỏi tao một câu đại loại như vậy một lần nữa, thì đừng có trách tao sao khoái đánh lộn nghen Khánh Duy.Thấy chọc bạn đã đủ, Năm Quang thủng thẳng nói:- Trước diễn biến chính trị hiện thời, T4 yêu cầu mày nhận nhiệm vụ mới: điệp viên.Bá Thành la hoảng:- Mày lại nói chơi?- Tao đang nói nghiêm túc. Chuyện này không thể đem ra đùa.- Nhưng tao biết gì về nghiệp vụ tình báo, điệp báo? Tao chỉ biết vẽ và làm báo thôi. Thôi, thà giao tao ôm bom tiến thẳng vô tòa đại sứ Mỹ tao làm được chứ chuyện này…- Các chú, các anh lãnh đạo T4 không phí phạm một nhân tài như mày đâu. Nghe tao nói hết đã. Hiện nay chính phủ Thiệu dồn tất cả nỗ lực xúi giục Mỹ ném bom miền Bắc đồng thời trì hoãn cuộc hòa đàm tại Paris. Ông Thiệu phủ nhận sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng miền Nam và chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, ngoan cố không chấp nhận giải pháp hòa bình. Ông ta muốn kéo dài chiến tranh để được làm tổng thống. Nhiệm vụ trước mắt của tụi mình là thúc đẩy quá trình chấm dứt chiến tranh, thương lượng hòa bình thông qua việc đề cao tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc. Mày thấy không, tất cả người Việt Nam đều mong mỏi chờ đợi sự rút quân của Mỹ để kết thúc chiến tranh. Trong khi đó, bọn bồi bút ăn cháo Mỹ lại hòa điệu với Thiệu không chịu giải pháp hòa bình cho Việt Nam tại Paris. Nhiệm vụ đầu tiên của mày là phân tích cho quần chúng thấy rõ mưu toan kéo dài chiến tranh của Thiệu để đập lại lập luận của bọn bồi bút. Ngoài ra, với tư cách ký giả, mày lân la vào dinh Hoa Lan kết thân với tướng Minh để tìm hiểu các thế lực chính trị đang bao quanh ổng. Mày muốn làm kiểu gì thì làm miễn đạt được những mục tiêu quan trọng trước mắt như thế. Nhiệm vụ kế tiếp sẽ được truyền đạt sau. Tao nghĩ, mấy mục tiêu đó đều nằm trong khả năng của mày. Điều cách mạng cần ở mày là lòng nhiệt tình. Hết.Bá Thành đưa tay mân mê cằm:- Vậy là nhiệm vụ tình báo đó hả? Tao chưa thấy trên thế giới này có đất nước nào làm tình báo kiểu vậy cả.- Đừng áp đặt tình thế của đất nước ta vào bất kì đất nước nào khác. Như thế là chủ quan đấy.- Nhưng đó là hoạt động chính trị chứ có phải làm tình báo đâu.- Mày đừng bảo thủ. Trên bàn cờ chính trị miền Nam hiện tại, tình báo chính trị là cần thiết. Mày tin tao đi. Đây là nhiệm vụ của cụm trưởng tình báo A10 giao cho mày, tao chỉ là người truyền đạt. Nếu mày không nhận, tao sẽ giao nhiệm vụ cho người khác.- Ê! Đừng có chơi chiêu khích tướng với tao. Tao đồng ý nhận nhiệm vụ. Tao nhận không phải vì mày khích mà vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì vận mệnh đất nước. Vì sự nghiệp cách mạng dân tộc, tao sẵn sàng hy sinh tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu đó là nhiệm vụ tình báo thì tao đã có sẵn một bản báo cáo tình hình chính trị chung trong giới dân biểu, ký giả. Tao sẽ giao này cho mày ngay để gởi về cụm trưởng. Mục tiêu kia tao cần chỉ đạo cụ thể, chung chung khó làm lắm. À mà này, tao được quyền hỏi những việc liên quan đến nhiệm vụ chứ?- Mày gàn quá! Thắc mắc gì cứ hỏi, bày đặt trịnh trọng hóa vấn đề.- Hì hì hì! Việc đập lại các tờ báo hùa theo Thiệu là chuyện tao vẫn làm hàng ngày. Việc nắm bắt ý đồ chính trị của Thiệu là chuyện thường ngày của tao. Mấy chuyện này là lặt vặt. Chuyện này mới lớn nè. Mày có nhận thấy Thiệu đang cuống quýt, quắn đít không?- Tao có gặp Thiệu bao giờ đâu mà biết ông ta đang cong đít hay quắn đít.- Thôi để tao nói luôn. Có thông tin Mỹ sẽ hậu thuẫn cho một cuộc đảo chính vào tháng Mười.Năm Quang gần như nhảy nhổm:- Hả? Đảo chính?- Khoan mừng vội. Chỉ là của cà rốt và cây gậy của chú Sam thôi. Thiệu không chịu ngồi vào bàn đàm phán Paris, Mỹ sẽ đảo chính thật. Nếu Thiệu ngoan ngoãn, Mỹ sẽ cho ăn cà rốt tiếp. Thiệu vừa muốn ăn cà rốt vừa không muốn ngoan ngoãn. Suốt mấy tháng nay Thiệu cứ mặc cả với Mỹ. Theo cánh ký giả quốc tế thường lui tới bar Gir bàn tán thì Mỹ sẽ ủng hộ Thiệu một cú chót, một cú cuối cùng, đó là đánh bom miền Bắc lần hai. Ngay lúc này, nếu ta đập Thiệu một cú scandal thì ván cờ giữa Thiệu và Mỹ rất hấp dẫn.- Chuyện đánh bom miền Bắc thì tao đã biết nhưng chuyện scandal thì sao?- Tao có hồ sơ vụ bà Sáu Thiệu buôn lậu. Tao sẽ tung hệ vụ này cho cánh ký giả. Nhưng tao không biết nêu vụ này lên báo có ảnh hưởng gì đến hoạt động của Cụm không? Đề nghị mày hỏi Cụm.- Tao sẽ hỏi Cụm và trả lời mày trong thời gian sớm nhất.Vợ Bá Thành mang khay cà phê lên, thấy hai người đang bàn luận sôi nổi, chị tế nhị rút lui. Bá Thành nhấp một ngụm cà phê đen, châm thuốc hút rồi nói:- Sếp cụm trưởng của mình là ai vậy?Năm Quang suýt buột miệng nói ra cái tên Minh Trí nhưng kịp dừng lại. Anh biết, nếu nói ra Bá Thành sẽ rất mừng. Nhưng nguyên tắc là nguyên tắc, anh nhún vai:- Để đảm bảo an toàn, mày chỉ cần biết tao thôi.- Cách liên lạc ra sao?- Mày cần sử dụng biệt danh Ba Trung. Mày chỉ được phép liên lạc khi nhận được đúng mật hiệu. Nếu trễ hẹn liên lạc, xem như có nguy hiểm, tao và mày không quen biết nhau. Khi an toàn, Cụm sẽ chủ động liên lạc lại. Mày không được tự ý liên lạc lại với Cụm. Nếu mày trễ hẹn liên lạc, tức là mày cảm thấy nguy hiểm, Cụm sẽ chủ động cắt liên lạc với mày và chờ mày chủ động liên lạc lại. Cách làm như thế. Ok?- Ok.- Kể như xong. Đêm nay tao ngủ ở đây với mày tâm sự loài chim biển cho đã rồi ngày mai ta bắt đầu vào trận. Sẽ ít có dịp gặp nhau đấy.Bá Thành bá vai bạn:- Thiệu sắp ngủm cù đeo rồi. Mày yên chí lớn đi.Hai người bạn bá vai nhau cười vang.
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong Thành viên * Bài viết: 828
Re: Điệp báo A10 « Trả lời #29 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2017, 01:38:13 am »
Chương 18:Những đám mây đen bao phủ khiến bầu trời tối sầm, báo hiệu một cơn mưa mùa rất lớn chực chờ ập xuống Sài Gòn. Trong cái vẻ cáu kỉnh của tiết trời, những tiếng sấm ì ầm pha trộn tiếng súng đại bác vẳng từ xa xôi khiến phòng họp trong dinh Độc Lập càng oi bức, ngột ngạt. Máy lạnh chạy hết công suất vẫn không đủ sức mang thời tiết mùa thu mát mẻ ở Washington theo nhân ngài Ngoại trưởng Kissinger vào trong phòng họp. Kissinger mở banh hết các nút áo vest, kéo rộng nút thắt cravat, nhìn chăm chắm Thiệu, thở thì phò sệt giọng Mỹ:- Tôi muốn Tổng thống nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh.Không chờ Nhã phiên dịch, Thiệu nhìn thẳng vào cái mũi khoằm của Kissinger, trả lời bằng tiếng Việt:- Tôi là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa chứ không phải thống đốc bang Hoa Kỳ, thưa ngài. Vì thế, tôi vẫn sẽ chỉ nói bằng thứ tiếng mẹ đẻ của tôi. Nếu thích, ngài hãy cùng tôi nói tiếng Việt.Kissinger nhướn mày chờ Nhã phiên dịch lời Thiệu nói sang tiếng Anh. Nhã cố ý nói giọng đặt sệt London.Kissinger nhìn cái trán bướng bỉnh của Thiệu rồi đưa tay nới rộng thêm nút thắt cravat. Ông ta khá bực mình. Chuyến ngoại giao này đã được báo trước hơn một tuần lễ, ấy vậy mà khi đến Sài Gòn, Thiệu cố ý lẩn tránh, bắt ông ta phải chờ đợi mấy ngày, nhờ đại sứ quán gọi năm lần bảy lượt Thiệu mới chịu tiếp.Kissinger cố nén bực bội:- Người Việt Nam các ngài thật khó hiểu. Tổng thống hãy trả lời tôi: Vì sao ngài vẫn chưa chấp nhận giải pháp hòa bình của chúng tôi?- Giải pháp hòa bình của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay là một thứ thử nghiệm học thuyết của cá nhân ngài?Không quan tâm đến lời xỏ xiên của Thiệu, Kissinger nhún vai:- Chúng tôi sắp phải kết thúc giai đoạn chót của hòa đàm tại Paris cho dù ngài đồng ý hay không. Tôi thực hiện chuyến viếng thăm này để mang đến cho ngài thông điệp của tổng thống chúng tôi. Thông điệp ấy nhấn mạnh rằng các ngài hãy cố gắng bằng khả năng quân sự của mình mở rộng vùng quản lý ở phía Nam Việt Nam và bỏ đi ý định đánh chiếm Bắc Việt Nam. Các ngài không đủ sức hái sao trên trời đâu.Thiệu bước đến cạnh tấm bản đồ treo sẵn trên bức tường đối diện Kissinger, một tay cầm ly rượu, một tay cầm chiếc gậy chỉ huy - vật kỷ niệm thời ông ta còn chỉ huy quân đội – đưa lướt qua từng chấm đỏ:- Xét về hình thức, chúng tôi có cơ sở để tuyên bố chiến thắng về mặt quân sự đối với quân Bắc Việt. Chúng tôi đã giữ được An Lộc và Kon Tum, chiếm lại được thị xã và Thành cổ Quảng Trị, làm tiêu hao nặng một số sư đoàn chủ lực của quân Bắc Việt. Ở các vị trí trên tuyến phòng thủ phía Tây Quảng Trị, chúng tôi còn đẩy lùi được quân Bắc Việt về tuyến xuất phát ở đường mòn Hồ Chí Minh.Kissinger nhún vai:- Tuy nhiên, xét tổng thể chiến trường thì các ngài đã để mất một diện tích khoản 20% lãnh thổ và hơn 1,5 triệu dân và tay Cộng sản. Sau năm Sáu tám, quân đội Mỹ chúng tôi đã đẩy bật được một số đơn vị Việt cộng và Trung ương Cục sang đất Campuchia thì từ đầu năm nay các ngài đã để họ quay lại căn cứ cũ ở Đông Nam Bộ. Năm Bảy mốt, mặt dù bị thất trận ở Nam Lào nhưng các ngài vẫn kiểm soát gần như toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Năm nay, các ngài chỉ còn kiểm soát được nữa tỉnh này. Phía Bắc Kon Tum, Cộng quân đã hình thành một căm cứ bàn đạt ở Đắk Tô – Tân Cảnh. Nhiều quận, xã vùng ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ, những nơi được coi là tương đối yên tĩnh đã thuộc về sự quản lý của Việt cộng. Các ngài cho đó là thắng lợi quân sự?Thiệu nhăn nhó:- Vì thế chúng tôi đang cố gắng thực hiện chiến dịch mang tên Lý Thường Kiệt nhằm tái chiếm lãnh thổ.Kissinger nhếch mép cười:- Quân lực Việt Nam Cộng hòa có đủ sức tái chiếm lãnh thổ nếu không có quân đội Mỹ đứng sau lưng yểm trợ phi pháo và không kích? Trong nỗ lực hết mình, từ ngày Sáu tháng Tư chúng tôi đã giúp các ngài bằng cách thực hiện chiến dịch Linebacker rải thảm B52 miền Bắc và thả ngư lôi vùng biển nhằm giải tỏa áp lực quân sự tại chiến trường miền Nam cho các ngài. Trong khi đó, ở miền Nam, các ngài cứ liên tục “nhường đất” (Kissinger cố ý kéo dài tiếng “nhường”) cho Cộng sản. Các hoạt động không kích của chúng tôi từ đầu năm đến nay đã trở nên vô ích. Xin được thông báo cho ngài biết, dù đạt kết quả quân sự hay không, chiến dịch Linebacker đã được ấn định kết thúc vào ngày Hai mươi tháng Mười, tức chỉ còn hai ngày nữa. Chúng tôi đã phải chi hàng tỷ đô la cho chiến dịch chết tiệt này đấy. Đó chưa kể số máy bay của chúng tôi bị bắn rơi, số phi công bị chết hoặc bị bắt. Chúng tôi không bỏ rơi các ngài. Khi quân đội chúng tôi rời Việt Nam, những khí tài quân sự hơn 3 tỉ đôla sẽ được để lại cho các ngài đồng thời chúng tôi sẽ viện trợ quân sự thêm 2,6 tỷ đôla nữa. Quân lực Việt Nam Cộng hoà sẽ là đội quân hùng mạnh nhất Đông Nam Á về trang bị kỹ thuật và sẽ đứng thứ tư thế giới về không quân chỉ sau quân đội Mỹ, Liên Xô và Anh quốc. Tôi nhấn mạnh, đã đến lúc các ngài phải tự đi trên chính đôi chân của mình. Một đứa bé sáu tuổi không thể cứ bám bầu sữa mẹ mè nheo mãi được.Lập luận của Kissinger khiến Thiệu khó chịu. Ông ta khó chịu vì Kissinger nói quá thẳng. Nhưng Kissinger đã nói đúng những điều Thiệu muốn giấu. Chiến cục từ đầu năm đến nay đã xóa sổ 9 trong tổng số 16 liên đoàn biệt động quân, liên đoàn biệt kích dù được đánh giá là thiện chiến nhất. Nguyên Sư đoàn 1 bộ binh bị xoá phiên hiệu. Tổng lực của quân đội chỉ còn hơn 500.000 quân. Để bù đắp quân số bị thiếu hụt trầm trọng, Thiệu cần tổng động viên bắt lính cho đủ con số 1,1 triệu quân. Tuy yếu thế về mặt tinh thần và khả năng chiến đấu nhưng quân lực Việt Nam Cộng hoà được bù đắp bằng vũ khí hiện đại, bên cạnh đó còn có quân đội Mỹ yểm trợ phi pháo, không quân. Bây giờ quân đội Mỹ rút đi, ông ta sẽ làm gì với đám quân không còn tinh thần lẫn khả năng chiến đấu?Biết Thiệu bớt kêu căng sau một loạt biện chứng của mình, Kissinger gõ những ngón tay lên mặt bàn, trịch thượng:- Nếu không thể đảm đương về mặt quân sự, các ngài hãy… đầu hàng Bắc Việt hoặc, tôi nhấn mạnh, hoặc đi đến một cuộc thương thuyết có lợi cho các ngài hơn. Tôi sắp nói chuyện với ngài Lê Đức Thọ tại Paris để cuộc thương thuyết kết thúc. Đây là cuộc thương thuyết mà các ngài phải, phải và phải chấp nhận.Thiệu tối sầm mặt mũi. Thương thuyết đồng nghĩa với việc đầu hàng. Cửa nào cũng chết. Thiệu cố vớt vát:- Ngài cho tôi thêm một tháng để thực hiện một số kế hoạch chứ?- Sau đó?- Nếu không hoàn tất kế hoạch này, chúng tôi sẽ không còn lý do để từ chối việc ngồi vào bàn đàm phán.- Ngài đã trì hoãn quá lâu.- Chỉ lần này thôi.- Tôi sẽ cố hết sức mình trình bày lại với tổng thống và quốc hội ý kiến này của ngài. Ngài hãy trình bày.Thiệu đưa tay bóp vầng trán đã bắt đầu lấm tấm mồ hôi:- Chúng tôi cần thêm một chiến dịch ném bom miền Bắc. Trong thời gian đó, chúng tôi sẽ tổng động viên củng cố quân số đạt 1,1 triệu quân.- Trong một tháng? Trong một tháng ngài có thể vận động được 1,1 triệu thanh niên gia nhập quân đội? Ngài không định kéo trẻ em và những gã thanh niên bệnh hoạn, ốm yếu vào chiến trường chứ?- Ô không. Tôi hứa chỉ động viên những thanh niên yêu Quốc gia, thù Cộng sản tình nguyện cầm súng ra chiến trường. Tôi hứa.- Chỉ một tháng?- Vâng, chúng tôi chỉ cần một tháng.- Ngài cứ trình bày tiếp.- Qua hệ thống tâm lý chiến, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc biểu tình với quy mô lớn toàn miền Nam để lên án Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam chính là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trá hình lợi dụng hòa đàm Paris để thôn tính miền Nam. Chúng tôi sẽ chứng minh cho dư luận thế giới và quốc hội biết rằng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam chỉ là một lực lượng ma không có thật.- Ngài sẽ làm được điều đó chứ?Thiệu lấy khăn chấm mồ hôi:- Bằng đủ mọi giá, thưa ngài.Kissinger thở hắt ra:- Những nỗ lực của ngài sẽ giúp tôi mạnh miệng hơn khi gặp ngài Lê Đức Thọ. Ngài có chắc chứ?- Nếu không thực hiện được những điều đó, tôi sẽ không còn lý do gì để không chấp nhận giải pháp hòa bình của ngài – Thiệu lặp lại.Kissinger đứng lên bắt tay hờ hững với Thiệu:- Đó là lời hứa của một tổng thống. Ngài nhớ đấy nhé!Kissinger đi thẳng ra cửa, không buồn ngoái lại lấy một giây.Chờ Kissinger khuất sau cánh cửa, Thiệu hét:- Nó xem mình như con chó. Tróc! Tróc! Lại đây nào! Ngồi xuống đây cho tao vuốt ve. Suỵt! Suỵt! Chạy lại đằn kia lấy khúc xương đi. Nhục ơi là nhục!Bắt gặp Nhã đang nhìn mình khiếp đảm, Thiệu hét:- Gọi thằng Bình, thằng Quang, thằng Viên vào đây cho tôi, mau!
Logged
Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
Trang: « 1 2 3 4 5 » Lên
In
« Trước Tiếp »
Chuyển tới: Chọn nơi chuyển đến: ----------------------------- Thông tin chung ----------------------------- => Bảng tin => Chung sức xây dựng website ===> Trao đổi thông tin về sách ===> Mặt trận Wiki => Giúp đỡ tìm người ----------------------------- Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam ----------------------------- => Cha ông ta đánh giặc => Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tự dịch => Văn học chiến tranh ----------------------------- Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc ----------------------------- => Từ thuở mang gươm đi mở cõi... => Quyết tử cho Tổ quốc... => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Anh ở biên cương... => Từ cây giáo đến khẩu súng... => Kiến thức quốc phòng ----------------------------- Máu và Hoa ----------------------------- => Một thời máu và hoa => Về người lính hôm nay => Hình ảnh - Kỷ vật => Về lại chiến trường xưa... ----------------------------- Văn hoá - Thể thao - Giao lưu ----------------------------- => Quán nước cổng doanh trại => Du lịch => Xem phim bãi => Văn công => Chiến sỹ khoẻ ----------------------------- Chợ xép ngoài rào doanh trại ----------------------------- => Hàng sách cũ
Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM
Loading...

Từ khóa » điệp Báo A10 Tập 6