Diệt Trừ ốc Sên Hại Lan

Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Kỹ thuật trồng lan
  • Kỹ thuật nhân giống lan
  • Kiến thức các giống lan
    • Cát lan - Cattleya Labiata
    • Lan Hoàng thảo - Dendrobium
    • Lan Ngọc điểm - Đai châu
    • Địa lan - Cymbidium
    • Lan Vũ nữ - Oncidium
    • Lan Hồ điệp - Phalaenopsis
    • Lan Hài - Paphiopedilum
    • Vân lan - Lan Vanda
    • Lan Mokara
    • Lan rừng
    • Lan Hài - Slipper Orchids
  • Hình ảnh hoa lan
  • Chuyện kể
  • Tin tức
  1. Trang Chủ
  2. Kỹ thuật trồng lan

Diệt trừ ốc sên hại lan

Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn, những con vật tưởng chừng vô hại, nhưng trên hoa màu nói chung và lan nói riêng, chúng đều gây ra các tác hại không nhỏ cho những cây lan trong vườn nhà bạn.

Đây là nổi lo của không ít nhà vườn trong mùa mưa này do sức phá hoại của ốc sên vô cùng ghê gớm. Thế có cách nào ngăn ngừa, hạn chế cũng như diệt trừ ốc sên làm hại lan không. Một số đặc tính của ốc sên mà bạn cần biết: Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn đều gây hại cho hoa lan vào buổi chiều tối, lúc trời mưa nhỏ hoặc thời tiếc ẩm thấp. Ban ngày, khi ẩm độ thấp hoặc khí hậu khô hạn các loại sên đều bò xuống khỏi dàn gian, chúng chui xuống núp dưới lớp cỏ hoặc khe đất, nơi ẩm ướt như gốc cây, đáy chậu. Ban đêm chúng mới bò ra tìm thức ăn. Sau khi ngủ một thời gian vào mùa khô, ốc sên sẽ hoạt động trở lại ngay sau những trận mưa đầu mùa. Trong mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) hàng năm là thời gian ốc sên phát triển sinh sôi nảy nở và gây hại nhiều nhất cho lan. Các vị trí trên cây lan mà ốc sên thường phá hoại Các loại ốc sên, nhớt thích cắn phá rễ non của lan, chồi non, lá lan mới mọc ra và nhất là các phát hoa. Ốc sên có thể gây thiệt hại cho rễ lan, chúng cắn phá đầu rễ nòn làm cho lan ngừng phát triển. Biện pháp phòng trừ ốc sên hại lan 1. Biện pháp diệt ốc thủ công, không độc hại môi trường Chúng ta cần đặt vấn đề phòng ngừa ốc sên hại lan lên hàng đầu hơn là dùng thuốc diệt trừ chúng. Nếu làm tốt khâu này, thì bạn không cần phải lo lắng nhiều tới việc diệt trừ loài vật gây hại này. Hoặc có thế hạn chế sự phá hoại của chúng ở mức thấp nhất. Chăm sóc kỹ vườn lan: Trong mùa mưa và những ngày u ám, làm sạch cỏ dại phía dưới vườn lan, đặc biệt trong mùa khô. Loại trừ ngay những nơi ẩn nấp của chúng vào ban ngày như đống gạch gỗ, những nơi ẩm ướt, lá cây rụng trong vườn … Tìm và diệt hết ốc thủ công: Vào buổi chiều, tưới nước vào nơi tình nghi có ốc sên trú ẩn, vào ban đêm (khoảng 8 giờ tối) dùng đèn để bắt giết khi sên nhớt ra ăn và vào lúc sáng sớm. Đặt bẫy bắt ốc sên Có thể dùng rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng ra rồi bắt chúng. Đặt bẫy ốc sên bằng các mảnh ván, giấy báo nhúng nước, vỏ dưa, vỏ táo, cành râm bụt có nhiều lá xanh (nhớ để cho héo), vỏ khóm, sơ mít … để dụ chúng đến ăn và bắt chúng. Còn thêm một cách nữa là rắc vôi bột hoặc muối trên mặt đất để diệt ốc sên và sên trần, nhưng cần chú ý không được rắc trên chậu lan. Quét mật ong loại tốt, còn mùi thơm. Chờ đến tối đặt hủ sành ra ngoài vườn, vị ngọt thơm sẽ dẫn bọn ốc sên vào hủ, sáng hôm sau chỉ việc tiêu huỷ chúng Rải vôi bột trên mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây, (khi hoa bắt đầu xổ bao) và rải quanh vườn lan 2 đến 3 tháng 1 lần. Bảo vệ hoa lan tránh ốc sên ăn - Để bảo vệ cành hoa, khi hoa sắp xổ bao, dùng một túm bông gòn cột chặt quanh gốc cành hoa, có thể dùng một tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành một cái phễu với phần đáy quay lên trên, dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên, nhớt bò lên theo cành hoa và lọt vào đáy phễu, chúng không thể tìm được cách bò qua thành phễu để lên phía trên nụ hoa. 2. Sử dụng thuốc BVTV diệt trừ ốc sên Nếu tất cả các biện pháp thủ công đã được áp dụng, nhưng ốc sên vẫn sinh sôi phá hoại vườn lan của bạn thì biện pháp sau cùng phải dùng đến là thuốc BVTV. Để diệt trừ ốc bạn có thể dùng một số loại phân sau: Phun dung dịch Booc-đô 1% vào gốc cây, bẹ lá, nách lá, cuống phát hoa. Chú ý: không phun trực tiếp lên hoa. Và chỉ nên dùng Booc-đô 1 lần / 1 tháng. Sử dụng các loại thuốc trừ sên, nhớt như muối Arsenate, Methaldehyde... thường được chế tạo thành viên bã độc. Viên thuốc được đặt trên chậu gần chồi hoa. Sên, nhớt ăn phải sẽ chết trước khi tấn công cành hoa. Song cách này không được khuyến khích, do dùng bã mồi diệt ốc bằng hoá học sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi quanh nhà Bạn có thể dùng các loại thuốc dẫn dụ: Bolis ( 6G, 12G) ; Cửu Châu ( 6Gr, 12Gr ) và Pilot (10B, 15B). Các loại thuốc này thường được sử dụng dưới hình thức là rãi trên mặt đất, hoặc trộn với đất phân khi trồng cây. Thời điểm nào trong ngày sử dụng các loại thuốc diệt ốc? Đối với thuốc rải, nên rải lúc chiều mát, hay sau cơn mưa chiều, rải nhẹ trên mặt chậu hoặc xung quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết hàng loạt. Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lượng ốc còn lại. Ốc sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì rải thuốc tiếp tục.

Nguồn: sưu tầm Internet

  1. Các bài viết liên quan
  • Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
  • Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
  • Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
  • Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
  • Cách kích thích lan phát triển bền vững
  • Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
  • Chăm sóc lan mùa lạnh
  • Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
  • Bệnh đốm bông
  • Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
  • Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
  • Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
  • Bệnh đốm lá lan
  • Bệnh Thán Thư - Anthracnose
  • Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
  • Bệnh Thối Đen – Black Rot
  • Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
  • Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
  • Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
  • Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
  • Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
  • Trồng hoa lan thuỷ canh
  • Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
  • Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
  • Đánh bóng lá lan
  • Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
  • Trồng lan trơ rễ
  • Atonik công dụng và cách dùng
  • Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
  • Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
  • Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
  • Các loại virus gây hại trên lan
  • Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
  • Ruồi vàng hại hoa lan
  • Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
  • Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
  • Các loại Rệp gây hại cho lan
  • Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
  • Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan

Quảng Cáo

  • Chăn ga Nhật Bản
  • Túi hút chân không Teknos
  • Bat Trang Ceramics
  • Cây giống đại học Nông Nghiệp

Bài Viết Mới

  • Dracula, Lan Mặt Quỷ

    Dracula, Lan Mặt Quỷ

    Hoa Dracula nhìn gần, giống như mặt con quỷ dạ soa có 2

  • Địa lan Thanh Ngọc

    Địa lan Thanh Ngọc

    Địa lan Thanh Ngọc là dòng địa lan lan xuân, sở hữu khuôn

  • Địa lan Đại Thanh

    Địa lan Đại Thanh

    Địa lan Đại Thanh là cây hoa địa lan rừng, bông hoa rất

  • Địa Lan Cẩm Tố

    Địa Lan Cẩm Tố

    Địa lan Cẩm Tố là cây hoa nở mùa Xuân, thuộc dòng Mặc

  • Địa lan Triều châu tố hà

    Địa lan Triều châu tố hà

    Địa lan Triều Châu Tố Hà là cây địa lan có nguồn gốc

Bài Đọc Nhiều

  • Lan Hồ điệp - Kinh nghiệm trồng và chăm sóc

    Lan Hồ điệp - Kinh nghiệm trồng và chăm sóc

    Hồ điệp Phalaenopsis thuộc họ lớn nhất trong vưong quốc các loài cây,

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan

    Chậu trồng mà sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp

  • Giới thiệu về hoa lan

    Giới thiệu về hoa lan

    Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã

  • Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan

    Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan

    Chăm sóc địa lan cũng không đơn giản, cách chăm sóc của vườn

  • Ươm trồng và chăm sóc Đai châu rừng

    Ươm trồng và chăm sóc Đai châu rừng

    Mua Lan về, vẫn để khô.Hòa sẵn dung dịch B1 + A.NAA kích

Quảng Cáo

  • Cây giống đại học Nông Nghiệp

    Cây giống đại học Nông Nghiệp I

Liên hệ quảng cáo

  • Hoptienhanoi@gmail.com
Tắt Quảng Cáo [X] Kyoryo Nhật Bản

Từ khóa » Cách Nuôi Sên Trần