Điều 321 Bộ Luật Hình Sự 2015, Sửa đổi Bổ Sung 2017 Tội đánh Bạc

Nội dung chính bài viết

Toggle
  • Tội đánh bạc là gì?
  • Cấu thành tội đánh bạc 321 bộ luật hình sự
    • Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội đánh bạc
    • Khung hình phạt tội đánh bạc 321 bộ luật hình sự
  • Một số lưu ý liên quan tới hành vi đánh bạc và tội đánh bạc

Tội đánh bạc là gì?

Theo quy định tại Điều 321 bộ luật hình sự về tội đánh bạc như sau:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Cấu thành tội đánh bạc 321 bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội đánh bạc

Mặt khách quan tội đánh bạc: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

Có sự thỏa thuận được thua bằng tiền hay bằng hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.

Trường hợp tiền hay hiện vật có giá trị dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Về tiền và hiện vật xác định đưa vào đánh bạc gồm:

– Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc.

– Tiền hoặc hiện vật thu được trong người các con bạc mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

– Tiền hoặc hiện vật thu giữ những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

Cần chú ý: Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc củạ tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét cụ thể như sau:

+ Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về một trong các tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà vần còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

+ Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của lần đánh bạc nào đó bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

+ Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Hình sự;

– Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đánh bạc dưối hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… cần phân biệt:

+ Một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa…trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đốì với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đề chơi trong các đợt đó.

+ Số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…với nhiều người là tổng sô’ tiền, giá trị hiện hiện vật mà họ và

Ngoài ra, mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

321 bộ luật hình sự
321 bộ luật hình sự

Hành vi đánh bạc trái phép là hành vi dùng tiền, tài sản khác có giá trị tham gia vào sự kiện, sự việc trái phép mà người thực hiện hành vi có thể được thua bằng tiền hoặc tài sản khác có giá trị khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Các hình thức đánh bạc có thể là đánh bài, đánh tổ tôm, xóc đĩa, đánh ba cây, cá độ bóng đá, đánh lô, đề… Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm: tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; tiên hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt: Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc; trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số để, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa, thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa, trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

Khách thể:

Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự công cộng.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Cần lưu ý: Việc tham gia hoặc thực hiện đánh bạc bao giờ cũng phải là có nhiều người (có hai người trở lên) cùng thực hiện.

Khung hình phạt tội đánh bạc 321 bộ luật hình sự

Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính như nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Một số lưu ý liên quan tới hành vi đánh bạc và tội đánh bạc

Đánh bạc bao nhiêu thì bị khởi tố? Đánh bạc dưới 5 triệu đồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định đánh bạc dưới 5 triệu đồng chỉ bị xử lý hình sự nếu đã bị xử lý hành chính về hành vi đánh bạc. Nếu chưa từng bị xử lý thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đánh bài ăn tiền vui ngày tết có bị xử lý tội đánh bạc hay không?

Theo hướng dẫn của TAND tối cao tại Công văn số 80/TANDTC-PC hướng dẫn tội đánh bạc, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép… Do đó, việc chơi tá lả, tổ tôm, tam cúc… ăn tiền dù chỉ một vài chục nghìn cũng được xem là hành vi đánh bạc trái phép, vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là hình sự. Trên thực tế, vào dịp Tết cổ truyền, nhiều gia đình hay tụ tập chơi bài ăn tiền. Mọi người đều nghĩ rằng đó là việc vui vẻ trong gia đình với nhau, nhiều khi số tiền thắng lại được sử dụng để ăn uống chi tiêu chung. Tuy nhiên đối chiếu với hướng dẫn của TAND Tối cao, việc làm này cũng là hành vi đánh bạc trái phép, do vậy cá nhân tránh đánh bạc ngày tết để tránh mất tết.

Chơi bầu, cua, tôm, cá có bị xử phạt hay không?

Bầu, cua, tôm, cá sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc nếu trong quá trình chơi theo hình thức được thua bằng tiền, do vậy nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc trái phép hoặc xử lý hình sự nếu có đủ cơ sở

Chơi lô đề bị xử phạt như thế nào?

Chơi lô đề là một trong các hành vi đánh bạc trái phép do đó sẽ bị xử lý theo điều 28 nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt – Với người mua số lô, số đề: 200.000 đồng đến 500.000 đồng – Với người bán số lô, số đề: 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng – Làm chủ lô, đề: 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Mua lô đề qua tin nhắn bị công an triệu tập thì có bị xử lý về tội đánh bạc hay không?

Trong trường hợp có cơ sở về việc mua số lô, số đề thì có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, việc có tin nhắn trên điện thoại chưa đủ cơ sở để xác minh chủ của số điện thoại có đánh bạc hay không

Luật về tội đánh bạc mới nhất

Hiện nay luật về tội đánh bạc mới nhất là bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trên đây là một số nội dung về Điều 321 bộ luật hình sự, nếu quý khách có thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Từ khóa » điều Khoản 321 Bộ Luật Hình Sự