Điều 55. Quyết định Hình Phạt Trong Trường Hợp Phạm Nhiều Tội
Có thể bạn quan tâm
Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
Bình luận:
Đây là Điều luật quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp người phạm tội phạm nhiều từ và xét xử cùng 01 lần, nghĩa là chỉ có 1 Bản án và 1 mức hình phạt chung duy nhất trong trường hợp này. Điều đó khác với việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định tại Điều 56 mà tác giả sẽ phân tích sau.
Điều luật này được thiết kế rất rõ ràng, dễ hiểu đó là lý do vì sao nó kế thừa hoàn toàn quy định cũ tại Điều 50 BLHS 1999 mà không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung nào. Chiếu theo quy định chúng ta thấy việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội không hề khác với việc quyết định hình phạt khi phạm một tội, nghĩa là Tòa án sẽ căn cứ vào cáo trạng của Viện Kiểm sát, lời bào chữa của bị cáo, luật sư, các chứng cứ cũng như nhân thân người phạm tội v.v…để quyết định hình phạt. Điểm khác biệt duy nhất là chỗ tổng hợp hình phạt sau cùng để ra một mức án chung. Như vậy trong trường hợp xét xử người phạm tội phạm nhiều tội sẽ có 2 bước rất rõ ràng (và cũng được nêu rõ trong Bản án).
Bước 1: Xét xử từng tội phạm cụ thể và quyết định hình phạt cho từng tội
Bước 2: Tổng hợp các hình phạt của từng tội để cho ra một hình phạt chung sau cùng.
Bước 1 như tác giả đã nói nó hoàn toàn giống với quyết định hình phạt đối với một tội nên không có gì để bàn thêm. Riêng bước 2 sẽ có một vài lưu ý nhỏ:
Lưu ý 1: Tổng hợp hình phạt chia theo hình phạt chính và hình phạt bổ sung (sẽ có cách cách tổng hợp khác nhau)
Lưu ý 2: Đối với hình phạt chính có 2 kiểu tổng hợp:
Kiểu 1: Tổng hợp theo phương pháp cộng dồn nhưng không được quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Ví dụ: A phạm tội trộm cắp bị tuyên phạt 05 năm tù, phạm tội cướp phạt 20 năm tù; phạm tội cướp giật 10 năm tù thì tổng hợp hình phạt của A = 05 + 20 + 10 = 35 năm nhưng đã vượt quá giới hạn 30 năm nên sẽ lấy mức 30 năm tù.
Kiểu 2: Tổng hợp theo phương pháp thu hút (hình phạt cao nhất sẽ thu hút các hình phạt còn lại), kiểu này chỉ áp dụng nếu trong những tội phạm phải có ít nhất 1 tội bị tuyên án chung thân, tử hình. Nếu mức án nặng nhất là chung thân thì sẽ quyết định hình phạt cuối cùng sẽ là chung thân và tương tự đối với mức án tử hình. Ví dụ: A Bị tuyên 10 năm về tội cướp giật, 20 năm về tội cướp và tử hình về tội giết người thì tổng hợp hình phạt sau cùng là sẽ là tử hình.
Riêng hình phạt tiền và trục xuất là 02 hình phạt khá đặc biệt, nó có thể được áp dụng là hình phạt chính và cũng có thể áp dụng là hình phạt bổ sung và sẽ không được tổng hợp với các hình phạt khác, riêng hình thức phạt tiền các khoản tiền phạt sẽ được cộng lại thành mức phạt chung (theo phương pháp cộng dồn mà không giới hạn mức tối đa).
Lưu ý 3: Tổng hợp đối với hình phạt bổ sung có 3 kiểu:
Kiểu 1: Cộng dồn nhưng có giới hạn mức tối đa đối với các hình phạt bổ sung cùng loại và mức giới hạn sẽ theo quy định đối với từng loại đó. Ví dụ: A phạm tội 1 bị áp dụng hình phạt bổ sung là Quản chế với thời hạn 03 năm; tội 2 bị áp dụng hình phạt Quản chế với thời hạn 04 năm. Tổng hợp hình phạt = 03 + 04 = 07 năm nhưng mức hình phạt bổ sung tối đa đối với Quản chế là 05 năm (Điều 43) nên mức phạt cuối cùng sẽ là 05 năm.
Kiểu 2: Cộng dồn nhưng không giới hạn mức tối đa. Kiểu tổng hợp này chỉ áp dụng duy nhất đối với hình phạt bổ sung là hình phạt tiền. Ví dụ: Với tội 1 A bị phạt tiền 500 triệu đồng, tội 2 là 300 triệu đồng, tội 3 là 200 triệu đồng, tổng hợp hình phạt sau cùng sẽ là 1 tỷ đồng.
Kiểu 3: Hỗn hợp tất cả các hình phạt. Kiểu này áp dụng khi các hình phạt bổ sung đã tuyên là khác loại. Khi đó người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã được tuyên đó. Ví dụ: A phạm tội 1 bị áp dụng biện pháp cấm cư trú, phạm tội 2 bị áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân, phạm tội 3 bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản. Tổng hợp sau cùng A phải thực hiện cả 3 hình phạt bổ sung trên.
Từ khóa » Hình Phạt Cung Hình
-
Cung Hình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hình Phạt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ám ảnh Những Hình Phạt Tàn Bạo Với Cung Tần Trong Cung Cấm Xưa
-
Những Hình Phạt Rợn Người Trong Chốn Cung đình Xưa
-
Một Số Lưu ý Khi Quyết định áp Dụng Hình Phạt Dưới Mức Thấp Nhất ...
-
Bàn Về Tổng Hợp Hình Phạt
-
Quy định Về Tổng Hợp Hình Phạt Và Thực Tiễn áp Dụng Bộ Luật Hình Sự
-
Trừng Phạt Khắc Nghiệt đối Với Trẻ Em Vi Phạm Pháp Luật Không Ngăn ...
-
Quy định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Về Hình Phạt Tù Có Thời Hạn
-
Dùng Hình ảnh, Video Người Dân Cung Cấp để Xử Phạt Hành Vi Xả Rác
-
Người Phụ Nữ 'bắt Tay' Cùng Tình Nhân đầu độc Chồng Có Thể đối Mặt ...
-
Phân Biệt Tội Giết Người Và Tội Cố ý Gây Thương Tích Gây Hậu
-
Chuyển Giao Người đang Chấp Hành Hình Phạt Tù: Lợi ích, Căn Cứ ...