Điều Cần Biết Sau Tiêm Vắc Xin COVID-19 Astra Zeneca
Có thể bạn quan tâm
Đến sáng ngày 23/4, Viêt Nam đã tiêm chủng vắc xin COVID-19 Astra Zeneca (AZ) cho 128.610 người tại 25 tỉnh/TP và tại các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Hiện tại, các cơ sở y tế của Việt Nam đều đáp ứng tốt các xử trí tai biến sau tiêm chủng.
Theo Bộ Y tế, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin COVID- 19 Astra Zeneca đã được ghi nhận trong các báo cáo của các Cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại nhiều quốc gia.
Giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (VIPIT) là biến cố nặng hiếm gặp, biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp, xảy ra sau khi tiêm vắc xin.
Triệu chứng lâm sàng của hiện tượng đông máu sau tiêm vắc xin thường xuất hiện từ 4 – 28 ngày sau tiêm với các biểu hiện như: Đau đầu dai dẳng, dữ dội, các triệu chứng thần kinh khư trú; co giật (gợi ý đột quỵ); khó thở hoặc đau ngực (gợi ý thuyên tắc phổi hoặc hội chứng vành cấp); đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa); đau, phù chi dưới (gợi ý huyết khối tĩnh mạch sâu). Đặc biệt, bệnh nhân ít khi biểu hiện chảy máu, xuất huyết da hoặc xuất huyết nội tạng.
Nếu xuất hiện ít nhất 1 trong các triệu chứng lâm sàng trên cần chuyển người sau tiêm vắc xin COVID-19 lên tuyến cao hơn và xử trí cấp cứu bệnh nhân nếu có.
Tại các bệnh viện tuyến huyện/quận, người tiêm vắc xin COVID-19 nếu xuất hiện một trong các triệu chứng: đau đầu dai dẳng, đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa), đau phù chi dưới hoặc biểu hiện chảy máu, xuất huyết da thì cần thực hiện các xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu, các xét nghiệm đông máu cơ bản, các thăm dò khác như siêu âm, Xquang, cộng hưởng từ... để tìm nguyên nhân. Nếu có biểu hiện bất thường thì chuyển người sau tiêm vaccine lên tuyến cao hơn hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia.
Với người tiêm vắc xin có triệu chứng đau đầu dữ đội, các triệu chứng thần kinh khu trú, co giật, khó thở đau ngực, chảy máu xuất huyết đe dọa tính mạng cần chuyển lên tuyến cao hơn.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Bộ Y tế khẳng định, giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin là biến cố nặng hiếm xảy ra.
Người dân yên tâm đi tiêm chủng vắc xin COVID-19 vì hiện tượng đông máu sau khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 rất hiếm khi xảy ra và Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng.
TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN PHÚ NHUẬN (PHÒNG KHÁM ĐA KHOA)Nguồn tin : Bộ Y tếTừ khóa » Tiêm Vaccine Astrazeneca Nhức đầu
-
Đau đầu Sau Tiêm Vắc-xin Covid Phải Làm Sao? | Vinmec
-
[DOC] Sau Khi Tiêm Vắc-xin COVID-19 AstraZeneca
-
Các Tác Dụng Phụ Có Thể Xảy Ra Sau Khi Tiêm Vắc-xin Ngừa COVID-19
-
Đau Nửa đầu Có Thể Xuất Hiện Sau Khi Tiêm Vaccine COVID-19
-
Lưu ý Một Số Tác Dụng Phụ Khi Tiêm Vaccine COVID-19 Mũi 2
-
Tác Dụng Phụ Sau Khi Tiêm Vaccine Covid-19: Phản ứng Không đáng ...
-
Làm Gì để Giảm Chứng đau đầu Sau Khi Tiêm Vaccine Covid 19
-
Uống Thuốc Hạ Sốt đúng Cách Sau Khi Tiêm Vaccine COVID-19
-
Góc Tư Vấn: Phải Làm Sao Nếu Bị đau Sau Tiêm Covid-19?
-
Nhận Biết Sớm Các Dấu Hiệu Huyết Khối Với Hội Chứng Giảm Tiểu Cầu ...
-
Tác Dụng Phụ Thường Gặp Sau Khi Tiêm Vắc Xin Covid-19 Là Gì?
-
Lưu ý Một Số Tác Dụng Phụ Khi Tiêm Vaccine COVID-19 Mũi 2
-
Có Nên Dùng Thuốc Giảm đau Hạ Sốt Trước Khi Tiêm Vaccine Covid-19?
-
Những Tác Dụng Phụ Có Thể Gặp Khi Tiêm Vắc Xin COVID-19