Điều Cần Biết Về Bệnh Thiếu Máu Nhược Sắc

(028) 6260 0818 (028) 6260 0818 Đặt lịchbr  /khám bệnh Đặt lịchkhám bệnhĐặt lịch Đường đến bệnh viện Đường đến bệnh việnĐường đi Hỏi bác sĩ Hỏi bác sĩHỏi đáp ×
  • Trang chủ
  • Bệnh viện QT Minh Anh
  • Tin tức
  • Hội Tĩnh Mạch HCM
Điều cần biết về bệnh thiếu máu nhược sắc Thứ năm - 30/06/2022 09:43 Thiếu máu nhược sắc là bệnh lý ít được nói đến, thường gặp ở trẻ nhỏ và phụ nữ. Vậy thiếu máu nhược sắc là gì, từ đâu ra, và chữa trị ra sao ? , chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây. Thiếu máu nhược sắc là gì? Thiếu máu nhược sắc (Hypochromic anemia) là thuật ngữ nói về tế bào hồng cầu nhợt nhạt hơn bình thường. Tế bào hồng cầu bình thường có hình đĩa hai mặt lõm, với một vùng xanh xao ở tâm nếu nhìn bằng kính hiển vi. Trong các tế bào nhược sắc, khu trung tâm xanh xao tăng bất thường. Sự giảm màu đỏ này là do sự suy giảm không cân đối của hemoglobin hồng cầu (sắc tố tạo ra màu đỏ) theo tỷ lệ với thể tích của tế bào. Về mặt lâm sàng, màu sắc có thể được đánh giá bằng nồng độ hemoglobin tiểu thể trung bình hay nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCHC); lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCH) và thể tích trung bình của hồng cầu trong máu (MCV). Bệnh thiếu máu được phân loại dựa trên số lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết sắc tố (hemoglobin) với 3 loại chính: thiếu máu ưu sắc, thiếu máu nhược sắc và thiếu máu đẳng sắc. Thiếu máu nhược sắc trước đây được gọi là bệnh vàng da hoặc bệnh xanh lá cây với các sắc thái da khác biệt ở bệnh nhân.
BSCKI. Huỳnh Thị Thúy Ái - Bác sĩ nội tiết, tim mạch BVQT Minh Anh
Nguyên nhân Rất đa dạng, như thiếu sắt, thiếu vitamin nhất là folate (vitamin B9) và vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Do mắc bệnh viêm nhiễm như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, thận, Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Nguyên do mắc bệnh bạch cầu, bệnh tủy, bệnh lý đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm loét dạ dày…, do ngộ độc chì, ngộ độc thuốc isoniazid, dùng thuốc chloramphenicol và rối loạn chuyển hóa vitamin B6; do mắc thalassemia (di truyền bẩm sinh) gây phá hủy các tế bào hồng cầu quá mức, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trường hợp do bệnh Thalassemia (thiếu máu huyết tán bẩm sinh di truyền do thiếu hụt tổng hợp một hay nhiều mạch polypeptide trong globin của hemoglobin) có thể cần phải xét nghiệm di truyền phân tử để tìm ra nguyên nhân chính xác hơn. Bệnh thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không? Ở giai đoạn đầu, khi bệnh còn nhẹ nên người bệnh khó nhận thấy. Tuy nhiên, càng về sau tình trạng thiếu máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nên xuất hiện các triệu chứng cụ thể như tóc khô xơ, dễ gãy rụng, tim đập nhanh (trên 100nhịp/phút),lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim, khó thở khi gắng sức, móng tay móng chân biến đổi hình dạng, khô, da dẻ xanh xao, kém sức sống, đôi khi rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó tiêu, hoa mắt, chóng mặt, mắc hội chứng Pica (thèm ăn mọi thứ phi thực phẩm). Cơ thể chậm phát triển (đối với trẻ em), gây suy giảm miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai cao.
Bệnh thiếu máu nhược sắc
Bệnh thiếu máu nhược sắc
Chẩn đoán & điều trị Xét nghiệm đầu tiên cần thực hiện là xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) cho biết sự hiện diện của thiếu máu sau khi khám sức khỏe toàn diện. CBC sẽ hiển thị các chỉ số RBC khác nhau như MCV và MCHC. Các thông số này nhận xét về số lượng hemoglobin bên trong các hồng cầu mà chúng thường giảm trong bệnh thiếu máu nhược sắc. Thử nghiệm tiếp theo cần làm là các nghiên cứu về sắt, xem mức độ bão hòa của transferrin, tổng khả năng liên kết với sắt và ferritin. TIBC thường tăng trong bệnh thiếu máu nhược sắt, trong khi độ bão hòa transferrin giảm rõ rệt ở bệnh thiếu máu nhược sắc. Để điều trị thiếu máu nhược sắc các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn uống các viên uống bổ sung sắt. Trong thành phần các loại thuốc này có thể có thêm acid folic và vitamin B12. Nếu nghiêm trọng, cơ thể hấp thụ sắt kém hoặc bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm tiến triển, bệnh mạn tính thì các bác sĩ sẽ chỉ đỉnh cho bệnh nhân truyền máu qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm hormone để tăng sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, triệu trị thiếu máu nhược sắc cũng cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu như người bệnh bị xuất huyết nội đường tiêu hoá hoặc đường sinh dục, trước hết người bệnh cần tẩy giun đầy đủ, điều trị viêm loét dạ dày và các nguyên nhân gây xuất huyết khác rồi mới thực hiện điều trị bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tập trung vào thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau củ có màu xanh đậm, ngũ cốc, trái cây sấy,.... Tăng cường acid folic có nhiều trong đậu xanh, đậu phộng, rau củ có màu xanh đậm, các loại trái cây,... Vitamin B12, có nhiều trong cá, sản phẩm từ sữa, gan và thận động vật,... Vitamin C có nhiều trong ổi, các loại quả có múi, ớt chuông, kiwi, dưa lưới, khoai tây, súp lơ,.....Những thực phẩm này giúp tăng hấp thu sắt.Ngoài ra hạn chế các chất làm giảm hấp thu sắt như trà, cà phê (không uống chúng trong vòng 2 giờ trước và sau khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt).

Tác giả bài viết: BSCKI. Huỳnh Thị Thúy Ái - BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu Click để đánh giá Tweet

Ý kiến khác

Ý kiến mới lên trên Ý kiến cũ lên trên Theo lượt thích Mã bảo mật Xem thêm LASER NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH VỀ TRONG NGÀY 13/11/2023 WORKSHOP: BỆNH THUYÊN TẮC TĨNH MẠCH 27/03/2024 Có thể bạn quan tâm Suy giãn tĩnh mạch chi dưới 15/06/2023 Chích xơ tạo bọt: Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả 20/05/2023 Dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch 17/05/2023 Điều trị giãn tĩnh mạch bằng phương pháp laser nội mạch 08/05/2023 Nhận biết những thủ phạm gây dị ứng mùa nắng nóng 05/05/2023 Bệnh dị ứng và eczema có liên quan gì tới nhau? 04/05/2023 Giải độc gan: Giả thiết và sự thật 03/05/2023 Rung nhĩ – căn bệnh nan y làm gia tăng nguy cơ đột quỵ 28/04/2023 Nguồn dinh dưỡng protein hiểu để sử dụng khoa học, hiệu quả 27/04/2023 Bài xích vắc-xin khiến dịch bệnh bùng phát trở lại 26/04/2023

LIÊN KẾT NHANH

DANH MỤC

Hoạt động Minh Anh

lịch nghỉ tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán (Âm...

Hội nghị khoa học điều dưỡng 2024

Khi cholesterol cao, cơ thể có dấu hiệu gì và cách...

TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO SAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP...

Tin tức - sự kiện

Hiện tượng khô, ngứa da sau tắm mùa đông và giải...

Những điều cần biết về bệnh viêm ruột thừa

Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh 27/12/2024

10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030

Hội Tĩnh Mạch HCM

WORKSHOP: BỆNH THUYÊN TẮC TĨNH MẠCH

LASER NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH VỀ TRONG...

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Chích xơ tạo bọt: Phương pháp điều trị giãn tĩnh...

Nội bộ

Hướng dẫn phòng ngừa cách ly trong Bệnh viện

Hướng dẫn sử dụng PTPHCN 2023

Quyết định bạn hành bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo BV

Vệ sinh an toàn lao động

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây 1 Bạn cần hỗ trợ?

Từ khóa » Chẩn đoán Thiếu Máu Nhược Sắc