Điều (cây đào Lộn Hột) Công Dụng Và Lưu ý Khi Dùng Hạt điều
Có thể bạn quan tâm
Còn nhớ, cái thuở tan trường lớp 3, lớp 4, cứ đến mùa quả là chúng tôi lại ghé nhà ông Ba xin vài trái đào lộn hột. Có khi không thấy chủ nhà nhưng vì quen thói dễ tính và yêu thương trẻ con của ông, chúng tôi cứ tự nhiên ùa vào hái vài quả chín rồi mới chịu về.
Thực sự, quả đào lộn hột không ngon bằng các thức quả khác (chúng tôi thường chỉ ăn một nửa cho vui miệng rồi vứt bỏ) nhưng cái vị ngọt ngọt, chua chua, hơi chát cùng với mùi thơm đặc trưng, hơi khái của nó lại rất có sức hấp dẫn đối với bọn trẻ con chúng tôi ngày ấy.
Sau đó, nội tôi cũng trồng được vài gốc đào lộn hột và có một dạo người ta đến xin những ngọn non để làm thuốc. Họ ở xa nên hái rất nhiều và cứ khoảng một tuần thì quay lại xin thêm. Nội tôi không hỏi họ dùng để chữa bệnh gì, còn tôi lúc ấy cũng không quan tâm đến. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi: Đào lộn hột còn có những công dụng gì mà tôi chưa biết?
THÔNG TIN CHUNG
Cây điều, người miền Nam quen gọi là “đào lộn hột” (do nhầm phần cuống quả phình to là quả, còn quả đính bên ngoài là hạt), có tên khoa học là Anacardium occidentale, là loài thân gỗ lâu năm, quả khô không nẻ, vỏ cứng, có hình thận.
Đây là loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế (Việt Nam đứng đầu thế giới trong xuất khẩu điều tính từ 2006 đến nay). Hạt điều thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng nhiều trong ẩm thực và công nghiệp chế biến (hạt điều rang muối, phô mai hạt điều, bơ hạt điều, sữa hạt điều…). Chồi và lá điều non đều có thể ăn được. Phần cuống quả phình to có thể ăn như trái cây hoặc làm mứt, nước uống…
CÔNG DỤNG CỦA QUẢ, THÂN VÀ LÁ CÂY ĐIỀU
Được biết, nước sắc của vỏ cây điều có tác dụng điều trị tiêu chảy, tưa miệng, viêm họng, giải độc rắn cắn và tránh thai. Vỏ cây điều còn được ứng dụng trong công thức trà thảo mộc cho các trường hợp hen suyễn, cảm lạnh. Ngoài ra, nhựa từ thân cây điều có tính ăn da nên được dùng để chấm vào chỗ da bị vết chai hoặc mụn cóc.
Đối với lá điều, người ta nấu nước uống giúp dễ ngủ và giảm đau nhức toàn thân. Lá điều già cũng được áp dụng chữa các bệnh về da và bỏng (phơi khô, tán bột).
Quả điều: Có vị chua, hơi chát, khi chín cò mùi thơm. Nhiều nơi còn dùng quả điều chín tươi, ủ lên men để nấu rượu.
CÔNG DỤNG CỦA HẠT ĐIỀU
- Hạt điều bổ dưỡng, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Ma giê, Can xi, Phốt pho, Đồng, Sắt, Kali, Kẽm, Vitamin K, C, B1, B2, B3, B6, … Với hàm lượng Ma giê và Can xi cao, hạt điều rất tốt cho tim (giúp điều hòa lưu lượng máu) và xương. Hơn nữa, hạt điều có nhiều axit béo có lợi nên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, thiếu máu và các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Ngoài ra, ăn hạt điều thường xuyên còn giúp tóc khỏe mượt và giảm các vấn đề về mắt do tuổi tác hay tác hại bức xạ của tia UV, bệnh thoái hóa điểm vàng…
- Nhân hạt điều còn chứa Proanthocyanidins (PACs) là chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Hạt điều còn được bào chế thành si rô để trị ho và cảm lạnh. Dầu được chiết xuất từ hạt điều (pha loãng và thoa) cũng được dùng để điều trị nứt gót chân, mụn nước, chàm, vảy nến và lở loét (do bệnh giang mai).
LƯU Ý
Mặc dù hạt điều là thực phẩm lý tưởng cho sức khỏe nhưng khi sử dụng cần có sự cân nhắc nhất định.
Liều lượng: Ăn nhiều quả điều (cuống quả) có thể bị tưa lưỡi. Đối với hạt điều, khoảng 16 – 18 hạt/ ngày là phù hợp để tránh sỏi thận và tăng cân không mong muốn.
Cách thức chế biến: Vỏ quả điều có độc nhưng chất độc này bị phân hủy bởi nhiệt. Do đó, hạt điều được rang hoặc nướng chín trước khi sử dụng. Dùng nhân hạt điều ở dạng thô có thể dẫn đến triệu chứng rối loạn tâm thần. Hơn nữa, không nên ăn nhân hạt chưa chín hoàn toàn vì chất nhựa trong nó có thể gây lở miệng.
Đối tượng sử dụng: Ở trường hợp dị ứng hạt điều, các phản ứng có thể kể đến là buồn nôn, tiêu chảy, ho, khó thở, chảy nước mũi hay sốc phản vệ (rất nguy hiểm với các triệu chứng như chóng mặt, nôn mửa, sưng lưỡi, khàn giọng…).
Bên cạnh đó, những người bị bệnh tiểu đường hay có ý định phẫu thuật trong 2 tuần cũng không nên dùng hạt điều với số lượng lớn vì có thể làm tăng lượng đường trong máu.
▼ Nguồn tham khảo
1. Tropical | Cashew | Anacardium occidentalehttps://pfaf.org/plants/tropical-cashew-anacardium-occidentale/Ngày truy cập 06.2.20192. Anacardium occidentale L https://hort.purdue.edu/newcrop/duke_energy/Anacardium_occidentale.htmlNgày truy cập 06.2.20193. Proanthocyanidins là gì http://sakur.ileraloro.com/proanthocyanidins-la-gi/Ngày truy cập 06.2.20194. 15 Powerful Benefits Of Cashews https://www.organicfacts.net/health-benefits/seed-and-nut/health-benefits-of-cashews.htmlNgày truy cập 06.2.2019(Tuyết Nhi)
Từ khóa » Trồng Cây đào Lộn Hột
-
Cây điều (Đào Lộn Hột) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Mùa đào Lộn Hột - Báo Người Lao động
-
Vì Sao ở Miền Nam Nhiều Người Thích Gọi Trái Này Là đào Lộn Hột?
-
Đào Lộn Hột Loại Quả Lạ Mà Quen Không Phải Ai Cũng Biết - YouTube
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây điều - Hạt điều Rang Muối
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây điều
-
Cây Đào Lộn Hột
-
Cây điều (đào Lộn Hột) Cây đỏ ấn độ Hoặc Vàng. | Shopee Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Quả điều - Đào Lộn Hột
-
Mùa Tết – Mùa Trái đào Lộn Hột - Báo Phụ Nữ
-
địa Chỉ Bán đào Lộn Hột
-
Cây đào Lộn Hột Lớn Nhất Thế Giới - Zing News
-
Cây đào Lộn Hột Khổng Lồ Tán Rộng Hơn 8.500 M2