Điều Chỉnh độ Phủ Sóng Wifi Theo 8 Cách "Mở Rộng" Và 3 Cách "Thu ...
Có thể bạn quan tâm
1. Chỉnh độ phủ sóng wifi - Xác định lại vị trí đặt modem hoặc router
Thiết kế được vị trí đặt bộ phát wifi tốt sẽ giúp thiết bị phát sóng wifi theo đúng như tiêu chuẩn nhà sản xuất công bố. Trước khi đi thay đổi vị trí đặt modem hoặc router bạn cần nắm vững các nguyên tắc:
Nguyên tắc | Mô tả chi tiết | |
Nguyên tắc 1 | Sóng wifi phát mạnh theo hướng ngang thân anten và phát xuống dưới mạnh hơn | Cụ thể là với anten đẳng hướng, loại anten có ở hầu hết các bộ phát wifi dùng cho không gian gia đình. |
Nguyên tắc 2 | Sóng wifi bị suy yếu khi gặp nhiều vật cản, các bức tường dày | Sóng 5GHz không có khả năng xuyên tường dày. Còn sóng 2.4GHz xuyên tường tín hiệu sẽ bị suy giảm rất nhiều. |
Nguyên tắc 3 | Sóng 2.4GHz rất dễ bị trùng kênh sóng khi đặt gần một bộ phát wifi khác | Hai tín hiệu wifi cùng kênh đặt cạnh có thể làm nhiễu sóng nhau, từ đó gây ra hiện tượng wifi yếu và chập chờn. |
Nguyên tắc 4 | Sóng 2.4GHz phải “chiến đấu” với các sóng khác có nguy cơ gây nhiễu | Ví dụ: lò vi sóng, điện thoại cố định không dây... |
Nguyên tắc 5 | Sóng wifi dễ bị phản xạ khi đặt cạnh các vật kim loại có tiết diện lớn | Ví dụ: tủ đồ, cánh cửa bằng kim loại. Hay kể cả một tấm gương bởi đằng sau nó thường mạ một lớp kim loại. |
Tóm lại, để chỉnh độ phủ sóng wifi cần một vị trí đặt Router tốt, bạn có thể tuân thủ theo các chỉ dẫn sau: Bạn nên đặt bộ phát wifi ở trung tâm nhà, không nên đặt bộ phát tại góc tường, gần tường hay tại vị trí giữa tường và tivi. Ưu tiên đặt ở những vị trí trên cao, thoáng như mặt bàn, kệ tủ hoặc gắn trên trần nhà. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh đặt router gần bếp hay các vật kim loại có tiết diện lớn, gương… Nếu nhà có nhiều tầng, bạn hãy để bộ phát wifi giữa hai tầng để sóng wifi phát xuống dưới mạnh hơn.
Thay đổi vị trí Router đúng sẽ gia tăng khả năng phát sóng wifi.
2. Điều chỉnh tăng độ phủ sóng wifi - Thay đổi kênh tín hiệu wifi giảm nhiễu
Nếu bạn đang sống trong khu vực dân cư đông đúc thì việc trùng kênh sóng 2.4GHz diễn ra khá phổ biến nên việc thay đổi vị trí router sẽ không đạt hiệu quả. Do đó bạn nên đổi kênh để router nhà mình để không bị trùng với các kênh của nhà lân cận.
Đầu tiên, bạn xác định kênh nào còn trống bằng cách sử dụng ứng dụng Wifi Analyzer trên Android hoặc inSSIDer trên laptop để phát hiện các thiết bị wifi xung quanh đang cùng sử dụng channel nào và tìm kênh còn trống tốt hơn. Sau đó, bạn tiến hành điều chỉnh chuyển kênh trên cấu hình modem và chuyển sang kênh còn trống tốt hơn. Nếu bạn đang sử dụng các bộ phát tiêu chuẩn Mỹ hoặc Châu Âu thì nên ưu tiên chuyển sang các kênh 1, 6, 11 để hạn chế tình trạng trùng kênh tốt nhất.
Tình trạng nhiễu sóng wifi 2.4GHz xảy ra phổ biến tại những nơi có mật độ dân cư đông đúc.
3. Cập nhật ngay Firmware cho thiết bị wifi
Firmware tương tự như một bản cập nhật phần mềm từ nhà sản xuất và có khả năng khắc phục lỗi của nhà sản xuất. Nếu router có tính năng cảnh báo cập nhật Firmware thì bạn hãy kích hoạt nó lên và cập nhật Firmware mới nhất.
4. Chọn hướng đặt anten thích hợp để chỉnh độ phủ sóng wifi
Anten là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát tín hiệu tới người dùng.Anten có thể xoay sang hai bên, thậm chí là nghiêng theo nhiều góc khác nhau. Nếu bạn đang cố gắng để tín hiệu lan tỏa theo chiều ngang nên điều chỉnh hướng anten theo chiều dọc. Nếu bạn muốn sóng wifi thu tốt hơn giữa các tầng trong nhà nên điều chỉnh anten theo chiều ngang.
Với các thiết bị wifi có anten ngầm, chất lượng sóng sẽ phụ thuộc vào tư thế của thiết bị, ngang dọc khác nhau. Vì vậy bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo mình đặt thiết bị đúng đảm bảo vùng phủ sóng rộng.
Cùng một thiết bị được trang bị anten ngầm nếu đặt sai tư thế bộ phát sóng, sóng phát ra sẽ có phạm vi khác nhau.
5. Thử tập trung tín hiệu bằng vỏ bia
Nếu muốn tập trung vùng phủ sóng tới một hướng nhất định có mật độ sử dụng wifi cao, bạn hãy sử dụng vỏ bia tăng phạm vi phủ sóng ở vị trí đó. Tuy nhiên cách làm này không được nhiều người đánh giá cao về độ thẩm mỹ.
Bạn dùng kéo để cắt vỏ lon bia sao cho trông giống như một đĩa radar. Sau đó, bạn lật úp miệng vỏ bia vừa cắt qua cái anten của router và cố định nó lại bằng một chút băng dính, nhớ xoay hướng của parabol về phía cần phát đi xa nhất là được.
6. Thay anten của modem
Trường hợp bắt buộc bạn phải đặt modem vào những vị trí khó truyền tín hiệu đi xa ví dụ như phải đặt thiết bị sát tường, đặt thiết bị tại góc nhà,... Để đảm bảo sóng wifi phủ rộng khắp căn phòng bạn có thể nghĩ đến phương án thay thế anten hiện tại bằng anten đẳng hướng có độ lợi cao hơn hoặc anten định hướng chỉ phủ sóng theo một hướng nhất định.
7. Nâng cấp router wifi có vùng phủ sóng lớn hơn
Bạn nên nâng cấp router wifi mới có vùng phủ sóng lớn hơn nếu như router đã cũ và không đáp ứng được nhu cầu của bạn nữa. Một thiết bị router có vùng phủ sóng rộng sẽ được trang bị từ chuẩn kết nối 802.11n (còn gọi là Wireless N), được nhà sản xuất công khai công suất phát lớn và độ lợi anten cao (trên 3dBi). Tại Việt Nam, các thiết bị wifi được yêu cầu có công suất phát tối đa là 20dBm (tương đương với 100mW). Công suất phát càng cao, vùng phát sóng càng xa và giá thành sẽ càng đắt.
Độ lợi anten càng cao, tầm phát sóng càng xa.
8. Sử dụng thêm bộ mở rộng sóng wifi (repeater)
Bộ mở rộng sóng (repeater hay extender) là thiết bị có khả năng thu sóng của một access point và phát lại. Các thiết bị repeater được sử dụng rộng rãi trong các nhà có diện tích nhỏ và vùng sóng yếu ở xa bộ phát có nhu cầu sử dụng mạng trung bình.
Để khắc phục tình trạng này, trước hết, bạn kiểm tra độ phủ sóng wifi của access point hiện tại và tìm ra các vùng chết wifi, điểm chết wifi. Tiếp theo, bạn tìm vị trí thích hợp đặt bộ kích sóng trong vùng sóng yếu chập chờn đảm bảo bộ lặp sóng phải nằm trong vùng phủ sóng wifi gốc (cụ thể vị trí đặt Repeater có RSSI >-70dBm). Sau đó, bạn cắm nguồn cho bộ mở rộng sóng Repeater và tiến hành cài đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
9. Sử dụng Home Wifi Viettel
Giải pháp Wifi Mesh đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu để mở rộng vùng phủ sóng với tốc độ ổn định tại mọi không gian có nhiều vật cản, nhà nhiều tầng hay căn hộ có diện tích rộng. Hiện nay, Viettel đang cung cấp giải pháp wifi mesh có tên Home Wifi. Để sử dụng Home Wifi của Viettel, bạn có thể mua bộ từ 2 đến 3 thiết bị Home Wifi H196A.
Các ưu điểm vượt trội khi sử dụng Home Wifi mở rộng vùng phủ sóng wifi dễ dàng nhận thấy như: thiết bị sở hữu vùng phủ sóng Wifi rộng lên đến 300m2, chất lượng sóng phủ đều và liền mạch hơn các loại wifi thông thường mà không bị gián đoạn khi di chuyển. Bộ thiết bị Home Wifi hỗ trợ Wifi AC1200 băng tần kép cho tốc độ ổn định cao sẽ giúp người dùng có trải nghiệm sử dụng wifi mượt mà nhất. Bên cạnh đó, bộ 3 thiết bị Home Wifi H196A được trang bị RAM cực mạnh, có khả năng chịu tải lớn lên đến 100 - 120 user hoạt động ổn định cùng lúc. Ngoài ra, khi có bất kỳ cục Mesh nào trong mạng lưới bị lỗi, các Mesh còn lại có khả năng tự động bắt kết nối lại với nhau đảm bảo kết nối luôn mượt mà.
Bộ ba thiết bị Home Wifi Viettel.
Đặc biệt khi đăng ký gói cước SuperNet mới nhất 2021 của Viettel, bạn sẽ được trải nghiệm mạng wifi mesh với ưu đãi đặc biệt sử dụng gói cước tốc độ cao từ 100Mbps đến 250Mbps chỉ có giá từ 245.000 – 525.000 VNĐ/tháng. Khách hàng sẽ được trang bị thiết bị Modem F670Y băng tần kép sở hữu tốc độ truy cập lên đến 1200Mbps cùng 2 anten có độ lợi 5dBM và RAM 256MB cho khả năng chịu tải lên đến 20 user trên mỗi băng tần. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào gói cước đăng ký bạn sẽ được trang bị miễn phí từ 1 đến 3 node Home Wifi mở rộng vùng phủ sóng, đảm bảo tốc độ mạng cao và ổn định. Nhân viên kỹ thuật Viettel cũng sẽ hỗ trợ tư vấn thiết kế hệ thống mạng Mesh phù hợp cho bạn. Đồng thời, nhân viên kỹ thuật Viettel sẽ đến tận nhà xử lý sự cố ngay khi bạn gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến mạng.
Tham khảo chi tiết tốc độ và giá từng gói cước tại bảng sau:
Gói cước | Băng thông | Giá cước gồm VAT theo khu vực (VNĐ) | ||
Nội thành | Ngoại thành | 61 tỉnh | ||
SUPERNET1 (01 AP) | 100 Mbps | 265.000 | 245.000 | 225.000 |
SUPERNET2 (02 AP) | 120 Mbps | 280.000 | 260.000 | 245.000 |
SUPERNET4 (02 AP) | 200 Mbps | 390.000 | 370.000 | 350.000 |
SUPERNET5 (03 AP + 2 TV) | 250 Mbps | 525.000 | 480.000 | 430.000 |
10. Giảm độ phủ sóng trên 1 access point
Điều chỉnh giảm độ phủ sóng wifi được nhiều người sử dụng khi muốn sở hữu vùng sóng wifi hẹp nhưng có tốc độ mạnh hoặc hạn chế bị hàng xóm câu trộm mạng. Có 3 cách giúp bạn giảm độ phủ sóng wifi trên một thiết bị phát sóng như sau:
10.1. Hạn chế vùng phủ sóng wifi bằng cách tắt PHY RATE tốc độ thấp
Không như mạng dây, khi lắp đặt mạng không dây thì tốc độ wifi sẽ ngày càng giảm mạnh khi bạn càng ở xa access point. Bạn có thể dễ dàng theo dõi sự thay đổi này thông qua chỉ số RSSI trên máy thu (laptop/điện thoại). Càng đứng xa bộ phát thì chỉ số RSSI càng ngày càng thấp, kéo theo đó tốc độ truy cập wifi cũng càng giảm mạnh theo. Nguyên nhân là bởi khi sử dụng mạng wifi ở xa thì access point và thiết bị thu (client) sẽ tự thỏa thuận việc sử dụng tốc độ thấp để đổi lấy khoảng cách xa. Do đó, bạn càng đi xa bộ phát thì tốc độ truy cập wifi ngày càng yếu.
Lúc này, việc tắt các PHY RATE thấp sẽ hạn chế vùng phủ sóng wifi nhưng đổi lại một khi bạn đã kết nối thì tốc độ sẽ rất cao. Ví dụ trang cấu hình tắt các PHY RATE thấp trên Router hãng Cisco: Disabled (tắt) các PHY RATE 1Mbps > 11Mbps sẽ không truy cập vào được wifi nếu có tốc độ wifi nhỏ hơn 11Mbps. Mandatory (bắt buộc) PHY RATE 12Mbps thì client hỗ trợ tốc độ 12Mbps mới kết nối vào được con access point. Supperted PHY RATE 18Mbps > 54Mbps nên những chuẩn tốc độ này nếu clients có hỗ trợ thì sẽ càng truy cập nhanh hơn, không có cũng không sao.
Khi cấu hình như vậy, vùng phủ sóng sẽ bị hạn chế lại chỉ còn 1 phân nửa vùng phủ sóng ban đầu. Nhưng bù lại, một khi đã kết nối thì tốc độ người dùng sẽ đạt được tối thiểu 12Mbps, lúc này trải nghiệm wifi của người dùng sẽ mượt mà hơn.
Minh họa trang cấu hình tắt các PHY RATE thấp.
10.2. Thay kênh trên các băng tần 2.4GHz giảm độ phủ sóng wifi
Các thiết bị Wifi thường giao tiếp với nhau bằng cách truyền tải tín hiệu wifi qua băng tần vô tuyến 2.4GHz hoặc 5GHz. Băng tần 5GHz có bước sóng ngắn, tốc độ mạnh và không có khả năng xuyên tường hay vật cản. Băng tần 2.4GHz có bước sóng dài hơn, tốc độ yếu hơn băng tần 5GHz và có khả năng xuyên qua các bức tường hay vật thể rắn.
Do đó, để giảm vùng phủ sóng wifi bạn có thể tiến hành chuyển sang kênh có tầm phủ sóng hẹp hơn trên băng tần 2.4GHz. Băng tần 2.4GHz có tổng cộng 14 kênh (channel), số kênh càng cao thì tầm phủ sóng càng nhỏ: channel 1 đến 10 có tầm phủ sóng rộng nhất, nhưng wifi sẽ yếu hơn khi ở xa. Channel 11 đến 13 có tầm phủ sóng hẹp, chỉ khoảng 10-20m nhưng chất lượng sóng wifi luôn mạnh nhất.
Lưu ý: thiết bị của bạn được sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất của Mỹ thì trên băng tần 2.4GHz bạn chỉ có thể sử dụng được 11 kênh, theo tiêu chuẩn của Châu u là 13 kênh, và theo tiêu chuẩn của Nhật Bản là 14 kênh.
Để đảm bảo việc chuyển kênh giảm vùng phủ sóng wifi mà vẫn đảm bảo không xuất hiện hiện tượng trùng kênh, nhiễu kênh thì bạn nên thực hiện theo 2 bước sau: Đầu tiên, bạn sử dụng ứng dụng Wifi Analyzer trên Android hoặc inSSIDer trên laptop. Qua đó, bạn phát hiện các thiết bị wifi xung quanh đang sử dụng kênh nào nhiều nhất, kênh nào đang còn trống. Sau đó, bạn đăng nhập vào trang quản lý modem và tiến hành chuyển sang kênh cao nhất còn trống.
Minh họa tổng số 14 kênh trên băng tần 2.4GHz.
10.3. Giảm công suất phát sóng thu hẹp phạm vi phát sóng wifi
Công suất phát sóng ký hiệu là Tx (hay Transmission Power). Thông số Tx càng cao thì vùng bao phủ mạng càng lớn, khả năng xuyên tường càng mạnh. Do đó, để thu hẹp phạm vi phát sóng wifi bạn có thể giảm thông số công suất phát trên thiết bị.
Trên thực tế chỉ có các thiết bị phát wifi chuyên dụng thì các nhà sản xuất mới công khai giá trị Tx. Hầu hết các hãng còn lại không đưa ra giá trị cụ thể của Tx mà chỉ có các tùy chọn High (cao), Medium (Vừa), Low (thấp) (Giá trị mặc định là High).
Do đó, bạn có thể điều chỉnh giảm độ phủ sóng bằng cách giảm công suất phát. Với các thiết bị wifi công bố Tx, các nhà sản xuất thường để mặc định giá trị Tx là 42mW (15dBm). Bạn có thể cân nhắc giữ nguyên thông số công suất phát này hoặc có thể tùy chỉnh giảm sâu hơn để thu hẹp phạm vi phát sóng. Với các thiết bị nhà sản xuất không công bố Tx, bạn có thể cân nhắc cài đặt về tùy chọn Medium (Vừa) hoặc Low (Thấp) để thu hẹp phạm vi phát sóng wifi.
Trên đây là toàn bộ kiến thức hướng dẫn cách điều chỉnh độ phủ sóng wifi từ việc giảm độ phủ sóng đến tăng độ phủ sóng. Hy vọng các kiến thức trong bài đã giúp bạn dễ dàng thực hiện việc điều chỉnh vùng sóng phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Home Wifi Viettel, mời bạn gọi cho chúng tôi theo số Hotline 18008168 để được tư vấn miễn phí.
Từ khóa » Cách Tăng Phạm Vi Phủ Sóng Wifi
-
10 Cách Tăng độ Phủ Sóng Wifi KHẮP NHÀ KHÔNG LO CHẬP CHỜN
-
5 Cách Mở Rộng Phạm Vi Mạng Wi-Fi
-
Mẹo Tăng Tín Hiệu Sóng Wifi Lên Mức Cao Nhất
-
8 Cách Làm Wifi Phát Xa Hơn Và ổn định - TOTOLINK Việt Nam
-
7 Cách Tăng Cường Phạm Vi Phát Sóng Wifi - TOTOLINK Việt Nam
-
Các Cách để Tăng Cường Phạm Vi Phát Sóng WiFi
-
Tăng Cường Sóng Wifi – Mở Rộng Kết Nối Mạng Nội Bộ Trong Ngôi Nhà ...
-
Hướng Dẫn 10 Cách Làm Tăng Sóng WiFi Trong Nhà Mạnh Gấp đôi
-
Cách Giới Hạn Phạm Vi Phát Sóng Wifi Của Modem Nhỏ Lại - Fpt.center
-
8 Cách Tăng Tín Hiệu Sóng Wifi Trong Nhà Tốt Nhất
-
Hướng Dẫn Mở Rộng Mạng Wifi Bằng Thiết Bị Thu Phát TP Link.
-
Cách Làm Wifi Phát Xa Hơn, Tăng Sóng Và Tốc độ Internet - Thủ Thuật
-
MẸO Tăng Tốc độ Mạng Wifi Ai Cũng Có Thể Thực Hiện được
-
10 Cách Tăng độ Phủ Sóng Wifi KHẮP NHÀ ...