Điều đặc Biệt ở Cây Hoa Hòe
Có thể bạn quan tâm
Cây hoa hòe mang một dáng vẻ kiêu sa, lộng lẫy mang bóng mát, ngoài ra còn là vị thuốc quý của ngành Y dược. Chính vì điều đó người ta ưa chuộng chồng hoa Hòe làm cây công trình, cũng như cây cảnh vừa tạo cảnh quan, vừa đem lại bóng mát, tỏa hương thơm ngát thoảng thoảng qua dãy phố.
Điều gì đã khiến cây hoa Hòe được ưa thích đến vậy? Ngày hôm nay, chúng tôi và bạn cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về cây hoa Hòe
Cây hoa Hòe còn được người ta gọi với những tên khách như Hòe mễ, hòe hoa mễ. Loài hoa này có tên khoa học là Sophora japonica L.
Cây hoa hòe được người xưa gọi là cây “Lộc” một trong 3 loài hoa quý được coi trọng bậc nhất. Hoa hòe là biểu tượng của sự phú quý, giàu sang.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, trồng ba cây hòe trước Triều môn tượng trưng cho chức Tam công của triều đình, thế nên người ta ưa trồng hòe ở trước nhà với mong muốn con cái sau này thành đạt, đạt được nhiều danh vọng.
Đặc điểm của cây hoa hòe
Cây hoa hòe có nguồn gốc là cây bản địa Đông Á. Tại Việt Nam cây hoa hòe mọc phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, bởi đặc tính dễ trồng, ít gặp phải sâu bệnh thế nên rất được người ta ưa chuộng để trồng làm cây bóng mát.
Cây hoa Hòe là loại cây thân gỗ, cây trưởng thành có thể đạt chiều cao lên tới 15 mét. Thân cây thẳng, lá bầu dục chỏm tròn, cành mọc cong queo, lá kép cụm hoa giống như chùy màu trắng, tràng hoa có màu vàng. Hoa hòe có đặc điểm thuộc loại đậu, không mở cánh, đầu hơi nhọn, có chiều dài khoảng 3 – 6mm, rộng 1-2mm màu vàng hơi xám. Cánh hoa chưa nở có vị đắng, màu vàng. Quả hòe thuộc họ đậu dày, và thắt nhỏ giữa các hạt.
Tác dụng của cây hoa hòe
Ngoài việc mang lại bóng mát, mang lại mùi hương thơm ngát, tô điểm cho quang cảnh sân nhà, công viên, đường phố, thì đặc điểm nổi bật nhất có lẽ là được thu hoạch để làm thuốc chữa bệnh trong y học.
Hoa hòe có tính mát vị đắng. Theo y học dân gian, hoa hòe có tác dụng tốt trong việc bổ máu, thanh nhiệt, giải độc, sát cam trùng. Sử dụng hoa hòe để trị những bệnh như chảy máu cam, viêm võng mạc, tiểu ra máu, trĩ, mất ngủ, cao huyết áp, hoa khạc ra máu….
Theo những nhà khoa học, hoa hòe còn có những công dụng khác như:
– Cầm máu, giảm thời gian chảy máu.
– Cải thiện sức bền cho thành mạch, làm giảm khả năng thẩm thấu ở mao mạch.
– Sử dụng hòe bì tố làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
– Chống co thắt, giảm sự trương lực cơ trơn của đại tràng, phế quản.
– Rutin thường dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp
Cách trồng cây hoa hòe
Hoa hòe là loài hoa khỏe mạnh dễ dàng sinh trưởng tốt. Cây có thể sinh trưởng ở điều kiện khí hậu và đất trồng khác nhau.
Khi trồng cây với số lượng lớn hãy đảm bảo rằng mỗi cây trồng cách nhau từ 5 đến 7m. Sử dụng đất thịt pha cát nhỏ và mịn để tiến hành gieo trồng. Tiếp theo bạn rải một lớp cát dày khoảng 10cm. Sau khi đã rải đều, bạn phủ thêm một lớp nữa dày 5cm, rồi tưới nước. Cố gắng duy trì độ ẩm trong vòng 1 tháng hạt sẽ mau nảy mầm hơn.
Khi cây lên mầm được khoảng 5 đến cm, bạn hãy cẩn thận bứng lên cho vào bầu nilon đầy đất màu mỡ. Xếp theo hàng, và trực tiếp chăm sóc sao cho cây cao đến khoảng 60cm thì bạn hãy mang cây ra trồng ở đất vườn.
Cách chăm sóc cây hoa hòe
Tưới nước
Cung cấp đầy đủ nước cho cây hoa hòe, đặc biệt là mùa khô, lúc cây ra quả và lúc quả sắp chín, nên tưới 1 tuần 2 lần.
Cắt tỉa
Khi cây đạt được chiều cao khoảng 1-1,5m, bạn tiến hành bấm ngọn cho cây ra các nhánh. Nhớ giữ lại 4-5 cành, sau đó lại tiếp tục bấm ngọn cành để tạo thêm cành cấp 2. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi có bộ khung tán được phân bố đều.
Bón phân
Để có những cây hoa hè xanh mát nở hoa tươi đẹp, bạn hãy bón theo thời vụ.
Vụ xuân, bón vào tháng 2 để đón lộc về nhà. Vụ hè từ tháng 4-5 để đón lộc hè là lộc cho hoa, vì vậy lượng phân vụ Xuân và vụ hè bón 30 – 40%. Vụ thu tháng 10 bón lượng phân còn lại để nuôi sức cho cây qua vụ đông kết hợp tỉa cành tạo tán làm cho cây có dáng phù hợp. Có thể bón thêm phân chuồng từ 10 – 15 kg/hốc hoặc tưới nước rửa chuồng chăn nuôi hàng ngày.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây dễ bị mắc các bệnh phổ biến như rệp sáp, nhện đỏ, nấm thân, thối cành non,bọ cách cứng và sâu đục thân ở giai đoạn tháng 2 đến 4 âm lịch. Nên ta có thể phun thuốc phòng trừ từ 1-2 lần vào khoảng thời gian trên.
Trên đây là những điều cần biết khi sở hữu một cây hoa Hòe, bạn hãy nắm chắc kiến thức để chăm sóc cho cây hoa hòe thật xanh tươi, mát mẻ, đem lại nhiều công dụng cho gia đình bạn. Ngoài ra, vườn cây Hòa Bình cung cấp những loại cây hoa hòe làm cây công trình, cây bóng mát trước nhà, cây phong thủy,….
Chi tiết xin liên hệ:
CÂY XANH HÒA BÌNH
– Hotline: 0962.376.560
– Bán hàng: 0962.376.560
– Nguyễn Trường Giang
– Địa chỉ: Cầu Mai Lĩnh, Biên giang, Hà Đông, Hà Nội
Từ khóa » Cây Hoa Hoè Cảnh
-
Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc Cây Hòe Phong Thủy Giúp Rước Lộc Vào Nhà
-
Cây Hoa Hòe - Cây Hoa Cảnh
-
Bán Cây Hoa Hòe Giá Rẻ ở đâu _ Công Dụng Đặc điểm Chăm Sóc
-
Cây Hoa Hòe - Bán Trồng Cây Hoa Hòe Cổ Thụ Tại Hà Nội
-
Mua Bán Cây Hoa Hòe Lâu Năm, Trồng Biệt Thự - Resot
-
Cây Hòe | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Hoa Hòe Trong Chậu
-
Cây Hoa Hòe
-
Cây Hoa Hòe - Hà Nội - Cây Cảnh
-
Cây Hoa Hòe | - Hoa Quý
-
Địa Chỉ Cung Cấp Cây Hòe Giá Tốt, Uy Tín, Chất Lượng
-
Bán Cây Hoa Hòe II Cây Hoa Hòe Giống - Hồng Cây Cảnh
-
Trồng Cây Hòe Làm Cảnh - Thu Hoa Hòe Làm Thuốc - Mẹ Tự Nhiên