Điều đặc Biệt Quan Trọng Trong Thai Kỳ Mà Các Mẹ Bầu Thường Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
Điều quan trọng mà các mẹ bầu thường bỏ quan trong thai kỳ chính là chích ngừa vắc xin ngừa bệnh cúm.
Ảnh minh họa: chích vắc xin cho phụ nữ mang thai (nguồn internet)
Chích ngừa vắc xin cúm là điều quan trọng cho mẹ bầu
Cúm là một bệnh lý rất thường gặp. Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là các đối tượng đặc biệt dễ bị nhiễm cúm. Triệu chứng nhiễm cúm thường gặp là sốt, đau đầu, đau cơ, ho, đau họng, mệt mỏi. Nó có thể đưa đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi. Một vài biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các thay đổi sinh lý của hệ miễn dịch người mẹ khi mang thai là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm cúm và xảy ra các biến chứng do cúm. Bên cạnh đó, nhiễm cúm cũng làm tăng nguy cơ kết cục xấu cho thai kỳ như sinh non.
Tổ chức Y tế Thế giớ (WHO) khuyến cáo nên chủng ngừa cúm hàng năm cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, trẻ dưới 5 tuổi, người lớn hơn 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính và nhân viên y tế.
Vắc-xin cúm cần được chủng ngừa hàng năm
Vắc-xin cúm sẽ kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất các kháng thể kháng vi-rút cúm. Quá trình này sẽ hoàn tất sau 2 tuần kể từ khi bạn tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, vì chủng vi-rút cúm sẽ thay đổi qua mỗi năm và kháng thể được tạo từ vắc-xin của năm nay sẽ không bảo vệ được hoàn toàn khỏi chủng vi-rút của năm sau. Do đó, để được bảo vệ hoàn toàn, bạn cần được chủng ngừa một liều cúm mới mỗi năm.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm và các biến chứng nặng của cúm. Tuy nhiên trẻ sơ sinh sẽ không được tiêm ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Điều đáng mừng là kháng thể từ mẹ có thể qua bánh nhau để vào hệ tuần hoàn của thai. Do đó, khi bạn tiêm phòng cúm trong khi mang thai, các kháng thể bảo vệ tạo ra sẽ được chuyển sang cho thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé của bạn chống lại bệnh cúm cho đến khi trẻ có thể tiêm vắc-xin khi được 6 tháng tuổi.
Vắc-xin cúm đã được chứng minh an toàn cho phụ nữ mang thai
Hiện nay, Vắc-xin cúm bất hoạt dạng tiêm được sử dụng khá phổ biến và đã được chứng minh an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và không gây ra các vấn đề về thai kỳ hoặc dị tật bẩm sinh.
Một dạng khác của vắc-xin đươc điều chế từ vi rút sống giảm độc lực, sản xuất dưới dạng xịt mũi. Loại vắc-xin này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai
Chích vắc xin khi cúm vào bất cứ lúc nào khi mang thai
Bạn có thể chích vắc-xin cúm bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, bất kể tuổi thai. Mùa cúm ở Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 9 (theo WHO). Lý tưởng, bạn nên tiêm ngừa trước khi vào mùa cúm để được bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, tiêm ngừa cúm có hiệu quả “bảo vệ kép” cho cả bạn và em bé của bạn, do đó bạn vẫn nên chích vắc-xin cúm dù muộn ở những tháng cuối thai kỳ hoặc ngoài mùa cúm.
ThS.BS. Lê Võ Minh Hương – Bệnh viện Từ Dũ
Trích nguồn: http://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/dieu-dac-biet-quan-trong-trong-thai-ky-ma-cac-me-bau-thuong-bo-qua/
Từ khóa » Chích Ngừa Cúm Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Tiêm Phòng Cúm Khi đang Mang Thai Có An Toàn? | Vinmec
-
Thông Tin Cần Biết Về Tiêm Vắc Xin Cúm Khi Mang Thai | Vinmec
-
Hỏi đáp: Khi Nào Tiêm Vắc Xin Cúm Cho Bà Bầu Hiệu Quả Nhất?
-
Tổng Hợp 13 Câu Hỏi Về Tiêm Phòng Cúm Khi Mang Thai
-
Tiêm Phòng Vắc Xin Cho Bà Bầu: Những điều Cần Biết - VNVC
-
Vắc Xin Phòng Cúm Cho Phụ Nữ Chuẩn Bị/đang Mang Thai - VNVC
-
Tiêm Phòng Cúm Cho Bà Bầu Có An Toàn? Vì Sao Mẹ Cần Chủng Ngừa ...
-
Giải đáp Thắc Mắc: Nên Tiêm Phòng Cúm Trước Khi Mang Thai Bao Lâu?
-
Tiêm Ngừa Vắc Xin Cúm ở Phụ Nữ Mang Thai: Những ảnh Hưởng đến ...
-
Bệnh Cúm Và Thai Kỳ | Washington State Department Of Health
-
Tiêm Vắc Xin Phòng Bệnh Cúm Khi đang Mang Thai - Suckhoe123
-
[PDF] Mang Thai - NSW Health
-
Q&A: Cúm Mùa & Mẹ Bầu - Family Medical Practice
-
Tiêm Phòng Cúm Và Những Thông Tin Cơ Bản Cần Biết