Điều đỏ – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Roi (định hướng). Đối với các định nghĩa khác, xem Mận (định hướng).
Roi hoa đỏ
Tình trạng bảo tồn
Ít quan tâm  (IUCN 3.1)[1]
Hiếm  (NCA)
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Myrtales
Họ: Myrtaceae
Chi: Syzygium
Loài: S. malaccense
Danh pháp hai phần
Syzygium malaccense(L.) Merr. & L.M.Perry, 1938
Các đồng nghĩa[2]
  • Caryophyllus malaccensis (L.) Stokes
  • Eugenia malaccensis L.

Roi hoa đỏ hay còn được gọi là mận đỏ, mận điều đỏ, mận Ấn Độ (danh pháp hai phần: Syzygium malaccense), thuộc chi Trâm của họ họ Đào kim nương, là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á và Úc.[2][3] Đây là một trong những loài được người Nam Đảo trồng từ thời tiền sử. Chúng được mang đến và du nhập một cách có chủ ý đến Châu Đại Dương xa xôi dưới dạng cây ca nô. Trong thời hiện đại, cây đã được du nhập khắp vùng nhiệt đới, bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Caribe.[4][5][6]

Tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Roi hoa đỏ có nhiều tên thông dụng trong tiếng Anh. Gồm có táo hoa hồng Mã Lai, hoặc đơn giản là táo Mã Lai, táo núi, táo hoa hồng, táo Otaheite, tần bì satin hồng, hồng mận và pommerac (có nguồn gốc từ pomme Malac, có nghĩa là "táo Mã Lai" trong tiếng Pháp).[2] Mặc dù đôi khi còn được gọi là điều Otaheite nhưng cây không liên quan đến cây điều. Trong khi hạt điều (không phải quả điều) có thể gây ra triệu chứng dị ứng,[7][8] quả táo hồng chưa được quan sát hiện tượng như vậy.[9] Ở Costa Rica nó được gọi là manzana de agua.[2] Cây được trồng chủ yếu ở các vùng mưa trên bờ biển Đại Tây Dương của đất nước. Ở Colombia, Puerto Rico và các nước Mỹ Latinh khác, cây được trồng và gọi là poma rosa. Ở Venezuela, cây được gọi là pomagás.[10]

Mô tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Roi hoa đỏ phát triển khá nhanh, đạt chiều cao từ 12–18 m, thân thẳng có chu vi khoảng 4,5 m và ngọn cây có hình chóp hoặc hình trụ. Lá thường xanh mọc đối xứng, cuống ngắn, hình elip, mũi mác hoặc hình thuôn; bề mặt mềm, xanh đậm, mặt trên khá bóng, mặt dưới nhạt hơn; dài 15-45 cm, rộng 9-20 cm. Đường gân phía trên không rõ ràng, nhưng chúng và gân giữa nhạt nổi rõ ở mặt dưới.[11]

Nụ hoa lúc đầu có màu đỏ rượu vang, chuyển sang màu hồng nhạt. Hoa dày đặc, có mùi thơm nhẹ, mọc ở thân trên và dọc theo những phần không có lá của cành trưởng thành, tạo thành cụm có cuống ngắn từ 2 đến 8, rộng từ 5-7,5 cm. Hoa gồm một đế giống cái phễu gắn 5 đài hoa dày, xanh lá, 4 cánh hoa thường có màu hồng tím đến đỏ sẫm (đôi khi trắng, vàng hoặc cam) và nhiều nhị hoa cùng màu dài 4 cm có đầu bao phấn màu vàng.[11]

Quả có hình thuôn, trứng hoặc chuông. Quả dài 5-10 cm, rộng 2,5-7,5 cm ở đỉnh. Vỏ quả mỏng, mịn, như sáp, màu hồng đỏ hoặc đỏ thẫm hoặc đôi khi có màu trắng với các đường sọc đỏ hoặc hồng. Thịt quả màu trắng, giòn hoặc xốp, mọng nước, vị ngọt khá thanh. Có thể có một hạt dẹt hoặc gần tròn hoặc 2 hạt hình bán cầu, rộng 1,6-2 cm, bên ngoài màu nâu nhạt, bên trong màu xanh lục và có kết cấu hơi thịt.[5] Quả của một số cây hoàn toàn không có hạt.[11]

Canh tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Roi hoa đỏ là một loại cây nhiệt đới khó trồng ở vùng cận nhiệt đới và sẽ bị hư hại khi nhiệt độ đóng băng.[12] Cây phát triển mạnh ở vùng khí hậu ẩm ướt với lượng mưa hàng năm là 152 cm (60 in) hoặc hơn. Có thể phát triển ở nhiều độ cao khác nhau, từ mực nước biển lên đến 2.740 m (8.990 ft). Cây có thể phát triển cao 12–18 m (39–59 ft). Cây trổ hoa vào đầu mùa hè, ra trái ba tháng sau đó. Ở Costa Rica, cây ra hoa sớm hơn và có quả chín vào tháng Tư. Người trồng cà phê sử dụng loài này để xua đuổi chim và tạo bóng mát.

Ở Hawaii, roi hoa đỏ được gọi là táo núi hay 'Ōhi'a' ai.[13] Khi người Polynesia đến quần đảo Hawaii, họ đã mang theo những loài thực, động vật quan trọng đối với họ. Roi hoa đỏ là một trong những "cây ca nô" xuất hiện cách đây 1000–1700 năm.[14][15]

Dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

Roi hoa đỏ là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, có thể ăn được khi còn sống và chín. Ở Puerto Rico, quả được sử dụng để làm rượu vang, còn ở Hawaii, trái cây được tiêu thụ giống như cách ăn táo Tây Bắc Thái Bình Dương.[11] Người Indonesia ăn hoa của cây trong món xà xách. Ở Guyana, vỏ quả roi được nấu chín để làm siro.[11] Mứt được chế biến bằng cách hầm thịt quả với đường nâu và gừng. Roi hoa đỏ có thịt quả màu trắng, có kết cấu tương tự quả lê nhưng ít ngọt hơn táo. Dưới đây là biểu đồ cung cấp thêm thông tin dinh dưỡng từ roi hoa đỏ được trồng ở Hawaii, El Salvador và Ghana. Do hàm lượng nước cao nên quả roi có lượng calo thấp hơn táo Gala hoặc táo Fuji và chứa một lượng vitamin và khoáng chất vừa phải.

Giá trị thực phẩm trên 100g phần ăn được
Độ ẩm 90,3-91,6 g
Chất đạm 0,5-0,7g
Chất béo 0,1-0,2 g
Chất xơ 0,6-0,8 g
Tro 0,26-0,39 g
Canxi 5,6-5,9 g
Phốt pho 11,6-17,9 g
Sắt 0,2-0,82 g
Caroten 0,003-0,008 mg
Vitamin A 3-10 IU
Thiamin 15-39 mcg
Riboflavin 20-39g
Niacin 0,21-0,41 mg
Axit ascorbic 6,5- 17,0 mg

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1793, Thuyền trưởng William Bligh được giao nhiệm vụ thu mua trái cây ăn được từ Quần đảo Thái Bình Dương cho Jamaica, bao gồm cả loài này.[16]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hình minh họa hoa của Roi hoa đỏ Hình minh họa hoa của Roi hoa đỏ
  • Hoa của Roi hoa đỏ Hoa của Roi hoa đỏ
  • Hoa của Roi hoa đỏ Hoa của Roi hoa đỏ
  • Cây roi hoa đỏ Cây roi hoa đỏ
  • Quả roi hoa đỏ trên cây Quả roi hoa đỏ trên cây
  • Quả roi chín. Quả roi chín.
  • Mặt cắt của quả roi chín Mặt cắt của quả roi chín

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Botanic Gardens Conservation International (BGCI) & IUCN SSC Global Tree Specialist Group (2018). “Syzygium malaccense”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T136055196A136139387. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ a b c d Syzygium malaccense”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
  3. ^ F.A. Zich; B.P.M Hyland; T. Whiffen; R.A. Kerrigan (2020). “Syzygium malaccense”. Australian Tropical Rainforest Plants, Edition 8. Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation (CSIRO). Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Dotte-Sarout, Emilie (2016). “Evidence of forest management and arboriculture from wood charcoal data: an anthracological case study from two New Caledonia Kanak pre-colonial sites”. Vegetation History and Archaeobotany. 26 (2): 195–211. doi:10.1007/s00334-016-0580-0.
  5. ^ a b Whistler, W. Arthur; Elevitch, Craig R. (2006). “Syzygium malaccense (Malay apple) (beach hibiscus)”. Trong Elevitch, Craig R. (biên tập). Traditional Trees of Pacific Islands: Their Culture, Environment, and Use (PDF). Permanent Agricultural Resources (PAR). tr. 41–56. ISBN 9780970254450.
  6. ^ Blench, Roger (2004). “Fruits and arboriculture in the Indo-Pacific region”. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association. 24 (The Taipei Papers (Volume 2)): 31–50.
  7. ^ Rance (2003). “Cashew allergy: observations of 42 children without associated peanut allergy”. Allergy. 58 (12): 1311–1314. doi:10.1046/j.1398-9995.2003.00342.x. PMID 14616109.
  8. ^ “Substance Info: Cashew Nut”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2024.
  9. ^ “Substance Info: Rose-apple”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ Syzygium malaccense”. European and Mediterranean Plant Protection Organization (EPPO). Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2023.
  11. ^ a b c d e Morton, Julia (1987). Fruits of Warm Climates. Julia F. Morton. tr. 378–381. ISBN 0-9610184-1-0. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2019.
  12. ^ “Malay Apple”. Plant Characteristics. Pine Island Nursery. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2024.
  13. ^ Abbott, Isabella Aiona. (1992). Lā'au Hawai'i : traditional Hawaiian uses of plants. [Honolulu, Hawaii]: Bishop Museum Press. tr. 3. ISBN 0-930897-62-5. OCLC 26509190.
  14. ^ Cranwell, Lucy (2011). “PLANTS OF THE CANOE PEOPLE” (PDF). Botany Department, University of Hawai‘i.
  15. ^ Whistler, W. Arthur (2009). Plants of the canoe people: an ethnobotanical voyage through Polynesia. National Tropical Botanical Garden. tr. 241. ISBN 978-0-915809-00-4.
  16. ^ Hargreaves, Dorothy; Hargreaves, Bob (1964). Tropical Trees of Hawaii. Kailua, Hawaii: Hargreaves. tr. 45. ISBN 9780910690027.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Roi hoa đỏ.
  • “Malay Apple Syzygium malaccense a.k.a. Mountain Apple”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2006.
  • “SYZYGIUM MALACCENSE - MALAY APPLE”. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2006.
  • “Malay Apple”. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2007.
  • “illustration from carribeanedu.com”. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2006.
  • “Canoe Plants of Ancient Hawai'i: 'OHI'A 'AI”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  • x
  • t
  • s
Danh sách trái cây Việt Nam
Trái cây chung
  • Bình bát
  • Bòn bon
  • Bưởi
  • Cam
  • Chanh
  • Chanh dây
  • Chôm chôm
  • Chuối
  • Cóc
  • Chùm ruột
  • Dâu tây
  • Dưa gang
  • Dưa hấu
  • Dưa lưới
  • Dừa
  • Dứa (Thơm, Khóm)
  • Đào
  • Điều (Đào lộn hột)
  • Đu đủ
  • Roi hoa trắng (mận chuông, mận trắng, bòng bòng, mận hồng đào)
  • Roi hoa đỏ (mận đỏ, mận điều đỏ, mận Ấn Độ)
  • Hồng
  • Hồng xiêm (sapôchê)
  • Khế
  • Lêkima (quả trứng gà)
  • Lựu
  • Mãng cầu Xiêm
  • Măng cụt
  • Mận hậu
  • Me
  • Mít
  • Na
  • Nhãn
  • Nho
  • Ổi
  • Quất
  • Quýt
  • Sầu riêng
  • Sấu
  • Sa kê
  • Sơ ri
  • Sung
  • Táo ta
  • Táo tây
  • Thanh long
  • Thanh yên
  • Thị
  • Vải thiều
  • Vú sữa
  • Xoài
Trái cây
Trái cây
Giống trái câyđặc sản
  • Bưởi da xanh
  • Bưởi Diễn
  • Bưởi Đoan Hùng
  • Bưởi Lâm Động
  • Bưởi Luận Văn
  • Bưởi năm roi
  • Bưởi Phúc Trạch
  • Bưởi Thanh Hồng
  • Cam bù
  • Cam Đồng Dụ
  • Cam sành
  • Cam Vinh
  • Cam xã Đoài
  • Chuối ngự
  • Chuối tiêu hồng Khoái Châu
  • Dâu Hạ Châu
  • Dứa Đồng Giao
  • Dừa sáp
  • Dưa Tân Hưng
  • Hồng xiêm Thanh Hà
  • Khóm Cầu Đúc
  • Ổi Thanh Hà
  • Quýt hồng
  • Quýt Hương Cần
  • Quýt ngọt Gia Luận
  • Táo Bàng La
  • Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim
  • Xoài cát Hòa Lộc
Bản mẫu:Quả

Từ khóa » Cây điều Quả đỏ