Điều Dưỡng Sài Gòn Chia Sẻ Về Nguyên Nhân Gây Bầm Tím Sau Rút Kim

Skip to content
  • Xét tuyển trực tuyến

Nội dung chính

  • Vết bầm tím sau rút kim là tình trạng vô cùng phổ biến

  • Nguyên nhân gây ra các vết bầm tím sau rút kim tiêm

  • Cách khắc phục vết bầm tím sau rút kim tiêm

  • Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

  • Lưu ý khi khắc phục vết bầm tím sau rút kim tiêm

Những vết bầm tím dưới da tại vị trí đặt kim tiêm sau khi rút kim là tình trạng vô cùng phổ biến. Tuy những vết bầm này không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.

  • Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn nhận biết và xử trí hạ đường huyết
  • Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan cổ trướng từ Điều dưỡng Sài Gòn

Vết bầm tím sau rút kim là tình trạng vô cùng phổ biến

Vết bầm tím sau rút kim là tình trạng vô cùng phổ biến

Bài viết này các điều dưỡng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách khắc phục những vết bầm tím sau khi rút kim tiêm hiệu quả nhất. Tuy nhiên trước tiên ta cần biết đâu là nguyên nhân dẫn tới các vết bầm tím sau khi rút kim tiêm.

Nguyên nhân gây ra các vết bầm tím sau rút kim tiêm

Hãy tưởng tượng tĩnh mạch của bạn là một đường ống nước có nhiệm vụ dẫn truyền máu. Khi đâm kim vào tĩnh mạch có nghĩa là đâm thủng đường ống ấy và dẫn máu ra ngoài một lượng vừa đủ để làm xét nghiệm hoặc tạo đường tiêm truyền.

Khi rút kim ra khỏi tĩnh mạch thì lỗ thủng do kim tạo ra vẫn còn đó, hãy tưởng tượng đường ống nước giờ đã có thêm 1 lỗ thủng trên bề mặt. Và nếu lỗ thủng ấy ko đc bịt chặt thì có nghĩa là nước trong đường ống mà ở đây là máu trong tĩnh mạch sẽ theo lỗ thủng phụt ra ngoài, chính xác là nó tràn ra mô, cơ.

Thông thường, Điều dưỡng sau khi lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhân luôn dặn dò hãy ấn chặt bông tại vị trí rút kim. Tuy nhiêm trong thực tế có nhiều trường hợp vì lo sợ ấn chặt sẽ gây đau và nguy hiểm nên bệnh nhân có thể ấn chưa đủ chặt hoặc không dám ấn bông. Điều này khiến máu hoặc dịch lẽ ra phải ở trong lòng mạch thì bị thoát ra tổ chức mô hoặc cơ và dẫn tới tình trạng thâm tím tại nơi rút kim.

Cách khắc phục vết bầm tím sau rút kim tiêm

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, sau khi rút kim cần ngăn việc máu tới lỗ thủng và thoát ra ngoài lỗ thủng của thành mạch. Thông thường điều dưỡng sẽ dùng bông hoặc gạc sạch đắp lên vị trí vừa rút kim, và dùng lực ấn tại vị trí đó.

Sau đó bệnh nhân cần ấn chặt đủ thời gian tại ví trí bông hoặc gạc sạch đắp lên ví trí rút kim để toàn bộ quá trình đông cầm máu được kích hoạt và có hiệu lực, trung bình là 7 phút.

Bạn cũng cần lưu ý, ngay cả khi điều dưỡng đã giúp bạn dán băng urgo hoặc băng dính lên vị trí rút kim bạn vẫn cần ấn thêm lực, bởi máu vẫn có nguy cơ rỉ ra từ vị trí lỗ thủng của thành mạch. Nếu bạn ấn thực sự chặt, thì tay con bạn sẽ ko bị thâm tím chút nào. Đừng lo sợ bị đau tại ví trí rút tiêm khi ấn chặt bông bởi để máu thoát ra tổ chức gây thâm tím sẽ khiến bạn đau hơn và thời gian đau lâu hơn.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

Lưu ý khi khắc phục vết bầm tím sau rút kim tiêm

Những vết bầm này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi tiêm 7 - 10 ngày mà không cần điều trị, nhưng bạn cũng cần lưu ý, tuyệt đối không xoa bóp dầu hoặc chườm nóng vào chỗ lấy máu vì sẽ làm vết bầm tím lan rộng hơn. Nếu muốn nhanh tan vết bầm, bạn nên chườm lạnh ngay tại vết bầm trong 48 giờ đầu, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 10-20 phút.

Chuyên mục
Xét tuyển trực tuyến

Từ khóa » Bầm Tím Tay Sau Khi Lấy Máu