Điều Gì Khiến Mỹ, Nga, Israel, TQ đua Nhau Phát Triển Vũ Khí Laser Dù ...

Phần nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai hiện nay đều lỗi thời, không đảm bảo việc bắn hạ tên lửa tấn công.

Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) thời chính quyền Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ban đầu có thể đưa Mỹ đi trước về khả năng phòng thủ tên lửa dựa trên năng lượng định hướng. Song sau đó Israel, Nga và Trung Quốc đã bắt đầu triển khai và tăng tốc phát triển những hệ thống tương tự nhằm đáp trả mối đe dọa tên lửa mới, theo trang Asia Times.

Nga, Trung Quốc và Israel đang phát triển vũ khí siêu thanh có khả năng bắn hạ tên lửa. Ảnh: TWITTER

Nga, Trung Quốc và Israel đang phát triển vũ khí siêu thanh có khả năng bắn hạ tên lửa. Ảnh: TWITTER

Có những nguyên tắc vật lý cơ bản khiến laser hay các hệ thống phòng thủ tên lửa dựa trên năng lượng định hướng hoạt động hiệu quả vượt trội hơn các vũ khí “bắn hạ tên lửa bằng tên lửa” như hầu hết các hệ thống hiện hành hướng đến.

Hạn chế của hệ thống phòng thủ truyền thống

Các cuộc tấn công tên lửa của Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, việc Iran mở rộng kho tên lửa cũng như các cuộc không kích của Israel thất bại trong việc phá hủy bệ phóng tên lửa của lực lượng Hezbollah trong Chiến tranh Lebanon năm 2006 đã thúc đẩy Israel xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng. Hiện tại, Israel vận hành các hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (Vòm sắt), David’s Sling và Arrow.

Iron Dome là hệ thống tên lửa đất đối không, được thiết kể để chống lại các loại tên lửa tầm ngắn. Theo dữ liệu từ giới chức quốc phòng Israel, Iron Dome có tỉ lệ bắn trúng mục tiêu thành công 90% và trong Chiến dịch Pillar of Defense năm 2012, hệ thống này được ghi nhận bắn trúng 84% tên lửa đang phóng tới.

Hệ thống phòng không Iron Dome của Israel và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ trong cuộc tập trận chung năm 2018. Ảnh: Jack Guez/ AFP / GETTY IMAGES

Hệ thống phòng không Iron Dome của Israel và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ trong cuộc tập trận chung năm 2018. Ảnh: Jack Guez/ AFP / GETTY IMAGES

Tuy nhiên, một số chuyên gia tranh cãi về những con số này. Họ cho rằng không có bằng chứng công khai để chứng minh tỉ lệ bắn trúng mục tiêu 90% của Iron Dome như Israel tuyên bố. Ngoài ra, Iron Dome tỏ ra không hiệu quả trước các cuộc tấn công bằng đạn cối và thậm chí bằng tên lửa tầm ngắn được phóng từ Dải Gaza. Chính điều này có thể đã thúc đẩy Israel phát triển hệ thống phòng thủ dựa trên laser để tăng sức mạnh cho Iron Dome.

David’s Sling là lớp tiếp theo trong hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel. David’s Sling được thiết kế để hạ gục tên lửa đạn đạo tầm ngắn, rocket cỡ lớn và tên lửa hành trình ở độ cao 15 km và tầm bắn 45-300 km.

Không như tên lửa đánh chặn Tamir của hệ thống Iron Dome, tên lửa Stunner của hệ thống David’s Sling không mang đầu đạn nổ và sử dụng cơ chế truy đuổi-tiêu diệt để tiêu diệt mục tiêu tương tự Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.

Israel sử dụng hệ thống tên lửa Arrow 2 và Arrow 3 làm lớp phòng thủ thứ ba. Cả hai tên lửa này đều có đầu đạn nổ phân mảnh định hướng, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.

Nga có lịch sử lâu đời về phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Từ thời Liên Xô, các kỹ sư đã bắt đầu nghiên cứu về các hệ thống như vậy từ những năm 1950 và đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung năm 1961. Sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các dự án phòng thủ tên lửa bị gác lại nhưng một số vẫn được duy trì.

Hiện tại, học thuyết của Nga đi theo cách tiếp cận ba tầng, cho phép tạo ra các bong bóng chống tiếp cận/chống xâm nhập nhằm duy trì khả năng răn đe hạt nhân và đảm bảo sự tồn tại của chế độ.

Cấp phòng thủ tên lửa đầu tiên của Nga bao gồm hệ thống tầm xa như S-500, S-400 và S-300. S-500 là hệ thống mới nhất trong số này, được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2022. S-500 được thiết kế để chống máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình cũng như vệ tinh quỹ đạo thấp.

Cấp phòng thủ tên lửa thứ hai của Nga gồm tên lửa đất đối không tầm trung Buk M3 và một số biến thể. Buk M3 được thiết kế để tăng phạm vi phủ sóng radar của các khu vực phòng không.

Hệ thống phòng không Pantsir-S của Nga tại Diễn đàn Quân sự-kỹ thuật quốc tế ARMY 2020 ở Vladivostok, Nga. Ảnh: Vitaliy Ankov/SPUTNIK

Hệ thống phòng không Pantsir-S của Nga tại Diễn đàn Quân sự-kỹ thuật quốc tế ARMY 2020 ở Vladivostok, Nga. Ảnh: Vitaliy Ankov/SPUTNIK

Dù được đưa vào sử dụng lần đầu năm 1980, nhưng hệ thống này dần dần được nâng cấp đến mức biến thể M3 mới nhất được cho là mạnh hơn hệ thống S-300 thế hệ cũ. Với việc được trang bị tên lửa mới 9M317M cùng các thành phần điện tử tiên tiến, Buk M3 có tầm bắn tối đa 70 km, tầm bắn tối thiểu 2,4 km và độ cao tác chiến tối đa 35 km.

Cấp phòng thủ tên lửa cuối cùng của Nga gồm các hệ thống tầm ngắn, chẳng hạn tổ hợp pháo-tên lửa Tunguska và Pantsir và hệ thống tên lửa tầm ngắn Tor.

Các cuộc chiến ở Trung Đông và Ukraine đã đặt ra nghi ngờ về hiệu suất của hệ thống phòng thủ tên lửa cấp hai và cấp ba của Nga. Năm 2020, ít nhất 23 hệ thống Pantsir đã bị UAV Bayraktar và Anka do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo phá hủy ở Syria và Libya, bất chấp hệ thống này được thiết kế để chống các mối đe dọa bay chậm và bay thấp.

Hơn nữa, các UAV của Ukraine tiếp tục bay bất chấp khả năng tác chiến điện tử và hệ thống phòng không mạnh mẽ của Nga, với việc UAV Bayraktar của Ukraine đã phá hủy một bệ phóng Buk M1. Có lẽ những tổn thất này đã thúc đẩy Nga triển khai vũ khí laser để chống lại mối đe dọa UAV của Ukraine.

Trung Quốc cũng xây dựng một hệ thống phòng thủ nhiều lớp tương tự, vận hành cả hệ thống sản xuất nội địa lẫn hệ thống mua của Nga.

Trong tuyến thống phòng thủ tên lửa thứ nhất, Trung Quốc sử dụng hệ thống phòng không S-400 mua của Nga và tên lửa đánh chặn HQ-9 do nước này sản xuất.

Đối với lớp phòng thủ tên lửa thứ hai, Trung Quốc cũng trang bị tên lửa đánh chặn HQ-9, sử dụng cơ chế truy đuổi-tiêu diệt thay vì đầu đạn nổ. Lớp phòng thủ này còn có tên lửa đánh chặn DN-3, được cho tương đương tên lửa SM-3 tiêu chuẩn Mỹ sử dụng trong hệ thống Aegis.

Tên lửa HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Tên lửa HQ-9 của Trung Quốc. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Trung Quốc còn sử dụng tên lửa HQ-16, kết hợp các yếu tố từ hệ thống phòng không Buk của Nga nhưng sử dụng cấu hình phóng thẳng đứng để có tầm bao quát 360 độ. Một hệ thống phòng thủ tên lửa đáng chú ý khác của Trung Quốc vốn đang được phát triển trong lớp phòng thủ thứ hai này là tên lửa HQ-29, loại tên lửa được cho đối trọng với tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ.

Đối với lớp phòng thủ thứ ba, Trung Quốc sử dụng hệ thống tên lửa tầm ngắn và tổ hợp pháo-tên lửa kết hợp. Chủ lực của phòng thủ tên lửa tầm ngắn của Trung Quốc bao gồm hệ thống HQ-7 được thiết kế ngược từ bệ phóng tên lửa Crotale của Pháp.

Lớp phòng thủ này còn có tổ hợp pháo-tên lửa Type 95 được trang bị bốn khẩu pháo 25 mm và bốn tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn QW-2.

Giống như Israel và Nga, Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí laser trang bị cho tiêm kích tàng hình J-20 của nước này, có thể đem lại khả năng phòng thủ chống tên lửa siêu thanh.

Vũ khí laser trở thành thực tế mới

Mặc dù Israel, Nga và Trung Quốc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp đáng gờm, phức tạp và đắt tiền nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không thể bị đánh lừa. Trong hầu hết trường hợp, không phải tên lửa công nghệ cao là mối đe dọa lớn nhất với hệ thống phòng thủ nhiều lớp mà chính là các cuộc tấn công bão hòa chi phí thấp, gồm cả cuộc tấn công bằng UAV được triển khai bầy đàn.

Dù hiện tại chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể chống lại vũ khí siêu thanh nhưng không phải không có khả năng.

Máy bay không người lái được triển khai bầy đàn. Ảnh: LOCKHEED MARTIN

Máy bay không người lái được triển khai bầy đàn. Ảnh: LOCKHEED MARTIN

Hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn tầm trung hiện tại không thể chống lại các phương tiện lượn siêu thanh vì chúng bay ở độ cao thấp hơn so với tên lửa đạn đạo truyền thống.

Các radar trên mặt đất và không gian hiện hành cũng có thể gặp khó khi theo dõi các phương tiện lượn có khả năng cơ động ở độ cao thấp.

Tuy nhiên, vì vũ khí siêu thanh bay chậm hơn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở giai đoạn cuối, đồng nghĩa có thể đánh chặn chúng trong giai đoạn bay này.

Vì thế các khái niệm phòng thủ tên lửa trong tương lai có thể nhấn mạnh vào phòng thủ giai đoạn cuối, khu vực phòng thủ hẹp thay vì phạm vi toàn cầu hay phạm vi khu vực.

Dù hệ thống phòng thủ dựa vào tên lửa đánh chặn toàn cầu và khu vực sẽ không trở nên lỗi thời trong nay mai, song chúng có thể được bổ sung với nhiều vũ khí phòng thủ năng lượng định hướng như laser vốn có thể bắn hạ nhiều loại tên lửa, UAV, tên lửa siêu thanh trong giai đoạn bay cuối của chúng.

Các nước Mỹ, Israel, Nga và Trung Quốc đều đã phát triển nguyên mẫu vũ khí laser có thể đảm nhận những vai trò như vậy.

Tuy nhiên, vũ khí laser đặt ra những thách thức kỹ thuật riêng như tiêu thụ điện năng lớn, chi phí ban đầu cao và thiết bị tương đối cồng kềnh làm hạn chế khả năng cơ động.

Trong khi tên lửa tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức khi va chạm thì tia laser phải được tập trung vào mục tiêu trong vài giây để hạ gục mục tiêu, điều này có thể không thích hợp với các mục tiêu di chuyển tốc độ hàng ngàn km mỗi giây.

Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ laser, sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và việc thu nhỏ hơn nữa các thành phần quan trọng đang làm cho ý tưởng phòng thủ dựa trên vũ khí laser có chi phí thấp và trở thành thực tế mới.

Về lâu dài, theo dự đoán của SDI, vũ khí năng lượng định hướng trong không gian sẽ là biện pháp phòng thủ tốt nhất trước tên lửa đạn đạo trong cả giai đoạn tăng cường và giai đoạn giữa đường bay. Điều này sẽ không khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa ở giai đoạn cuối và phòng thủ chống tên lửa siêu thanh trở nên lỗi thời. Dù vậy, nó có khả năng vô hiệu hóa một phần đáng kể trong số 10.000 tên lửa đạn đạo hạt nhân hiện được đưa vào sử dụng – hơn 90% trong số này do Nga và Mỹ vận hành.

Thách thức lớn với Ukraine khi được Phương Tây cung cấp vũ khí ồ ạt

Thách thức lớn với Ukraine khi được Phương Tây cung cấp vũ khí ồ ạt

TRI TÚC Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Từ khóa » Hệ Thống Tên Lửa đạn đạo Là Gì