Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Như Bạn đeo Kính áp Tròng Khi đi Ngủ? - CafeBiz

Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng việc đeo kính áp tròng trong khi ngủ là điều không được các bác sĩ khuyên làm. Thế nhưng thực ra thì có chuyện gì xảy ra nếu như chúng ta vẫn sử dụng chúng ngay cả khi đi ngủ?

Những tác động của kính áp tròng lên đôi mắt

Để biết được điều này, chúng ta cần phải biết chính xác những ảnh hưởng của việc đeo kính áp tròng lên mắt của chúng ta mỗi ngày. Cũng như một vật gì đó mới xuất hiện và được bạn thử sử dụng trên cơ thể mình, dù nó là đồ ăn hay là một loại thuốc, chúng ta cũng cần thời gian để làm quen với nó.

Việc đeo kính áp tròng cũng tương tự như vậy. Tổ chức FDA coi kính áp tròng giống như một loại thuốc, dù bạn không phải hấp thụ nó vào cơ thể, dù nó chỉ đơn giản được sử dụng như một lớp màng bao bọc con ngươi của bạn, thì cơ thể bạn cũng phải học cách điều tiết lại để phù hợp với nó.

Kính áp tròng cũng có thể gây đau mắt hoặc làm khô mắt. Nước mắt của từng người có một độ pH tương ứng nhất định, và khi mà bạn đeo kính áp tròng vào thì chúng có một độ pH khác, vì thế bạn có thể sẽ chảy nước mắt để giúp loại bỏ vấn đề này. Và nếu như bạn có một đôi mắt khô trước khi đeo kính áp tròng, nó sẽ có thể khiến vấn đề này thêm trầm trọng hơn.

Khi chúng ta chớp mắt nghĩa là đang lau nước mắt trên giác mạc để giúp giữ cho mọi thứ đồng nhất và rõ ràng, bởi vì khi giác mạc được tiếp xúc với không khí, nó có thể trở nên khó chịu. Kính áp tròng cần được cung cấp đủ độ ẩm khi được lấy ra khỏi hộp kính, chính vì vậy nếu như mắt bạn khô thì đó chỉ là cách làm tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Tại sao không nên đeo kính áp tròng trong khi đi ngủ?

Khi chúng ta ngủ, chúng ta mất tiếp xúc với oxy xung quanh giác mạc ( điều cần thiết để giữ cho giác mạc khỏe mạnh).

Chúng ta vẫn có thể có được nó bằng nhiều cách khác ví dụ như thông qua các mạch máu- nhưng chúng ta sẽ nhận được ít hơn so với chúng ta khi chúng ta đang tỉnh táo.Và sự thật là kính áp sẽ làm hạn chế sự tiếp xúc của giác mạc với oxy nhiều hơn bởi vì nó tạo ra một rào cản giữa oxy và giác mạc.

Mặc dù hiện nay có một số loại kính dãn tròng mỏng cho oxy tiếp xúc tốt hơn với giác mạc, nhưng vẫn sẽ có lúc bạn phải trải qua tình trạng thiếu oxy vùng mắt.

Khi đó, mắt bạn dễ bị nhiễm trùng hơn vì vi khuẩn có thể vào giác mạc và khi bạn nhắm mắt mà không có nước mắt để rửa trôi chúng đi. Sau đó, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và có thể gây ra những trường hợp nguy hiểm mà đáng chú ý nhất là khả năng mất thị lực hoàn toàn.

Nếu như bạn không may ngủ quên khi vẫn còn đeo kính áp tròng chỉ trong một đêm thì bạn khó có thể nhận ra những tác hại của nó hay phải chịu đựng những hậu quả nguy hiểm.

Thế nhưng, nếu như việc làm này trở thành một thói quen thường nhật của bạn hoặc bạn có chủ đích đeo kính áp tròng qua đêm, thì chính bạn đang đẩy bản thân mình tiến gần hơn đến những nguy hại khó lường về sức khỏe của đôi mắt.

Nếu như bạn nhận ra rằng mắt bạn đang bị đỏ lên một cách bất thường, hay khi bạn cảm thấy có gì đó ở trong mắt bạn và điều này thường xuyên lặp lại, hoặc bạn không thể nhìn tốt như xưa hay khi mà bạn nhìn vào bóng đèn, bạn có cảm giác như đang nhìn trực tiếp vào mặt trời thì đó chính là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn cần phải đến tìm bác sĩ ngay lập tức.

Tin tốt là bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách không tiếp tục đeo kính áp tròng và để cho cơ thể tự chữa lành vết thương. Nếu như tình trạng này vẫn tiếp tục tệ thêm thì bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc cho bạn.

Vậy tại sao chúng ta không tự thiết lập cho mình một thói quen mới? Hãy bỏ kính áp tròng ra khỏi mắt bạn mỗi đêm trước khi bạn đi ngủ. Hãy cố gắng để làm điều đó mỗi ngày vì đó là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Nguy cơ mắc phải căn bệnh "hỏng một bên mắt" đáng sợ vì thói quen bị cận mà lười đeo kính

Khánh Linh

Theo Trí Thức Trẻ Copy link Link bài gốc Lấy link! http://ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=%C4%90i%E1%BB%81u+g%C3%AC+s%E1%BA%BD+x%E1%BA%A3y+ra+n%E1%BA%BFu+nh%C6%B0+b%E1%BA%A1n+%C4%91eo+k%C3%ADnh+%C3%A1p+tr%C3%B2ng+khi+%C4%91i+ng%E1%BB%A7%3F

Từ khóa » đeo Kính áp Tròng Ngủ Trưa được Không