Điều Khiển Đèn 220V Bằng Realy Sử Dụng Arduino

Tổng quan về Rơ le (Relay)

Rơ le là một công tắc chạy bằng điện, sử dụng một nam châm điện để vận hành cơ khí công tắc.

Rơ le được sử dụng khi cần kiểm soát một mạch điện bằng một tín hiệu công suất thấp hoặc trong trường hợp một số mạch phải được kiểm soát bởi một tín hiệu.

Cấu tạo của Rơ le

Rơ le 5VDC 10A 250VAC

Trong bài ngày hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một Rơ le 5VDC 10A 250VAC.

Các thành phần chú ý:

VCC: Điện áp cấp nguồn cho Rơ le (5V).

GND: Nối đất (điện áp âm – 0V).

IN: Đầu cấp tín hiệu cho Rơ le.

Tiếp theo là các tiếp thường đóng (NC) và thường hở (NO) của Rơ le.

Các linh kiện cần thiết cho dự án

Tên linh kiện Số lượng Shopee
Arduino Uno R3 1 Mua ngay
Cáp nạp 1 Mua ngay
Relay 5V/1 Kênh 1 Mua ngay
Dây cắm (Đực – Cái) 1 Mua ngay

Bạn sẽ học được gì

  • Có kiến thức cơ bản về Robotics
  • Chế tạo Robot dò đường thông minh
  • Đánh thức nhà khoa học bên trong bạn
  • Tìm hiểu thêm về Robotics, các thuật toán Robot tự động
  • Kiến thức nền tảng để chế tạo các máy móc tự động phục vụ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất
  • Kiến thức để chế tạo sản phẩm, tham gia các cuộc thi khoa học công nghệ trong nước và quốc tế

KHÓA HỌCCHẾ TẠO ROBOT DÒ ĐƯỜNG

ĐĂNG KÝ NGAY

Đã có 284 học viên đăng ký

Chú ý khi sử dụng Rơ le (Relay)

Để tiếp tục hướng dẫn bài viết chúng tôi khuyên các bạn cẩn thận trong việc đấu nối, để tránh trường hợp gây thương tích.

Sơ đồ đấu nối

Hình ảnh thực tế

Code

Đoạn code khá đơn giản ở đây mình sử dụng chân D8 để làm chân điều khiển. Khi bắt đầu chương trình đèn sẽ sáng trong 3 giây, sau 3 giây bóng đèn sẽ tắt .

int Relay = 8; void setup() { pinMode(Relay, OUTPUT); digitalWrite(Relay, HIGH); } void loop() { digitalWrite(Relay, LOW); delay(3000); digitalWrite(Relay, HIGH); delay(3000); }

Giải thích Code

Đoạn code trên dùng để điều khiển một module relay (rơle) kết nối với chân số 8 của board Arduino. Khi chương trình được chạy, ở hàm setup(), chân số 8 được cấu hình là đầu ra với lệnh pinMode(Relay, OUTPUT);, và sau đó được kích hoạt bằng lệnh digitalWrite(Relay, HIGH);, giúp đảm bảo rơle khởi động ở trạng thái ban đầu.

Ở hàm loop(), rơle được điều khiển để chuyển đổi trạng thái bằng cách đặt đầu ra của chân số 8 ở mức thấp với lệnh digitalWrite(Relay, LOW);, sau đó đợi trong 3 giây bằng lệnh delay(3000);. Sau khi chờ 3 giây, chân số 8 được đặt ở mức cao bằng lệnh digitalWrite(Relay, HIGH);, rơle sẽ được kích hoạt và giữ ở trạng thái này trong 3 giây nữa. Điều này tạo ra một chu trình chuyển đổi trạng thái của rơle sau mỗi 6 giây.

Kết luận

Tóm lại, việc sử dụng Arduino để điều khiển đèn 220V bằng rơ le là một ứng dụng thực tế và hữu ích trong các hệ thống điện tử. Điều này giúp giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp với điện áp cao và tăng cường an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng rơ le cũng giúp đảm bảo việc điều khiển đèn 220V được ổn định và chính xác hơn. Tuy nhiên, để thực hiện được ứng dụng này, cần phải có kiến thức và kỹ năng về lập trình và điện tử, cũng như đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định về điện áp.

Bài viết liên quan

  • Mới học Arduino nên chọn board nào?
  • GÓC DIY | Chế tạo Robot tránh vật cản – Hướng dẫn chi tiết
  • Điều khiển Đèn 220V bằng Realy sử dụng Arduino
  • Đo nhiệt độ bằng Cảm biến LM35 sử dụng Arduino
  • Báo động chống trộm bằng cảm biến PIR (HC-SR501)

Chúc các bạn thành công!

Trân trọng.

TweetShareSharePin11 Shares

Từ khóa » điều Khiển độ Sáng Bóng đèn 220v Arduino