Điều Khoản Cơ Bản Điều Khoản Thông Thường Điều Khoản Tùy Nghi

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >
Điều khoản cơ bản Điều khoản thông thường Điều khoản tùy nghi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.02 KB, 64 trang )

4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 7. Phạt vi phạm hợp đồng;8. Các nội dung khác.” Trong tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản mà ở hợp đồngnày các bên không cần thỏa thuận nhưung ở một hợp đồng khác, các bên lại buộc phải thỏa thuận thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác, ngồinhững nội dung cụ thể này, các bên còn có thể thỏa thuận để xác định với nhau thêm một số nội dung khác. Vì vậy, có thể phân chia các điều khoản trong nộidung của hợp đồng thành ba loại:

2.1. Điều khoản cơ bản

Các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng. Đó là những điều khoản khơng thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu khôngthỏa thuận được những điều khoản đó, thì hợp đồng khơng thể giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc dopháp luật quy định. Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm… có những điều khoản đương nhiên là điều khoảncơ bản, vì khơng thỏa thuận tới nó sẽ khơng thể hình thành hợp đồng. Chẳng hạn, điều khoản về đối tượng luôn là điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bántài sản. Ngồi ra, có những điều khoản mà vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận được điều khoản đó mới giao kếthợp đồng thì những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết.

2.2. Điều khoản thông thường

Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này, thì vẫn coi như hai bênLại Cẩm Linh Luật kinh doanh K454đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã định. Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới q trìnhgiao kết hợp đồng, các bên có thể không cần thỏa thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng các bênvẫn phải thực hiện các điều khoản đó. Vì vậy, nếu có tranh chấp về những nội dung này, thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụcủa các bên trong hợp đồng. Ví dụ: Địa điểm giao tài sản là động sản đối tượng của hợp đồng mua bán là tại nơi cư trú của người mua nếu trong hợp đồng, cácbên không thỏa thuận về địa điểm giao tài sản.

2.3. Điều khoản tùy nghi

Ngoài những điều khoản phải thỏa thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước, khi giao kết hợp đồng cácbên còn có thể thỏa thuận để xác định thêm một số tài khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được cụ thể hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các bêntrong quá trình thực hiện hợp đồng. Các điều khoản này được gọi là điều khoản tùy nghi.Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụdân sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, bên có nghĩa vụ được phép lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng, sao chothuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia. Như vậy, một điều khoản trong nội dung của hợp đồng có thể là điềukhoản cơ bản, có thể là điều khoản thơng thường nhưng cũng có thể là điều khoản tùy nghi. Chẳng hạn, địa điểm giao vật trong hợp đồng mua bán tài sản sẽlà điều khoản cơ bản, nếu lúc giao kết, các bên đã thỏa thuận cụ thể về nơi giao vật. Ngược lại, nó là điều khoản thơng thường nếu các bên không thỏa thuận màmặc nhiên thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp luật. Mặt khác, địaLại Cẩm Linh Luật kinh doanh K455điểm trong hợp đồng mua bán sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên đã thỏa thuận cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiệnnghĩa vụ giao vật. Dựa vào tính chất của các điều khoản tùy nghi, người ta còn có thể phânchúng thành hai loại khác nhau: tùy nghi ngoài pháp luật và tùy nghi khác pháp luật.

II. Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECONChế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON
    • 64
    • 1,803
    • 10
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(288 KB) - Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON-64 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ví Dụ điều Khoản Tùy Nghi Là Gì