Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Nha Khoa Và Những Vấn đề ...

Chứng chỉ hành nghề nha khoa và những vấn đề chung nhất về việc điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt, điều những nha khoa, cùng với những câu hỏi xoay quanh chủ đề thuê bằng bác sĩ nha khoa, tất cả sẽ được nêu rõ trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt là gì? Lệ phí cấp bao nhiêu?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa được quy định như sau:

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nha khoa: sau khi tốt nghiệp bác sĩ, tham gia công tác tối thiểu 18 tháng tại cơ sở Y tế nhà nước cấp có thẩm quyền, thì đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa.

Theo quy định của Sở Y Tế TP.HCM hiện nay mọi bác sĩ phải có chứng chỉ chuyên khoa mới đủ tư cách pháp nhân hành nghề và buộc phải công bố trước khách hàng của mình.

Muốn được cấp chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt, ít nhất bạn cần có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ trở lên. Bên cạnh đó, để theo học ngành này, bạn còn phải đảm bảo có sức khỏe tốt, đủ điều kiện đáp ứng để theo học được ngành này.

"Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề y sở y tế TPHCM: phí thẩm định cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là 360.000đ/01 lần thẩm định.; Lệ phí cấp, cấp lại 190.000đ/01 chứng chỉ."

điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt

Điều kiện được hoạt động khám chữa bệnh tại phòng khám tư nhân:

Đối với người đứng đầu phòng khám: phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, được phép đăng ký phòng khám chuyên khoa (chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt). Còn đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám, đây phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đã đăng ký và có thời gian khám, chữa bệnh trong phạm vi chuyên khoa đó ít nhất là 54 tháng.

  • Biết thêm: Chứng chỉ hành nghề 54 tháng được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 01 VBHN – BYT ngày 26 tháng 2 năm 2016 Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh : là thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa, bao gồm cả thời gian học định hướng chuyên khoa hoặc sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó được phân công, bổ nhiệm.

>>> Tham khảo: Luật sư tư vấn về điều kiện kinh doanh phòng khám nha khoa

Trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại mục ( VIII của Thông tư - Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011). Người ngoài chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa các đối tượng khác làm việc trong phòng khám nếu có nhiệm vụ thực hiện việc khám chữa bệnh cần phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được phân công.

Có nên thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa hay không?

Có nên thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa hay không?

Tình trạng nhiều bác sĩ, nha sĩ hiện nay vì một số lý do mà cho thuê hoặc thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa (bằng bác sĩ răng hàm mặt). Việc này quả thực không còn là chuyện quá đỗi mới lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, nếu nhiều người thuê và cho thuê như vậy thì liệu đây có là một việc không vi phạm pháp luật? Liệu chúng ta có nên thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa hay không? Điều này sẽ được làm rõ ngay bên dưới!

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có Chứng nhận hành nghề. Đồng nghĩa pháp luật không cho phép cho thuê, thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa nói riêng và xét nghiệm nói chung.

Mặc khác, tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP việc thuê, cho thuê Chứng chỉ hành nghề bị xử phạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng đồng thời, tước chứng chỉ hành nghề nha khoa trong vòng 12 tháng (đối với trường hợp cho thuê chứng chỉ).

Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho biết: “Việc cấp chứng chỉ hành nghề nha khoa hiện nay mới chỉ được tiến hành trên giấy tờ mà không qua một kỳ sát hạch cụ thể nào. Điều này vô hình chung không thể đánh giá đúng năng lực thực chất của người hành nghề y.”

Như vậy, việc mua, cho thuê hoặc thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa là việc làm hoàn toàn trái pháp luật. Bạn nên cân nhắc và hết sức thận trọng với trường hợp này.

Chứng chỉ hành nghề nha khoa có hoạt động chuyên môn trong phạm vi nào?

Việc cấp chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt đã được nêu rõ như trên, vậy chứng chỉ hành nghề có thể hoạt động chuyên môn trong phạm vi nào?

Chứng chỉ hành nghề nha khoa có hoạt động chuyên môn trong phạm vi nào?

Chứng chỉ hành nghề y sĩ răng hàm mặt có phạm vi hoạt động như sau:

- Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt

- Khám, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt

- Điều trị laser bề mặt

- Chữa các bệnh viêm quanh răng

- Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng

- Làm răng giả, hàm giả

- Chỉnh hình răng miệng

- Chữa răng và điều trị nội nha

- Thực hiện việc cấy ghép răng Implant đơn giản với số lượng từ 1 đến 2 răng trong 1 lần thực hiện thủ thuật

- Không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng.

- Tiểu phẫu thuật răng miệng

- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

Như vậy, việc cấp chứng chỉ hành nghề răng hàm mặt cũng dựa vào yếu tố năng lực của từng cá nhân và cơ sở vật chất của phòng khám. Trên đây là giới hạn phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề nha khoa. Vậy, nguyên tắc để đăng ký hành nghề khám chữa bệnh nha khoa là gì? Cùng xem tiếp bên dưới nhé!

Nguyên tắc đăng ký hành nghề khám chữa bệnh nha khoa

Chứng chỉ hành nghề nha khoa và nguyên tắc hành nghề nha khoa

1. Một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, không được đồng thời làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên.

2. Một người hành nghề chỉ được đăng ký làm người phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không được đồng thời làm người phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác).

3. Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể kiêm nhiệm phụ trách khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được phụ trách một khoa và phải phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo của người đó.

4. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ.

5. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.

6. Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm việc ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên cùng địa bàn tỉnh nhưng tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.

7. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh khác với nơi mình đang hành nghề để đảm bảo tính liên tục, ổn định trong cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

8. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn (ví dụ: hội chẩn, mổ phiên) theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải đăng ký hành nghề.

9. Trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vì lý do ốm đau, nghỉ phép, đi học hoặc vì các lý do khác thì người chịu trách nhiệm chuyên môn phải thực hiện các thủ tục sau:

a) Nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dưới 3 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đó có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng;

b) Nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên 3 ngày thì thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều này và phải có văn bản báo cáo Sở Y tế;

c) Nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ 30 ngày đến 180 ngày thì thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều này, có văn bản báo cáo Sở Y tế và được Sở Y tế chấp thuận bằng văn bản;

d) Nếu thời gian vắng mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên 180 ngày thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

>>> Tham khảo thêm:Tăng doanh thu cho phòng khám nha khoa hút khách

Trên đây là đầy đủ những vấn đề liên quan về chứng chỉ hành nghề nha khoa, những nguyên tắc đăng ký hành nghề khám chữa bệnh nha khoa và các vấn đề liên quan khác. Hy vọng đã đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết nhất cho bạn!

Từ khóa » Chứng Chỉ Rhm