Điều Kiện Cho Và Nhận Tinh Trùng - Hôn Nhân Và Gia đình

Điều kiện cho và nhận tinh trùng Ngày đăng 21/02/2019 | 00:00 | Lượt xem: 3385

Tôi không kết hôn, nhưng muốn có con. Tôi dự định xin tinh trùng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện phụ sản. Xin hỏi pháp luật quy định về điều kiện cho và nhận tinh trùng như thế nào?  

TIN LIÊN QUAN

Tôi không kết hôn, nhưng muốn có con. Tôi dự định xin tinh trùng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện phụ sản.

Xin hỏi:

- Pháp luật quy định về điều kiện cho và nhận tinh trùng như thế nào?

- Tôi phải chuẩn bị hồ sơ giấy tờ gì để nộp cho Bệnh viện phụ sản?

Trả lời

Khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.

Thụ tinh trong ống nghiệm, theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ, “là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”.

Phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc cho và nhận tinh trùng (giao tử của người nam), trứng hay còn gọi là noãn (giao tử của người nữ) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Điều 4 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn như sau:

“1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.

4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học”.

Điều 5 của Nghị định này quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi như sau:

“1. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

2. Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

3. Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;

b) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;

c) Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

4. Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi”.

Nếu đáp ứng các điều kiện nhận tinh trùng nêu trên, theo khoản 1 Điều 11 của Nghị định này, bạn gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này, bao gồm:

“a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm”.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho bạn. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị, họ phải trả lời bạn bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng. Có nghĩa là, bạn có thể nhận tinh trùng tại đây để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không được biết người cho.

Thu Hường

Admin PBGDPL

Các tin khác
  • Khi người bị tuyên bố là đã chết mà trở về thì nhân thân, tài sản được xác định như thế nào?
  • Việc phân chia tài sản đối với đất nuôi trông thủy sản của vợ chồng khi ly hôn
  • Xác định hôn nhân chấm dứt khi nào
  • Quyền về chỗ ở của vợ hoặc chồng khi ly hôn
  • Khi nào thì việc mang thai hộ là vi phạm pháp luật?
  • Điều kiện theo quy định của pháp luật cho việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?
  • Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
  • Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
  • Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
Xem tất cả
  • Cảnh giác với chiêu trò bán vé chương trình 'Anh trai say hi' qua hội nhóm
  • Cảnh giác ứng dụng AI kết hợp sử dụng DeepFake, DeepVoice... làm giả thông tin để lừa đảo
  • Khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong sử dụng điện tại cơ sở, hộ gia đình
  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa cài app ngân hàng giả mạo
Xem tất cả

Vềđầu trang // ]]>

Từ khóa » điều Kiện Xin Phôi