Điều Kiện đăng Ký Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo

Xuất khẩu gạo không phải là ngành nghề kinh doanh mới nhưng thực tế hiện nay có rất ít doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề này. Sở dĩ như vậy vì theo quy định của pháp luật đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải xin cấp giấy phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nghị định 107/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh, xuất khẩu gạo mới được Chính phủ ban hành vào tháng 8/2018, có hiệu lực từ đầu tháng 10/2018 được kỳ vọng gỡ vướng và tạo môi trường thông thoáng nhất cho doanh nghiệp ngành gạo phát triển. Trong bài viết này, Luật Việt An xin được cung cấp cho khách hàng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều kiện đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo là gì?

  • Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
  • Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Quy định về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo được thuê để kinh doanh xuất khẩu gạo

Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo được thuê có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Lưu ý: Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp nào được kinh doanh xuất khẩu gạo mà không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo?

  • Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên và được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định

Lưu ý: Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định.

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Luật Việt An

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
  • Kiểm tra đánh giá tính hợp pháp của tài liệu, hồ sơ tư vấn cho khách hàng hoàn thiện một cách đúng nhất với cơ quan có thẩm quyền;
  • Đại diện và thực hiện thủ tục cho khách hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Qúy khách hàng có nhu cầu đăng ký Giấy phép đủ điều kiện xuất khẩu gạo vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Từ khóa » đơn Vị Xuất Khẩu Gạo