Điều Kiện để Tụ Không Bị đánh Thủng
Có thể bạn quan tâm
Tác giả | Chủ đề: Bài tập về đánh thủng tụ điện (Đọc 32829 lần) |
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề. |
VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Giới hạn hoạt động của tụ điện, nhằm giúp các em học tốt chương trình Vật lí 11.
Nội dung bài viết Giới hạn hoạt động của tụ điện: DẠNG 4: Giới hạn hoạt động của tụ điện 1. Phương pháp – Nếu có một tụ điện Từ đó ta suy ra U E d gh – Nếu có bộ tụ ghép với nhau, để tính hiệu điện thế giới hạn hoạt động của bộ tụ điện, ta làm như sau: + Xác định Ugh , đối với mỗi tụ. + Dựa vào bộ tụ mắc nối tiếp hay song song để suy ra kết quả. 2. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Hai bản của tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R = 60 cm, khoảng cách giữa 2 bản là 2mm. Giữa 2 bản là không khí. a) Tính điện dung của tụ điện b) Có thể tích cho tụ điện đó một điện tích lớn nhất là bao nhiêu để tụ điện không bị đánh thủng. Biết cường độ dòng điện lớn nhất mà không khí chịu được là 3.106 V/m. Hiệu điện thế lớn nhất giữa 2 bản tụ là bao nhiêu? Lời giải a) Điện dung của tụ điện được xác định bởi Đáp án A b) Hiệu điện thế giới hạn Điện tích lớn nhất có thể tích được để tụ điện không bị đánh thủng là Đáp án B STUDY TIP Hiệu điện thế giới hạn U E Điện tích lớn nhất tụ có thể tích được Q C Ví dụ 2: Ba tụ điện có điện dung µ được mắc nối tiếp thành bộ. Hiệu điện thế đánh thủng của mỗi tụ điện là 4000V. Hỏi bộ tụ điện trên có thể chịu được hiệu điện thế U = 11000V không? Khi đó hiệu điện thế đặt trên mỗi tụ là bao nhiêu? A. Không. U1 = 6000V, U2 = 3000V, U3 = 2000V. B. Không. U1 = 3000 V, U2 = 3000V, U3 = 2000V. C. Không. U1 = 6000 V, U2 = 3000V, U3 = 3000V. D. Không. U1 = 3000 V, U2 = 2000V, U3 = 6000V. Lời giải Khi mắc 3 tụ nối tiếp thì Q1 = Q2 = Q3 → C1U1 = C2U2 = C3U3 Vì C1 < C2 < C3 → U1 > U2 > U3 nên ta được Vì bộ tụ mắc nối tiếp nên hiệu điện thế giữa hai đầu bộ tụ là U = U1 + U2 + U3. Từ các phương trình trên, ta tính được là số nhỏ nhất trong ba số 22000 nên hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ là nên bộ tụ không thể chịu được hiệu điện thế 11000 V và sẽ bị đánh thủng. Nếu U = 11000V và C1 : C2 : C3 = 1 : 2 : 3 thì khi đó hiệu điện thế trên mỗi tụ là U1 = 6000V, U2 = 3000V, U3 = 2000V Đáp án A Phân tích – Tính hiệu điện thế trên mỗi tụ theo hiệu điện thế của bộ tụ – Sử dụng điều kiện về hiệu điện thế giới hạn của từng tụ – Suy ra hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ. Ví dụ 3: Ba tụ điện có điện dung lần lượt có thể chịu được các hiệu điện thế lớn nhất tương ứng là: 1000V; 200V; 500V. Đem các tụ điện này mắc thành bộ a) Với cách mắc nào thì bộ tụ điện có thể chịu được hiệu điện thế lớn nhất. A. C1 nt C2 nt C3 B. C1//C2//C3 C. [(C1 nt C2) nt C3] D. [C1 nt (C2//C3)]. b) Tính điện dung của bộ tụ điện đó. Lời giải
a) Với 3 tụ C1, C2, C3 thì sẽ có 4 cách mắc Cách 1: 3 tụ này mắc nối tiếp với nhau Vì 2200 3 là số nhỏ nhất nên hiệu điện thế giới hạn trong trường hợp này là 2200 Cách 2: Mắc 3 tụ này song song với nhau, nên ta có: U1 = U2 = U3 = U Vì U1 ≤ 1000V, U2 ≤ 200V, U3 ≤ 500V nên hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ là 200V Cách 3: [(C1 // C2) nt C3] Ta được: U1 = U2 12 200 U V gh và Q12 Q3 Vậy trường hợp này hiệu điện thế giới hạn của bộ là 400V Cách 4: [C1 nt (C2//C3)] Ta được: U1 = U2 Vậy trường hợp này hiệu điện thế giới hạn của bộ là 1200V – So sánh cả 4 cách ta thấy rằng cách 4 cho hiệu điện giới hạn của bộ tụ là lớn nhất và Ugh = 1200V Đáp án D b) Điện dung của bộ tụ: Đáp án A Phân tích Với 3 tụ điện thì ta có 4 cách mắc. Ta sẽ xét 4 trường hợp và tính hiệu điện thế giới hạn của 4 bộ tụ và so sánh. Với mỗi cách ta đều làm theo các bước: + Tính hiệu điện thế trên mỗi tụ theo hiệu điện thế của bộ tụ + Sử dụng điều kiện về hiệu điện thế giới hạn của từng tụ + Suy ra hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ. STUDY TIP Nếu mạch gồm các tụ điện mắc song song thì hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ là hiệu điện thế giới hạn của tụ điện có hiệu điện thế giới hạn nhỏ nhất.
Một tụ điện phẳng điện dung C = 8 nF, có hai bản tụ điện cách nhau d = 0,1 mm, được nối với một cuộn dây cảm thuần độ tự cảm L = 10 μH thành mạch dao động LC lí tưởng. Biết rằng lớp điện môi giữa hai bản tụ điện chỉ chịu được cường độ điện trường tối đa là 35.104 V/m. Khi trong mạch có dao động điện từ tự do thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có giá trị hiệu dụng I. Để lớp điện môi trong tụ điện không bị đánh thủng thì giá trị của I phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A.
B.
C.
D.
Trang chủ
Sách ID
Khóa học miễn phí
Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023
TỤ ĐIỆN PHẲNG
A)Tóm Tắt Lý Thuyết:
-Tụ điện phẳng:
+Gồm hai bản kim loại phẳng có kích thước lớn, đặt đối diện và song song với nhau.
+Khi tụ điện phẳng được tích điện, điện tích ở hai bản tụ điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau.
-Điện dung của tụ điện phẳng: $C=\frac{\varepsilon {{\varepsilon }_{0}}S}{d}=\frac{\varepsilon S}{{{9.10}^{9}}.4\pi d}$
Trong đó: S là điện tích phần đối diện giữa 2 bản tụ (m$^{2}$)
d là khoảng cách giữa 2 bản tụ (m)
$\varepsilon $ là hệ số điện môi
+Đối với tụ điện biến thiên thì phần đối diện của hai bản sẽ thay đổi.
+Công thức chỉ áp dụng cho trường hợp chất điện môi lấp đầy khoảng không gian giữa hai bản. Nếu lớp điện môi chỉ chiếm một phần khoảng không gian giữa hai bản thì cần phải phân tích, lập luận mới tính được điện dung C của tụ điện.
B)Ví Dụ Minh Họa:
Ví dụ 1: Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R=60cm, khoảng cách giữa hai bản là d=2mm. Giữa hai bản là không khí. Tính điện dung của tụ điện.
A.5.10$^{3}$pF B.2.10$^{3}$pF C.6.10$^{3}$pF D.3.10$^{3}$pF
Hướng dẫn:
Điện dung của tụ điện:
$C=\frac{\varepsilon \pi {{R}^{2}}}{4\pi kd}=\frac{0,{{6}^{2}}}{{{4.9.10}^{9}}{{.2.10}^{-3}}}={{5.10}^{-9}}={{5.10}^{3}}$pF.
Chọn đáp án A.
Ví dụ 2: Một tụ phẳng có các bản hình tròn bán kính 10cm, khoảng cách và hiệu điện thế hai bản tụ là 1cm; 10$^{8}$V. Giữa hai bản là không khí. Tìm điện tích của tụ điện.
A.2.10$^{-9}$C B.10$^{-9}$C C.3.10$^{-9}$C D.4.10$^{-9}$C
Hướng dẫn:
Ta có điện dung của tụ điện:
$C=\frac{\varepsilon S}{4\pi .k.d}=\frac{\pi {{R}^{2}}}{4\pi .k.d}=\frac{0,{{1}^{2}}}{{{4.9.10}^{9}}.0,01}=2,{{78.10}^{-11}}$F
Điện tích của tụ: Q = CU = 2,78.10$^{-11}{{.10}^{8}}$= 3.10$^{-9}$C.
Chọn đáp án C.
Ví dụ 3: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng lên gấp hai lần. Tìm hiệu điện thế của tụ khi đó.
A.200V B.100V C.50V D.150V
Hướng dẫn:
Ta có: d’ = 2d. Ngắt tụ ra khỏi nguồn thì điện tích trên tụ không đổi: Q = CU =C’U’
$\to U'=\frac{C}{C'}U=\frac{d'}{d}U=2U$=100V.
Chọn đáp án B.
Ví dụ 4: Cho một tụ điện phẳng mà hai bản có dạng hình tròn bán kính 2cm và đặt trong không khí. Hai bản cách nhau 2mm. Có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai bản tụ điện đó? Cho biết điện trường đánh thủng đối với không khí là 3.10$^{6}$ V/m
A.1000V B.2000V C.3000V D.6000V
Hướng dẫn:
Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai bản tụ là:
U = E$_{\max }$d = 3.10$^{6}$.2.10$^{-3}$ = 6000V.
Chọn đáp án D.
Ví dụ 5: Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R=60cm, khoảng cách giữa các bản là d=2mm. Giữa hai bản là không khí. Có thể tích điện cho tụ điện một điện tích lớn nhất là bao nhiêu để tụ điện không bị đánh thủng? Biết rằng điện trường lớn nhất mà không khí chịu được là 3.10$^{5}$V/m
A.2.10$^{-6}$C B.3.10$^{-6}$C C.10$^{-6}$C D.4.10$^{-6}$C
Hướng dẫn:
Điện dung của tụ điện:
$C=\frac{\pi {{R}^{2}}}{4\pi kd}=\frac{0,{{6}^{2}}}{{{4.9.10}^{9}}{{.2.10}^{-3}}}={{5.10}^{-9}}$F
Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai đầu bản tụ là:
U = Ed = 3.10$^{5}$.0,002 = 600V
Điện tích lớn nhất tụ tích được để không bị đánh thủng là:
Q = CU = 5.10$^{-9}$.600 = 3.10$^{-6}$C.
Chọn đáp án B.
Ví dụ 6: Nối hai bản của một tụ điện phẳng với hai cực một nguồn điện. Sau đó ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi đưa vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi $\varepsilon $. Điện dung C, điện thế U giữa hai bản tụ điện thay đổi ra sao?
A.C tăng, U tăng B.C tăng, U giảm C.C giảm, U giảm D.C giảm, U tăng
Hướng dẫn:
Ban đầu: C = $\frac{S}{4\pi kd}$ ; U=Q/C
Sau khi đưa vào điện môi thì: $C'=\frac{\varepsilon S}{4\pi kd}=\varepsilon C$
$\to $ C tăng lên $\varepsilon $ lần $\to $ U’ giảm đi $\varepsilon $ lần.
Chọn đáp án B.
Ví dụ 7: Một tụ điện phẳng có điện dung 7,0nF chứa đầy điện môi. Diện tích mỗi bản bằng 15cm$^{2}$ và khoảng cách giữa hai bản bằng 10$^{-5}$m. Hỏi hằng số điện môi của chất điện môi trong tụ điện?
A.5,28 B.2,56 C.4,53 D.3,63
Hướng dẫn:
$C=\frac{\varepsilon S}{4\pi kd}\to \varepsilon =\frac{C.4\pi kd}{S}=\frac{{{7.10}^{-9}}.4\pi {{.9.10}^{9}}{{.10}^{-5}}}{{{15.10}^{-4}}}$ = 5,28
Chọn đáp án A.
Ví dụ 8: Hai tụ điện có điện dung C$_{1}$= 2$\mu $F, C$_{2}$= 3$\mu $F được mắc nối tiếp rồi nối vào nguồn điện có hiệu điện thế 50V. Hiệu điện thế của mỗi tụ điện trong bộ là?
A.U$_{1}$=20V; U$_{2}$=30V B.U$_{1}$=30V; U$_{2}$=20V
C.U$_{1}$=10V; U$_{2}$=20V D.U$_{1}$=30V; U$_{2}$=10V
Hướng dẫn:
Điện dung của bộ tụ là:
${{C}_{b}}=\frac{{{C}_{1}}{{C}_{2}}}{{{C}_{1}}+{{C}_{2}}}=\frac{2.3}{2+3}=1,2\mu F$
$\to {{Q}_{b}}={{C}_{b}}U=1,2.50=69\mu F={{Q}_{1}}={{Q}_{2}}$
$\to $ Hiệu điện thế của mỗi tụ là:
${{U}_{1}}=\frac{{{Q}_{1}}}{{{C}_{1}}}=\frac{60}{2}=30$V
${{U}_{2}}=\frac{{{Q}_{2}}}{{{C}_{2}}}=\frac{60}{3}=20$V
Chọn đáp án B.
Ví dụ 9: Một tụ điện phẳng đặt thẳng đứng trong không khí điện dung của nó là C. Khi dìm một nửa ngập trong điện môi có hằng số điện môi là 3, một nửa trong không khí điện dung của tụ sẽ:
A.tăng 2 lần B.tăng 3/2 lần C.tăng 3 lần D.giảm 3 lần
Hướng dẫn:
Ta có: C =$\frac{\varepsilon S}{4\pi kd}$
Khi dìm một nửa ngập tụ điện thẳng đứng trong điện môi thì ta xem như có hai tụ điện mắc song song.
Điện dung của tụ điện là: $C'=\frac{S}{8k\pi d}+\frac{3S}{8\pi kd}=\frac{S}{2\pi kd}=2C$
Chọn đáp án A.
Ví dụ 10: Tụ điện phẳng không khí điện dung C = 2pF được tích điện ở hiệu điện thế U = 600V. Ngắt tụ khỏi nguồn, đưa hai bản tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp 2. Tính C$_{1}$ của tụ.
A.$1\mu $F B.1pF C.1,2pF D.1,2$\mu $F
Hướng dẫn:
Khi ngắt tụ khỏi nguồn: điện tích tụ không đổi nên ${{Q}_{1}}=Q=1,{{2.10}^{-9}}$C
Điện dung của tụ điện:
${{C}_{1}}=\frac{\varepsilon S}{{{9.10}^{9}}.4\pi .2d}=\frac{C}{2}={{10}^{-12}}F$= 1pF.
Chọn đáp án B.
C)Câu Hỏi Tự Luyện:
Câu 1: Cách nào dưới đây không được dùng để tăng điện dung của tụ phẳng không khí?
A.Thêm một lớp điện môi giữa hai bản.
B.Giảm khoảng cách giữa hai bản.
C.Tăng khoảng cách giữa hai bản.
D.Tăng diện tích hai bản.
Câu 2: Đối với một tụ điện phẳng, nếu tăng hằng số điện môi lên hai lần, giảm khoảng cách d giữa hai bản tụ chỉ còn một nửa so với lúc đầu thì điện dung của tụ
A.giảm 4 lần B.tăng 2 lần C.không đổi D.tăng 4 lần
Câu 3: Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
A.tăng 2 lần B.giảm 2 lần C.tăng 4 lần D.không đổi
Câu 4: Nối hai bản của một tụ điện phẳng với hai cực của nguồn điện. Sau đó ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi đưa vào giữa hai bản một chất điện môi có hằng số điện môi $\varepsilon $. Hỏi điện tích q, điện dung C, điện áp U và cường độ điện trường giữa hai bản tụ điện thay đổi như thế nào?
A.C tăng, U giảm, E giảm.
B.C giảm, U tăng, E tăng.
C.C giảm, U giảm, E giảm.
D.C tăng, U tăng, E tăng.
Câu 5: Một tụ điện phẳng thẳng đứng trong không khí điện dung của nó là C. Khi dìm một nửa ngập trong điện môi có hằng số điện môi là 3, một nửa trong không khí điện dung của tụ sẽ:
A.tăng 2 lần B.tăng 3/2 lần C.tăng 3 lần D.giảm 3 lần
Câu 6: Một tụ điện phẳng điện dung C = 8nF, có hai bản tụ điện cách nhau d = 0,1mm, được nối với một cuộn dây cảm thuần độ tự cảm L = 10$\mu $H thành mạch dao động LC lí tưởng. Biết rằng lớp điện môi giữa hai bản tụ điện chỉ chịu được cường độ điện trường tối đa là 35.10$^{4}$V/m. Khi trong mạch có dao động điện từ tự do thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có giá trị hiệu dụng I. Để lớp điện môi trong tụ điện không bị đánh thủng thì giá trị của I phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A.I$\le $ 0,7A B.I$\ge $ 0,7A C.I$\le $ 0,7$\sqrt{2}$A D.I$\ge $ 0,7$\sqrt{2}$A
Câu 7: Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện phẳng bằng U = 300V. Một hạt bụi nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện và cách bản dưới của tụ điện d1= 0,8cm. Hỏi trong bao nhiêu lâu hạt bụi sẽ rơi xuống mặt bản tụ, nếu hiệu điện thế giữa hai bản giảm đi một lượng $\Delta $U = 60V.
A.t=0,9s B.t=0,19s C.t=0,09s D.t=0,29s
Câu 8: Tụ điện phẳng gồm hai bản tụ hình vuông cạnh a = 20cm, đặt cách nhau 1cm, chất điện môi giữa hai bản tụ là thủy tinh có $\varepsilon $ = 6. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 50V. Tính điện dung của tụ?
A.2,12.10$^{-10}$F B.2,21.10$^{-10}$F C.1,12.10$^{-10}$F D.1,21.10$^{-10}$F
Câu 9: Cho hai bản của một tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R = 30cm, khoảng cách giữa hai bản là d = 5mm, môi trường giữa hai bản là không khí. Tính điện dung của tụ điện?
A.2.10$^{-10}$F B.3.10$^{-10}$F C.5.10$^{-10}$F D.4.10$^{-10}$F
Câu 10: Một tụ điện phẳng có hiệu điện thế 8V, khoảng cách giữa hai tụ là 5mm. Một electron chuyển động giữa hai bản tụ sẽ chịu tác dụng của lực điện có độ lớn bằng?
A.6,4.10$^{-21}$N B.6,4.10$^{-18}$N C.2,56.10$^{-19}$N D.2,56.10$^{-16}$N
Câu 11: Tụ điện phẳng không khí có điện dung là 5nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà chất điện môi trong tụ điên có thể chịu được là 3.10$^{5}$V/m, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2mm. Điện tích lớn nhất có thể tích được trong tụ là:
A.3.10$^{-6}$C B.4.10$^{-6}$C C.2.10$^{-6}$C D.2,5.10$^{-6}$C
Câu 12: Cho tụ điện phẳng gồm hai bản tụ là nửa đường tròn bán kính 4cm, đặt cách nhau 5mm, tụ không khí. Tình điện dung lớn nhất của tụ?
A.2,4pF B.3,4pF C.4,4pF D.5,4pF
Đáp án:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | D | D | A | A | A |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | A | C | D | A | C |
Bài viết gợi ý:
Từ khóa » Tụ điện Không Bị đánh Thủng
-
Cho Em Hỏi Là Khi Mà Tụ điện Bị đánh Thủng Thì Giải Như Thế Nào ạ?
-
Tụ điện Bị đánh Thủng Và Cơ Chế Của Nó.
-
Tìm điện Tích Lớn Nhất Tụ Tích đươc để Không Bị đánh Thủng
-
Bài Tập Về đánh Thủng Tụ điện
-
Cách Giải Bài Toán Tụ điện Bị đánh Thủng, Nối Tắt Trong Mạch Dao ...
-
Nếu Tụ điện Bị đánh Thủng Thì Sẽ Xảy Ra Hiện Tượng Gì?
-
Để Tụ điện Không Bị đánh Thủng Thì Giá Trị Của C Phải Là:
-
Tụ điện Bị đánh Thủng Có Nghĩa Là - Blog Của Thư
-
[Vật Lý 11] Bài Tập Tụ điện | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam
-
Sự đánh Thủng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Câu 4 Trang 41 SGK Công Nghệ 12
-
Cho Bộ Tụ điện Mắc Như Hình Vẽ. ((C_1) = 4 10^-6 F;(C_2) = (C_4