Điều Kiện, Hồ Sơ Thủ Tục Xét Tặng Nhà Giáo Nhân Dân, Nhà Giáo ưu Tú
Có thể bạn quan tâm
Nghề giáo là một nghề rất là thiêng liêng, cao quý được cả xã hội tôn vinh, coi trọng. Có rất nhiều tấm gương nhà giáo trong xã hội đã vượt khó vươn lên, hi sinh cả thanh xuân, bám trường, bám lớp, có những người còn tình nguyện sẵn sàng công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo hết lòng vì học trò thân yêu để cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Không còn xa lạ với mọi người với cụm từ danh hiệu để tôn vinh “Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú” nhằm động viên đội ngũ nhà giáo tiếp tục rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nếu cao tinh thần trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Qua đó, nhằm khẳng định thêm vị thế, vai trò hình ảnh của nhà giáo trong xã hội. Việc tôn vinh này sẽ nhằm tin tưởng và mong muốn các nhà giáo tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, ý chí vượt lên mọi khó khăn trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, hết lòng vì học sinh thân yêu.
1. Điều kiện xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
Có thể hiều danh hiệu Nhà giáo nhân dân là danh hiệu do hội đồng thi đua và khen thưởng quốc gia xét và chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định trao tặng cho những nhà giáo được đánh giá là đã có cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục của Việt Nam 2 năm/lần vào ngày nhà giáo Việt Nam ngày 20 tháng 11 hằng năm.
Còn nhà giáo ưu tú có thể hiểu cũng là một trong những danh hiệu dành cho nhà giáo do hội đồng thi đua và khen thưởng quốc gia xét và chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định trao tặng cho những nhà giáo đã có cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp sự nghiệp giáo dục của Việt Nam 2 năm/lần vào ngày nhà giáo Việt Nam ngày 20 tháng 11 hằng năm .
2. Điều kiện, tiêu chuẩn xét danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”
Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” được xét tặng cho các đối tượng đã được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Ngoài các tiêu chuẩn chung như là các nhà giáo phải có tinh thần trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
+ Những người giáo viên được xét ngoài trình độ chuyên môn cao, phù hợp phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
+ Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên).
+ Có nhiều sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau:
Đối với các giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề và cung cấp, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trường giáo dưỡng yêu cầu chủ trì 03 sáng kiến hoặc 01 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.
Yêu cầu điều kiện đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chủ trì 03 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực; chủ biên 02 giáo trình hoặc chủ biên 01 giáo trình và tham gia biên soạn 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo, hoặc tác giả 01 sách chuyên khảo hoặc tác giả chính 02 sách chuyên khảo; tác giả chính 05 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện, viện khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và hướng dẫn chính 02 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hoặc hướng dẫn 05 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú.
Yêu cầu để xét danh hiệu đối với các cán bộ quản lý giáo dục chủ trì 02 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực hoặc tham gia soạn thảo 04 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền.
Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và tập thể do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 02 năm liền kề năm đề nghị xét tặng.
+ Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
3. Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
Danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng cho các đối tượng đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Các nhà giáo nhân dân khi xét tặng danh hiệu phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
+ Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.
Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.
+ Tiêu chuẩn về các tài năng sư phạm, sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau:
Đối với giáo viên mầm non
Đối với các tiêu chuẩn để xét với các Giáo viên mầm non yêu cầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả nuôi dạy trẻ; chăm sóc, giáo dục trẻ đạt chất lượng cao, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; có thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập, góp phần thu hút trẻ đến trường; thực hiện xuất sắc mục tiêu, yêu cầu của ngành học giáo dục mầm non; hướng dẫn, vận động được nhiều cha mẹ các cháu nuôi dưỡng, chăm sóc con theo phương pháp khoa học; được cha mẹ các cháu tín nhiệm; giúp đỡ được 02 giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; Chủ trì 02 sáng kiến về đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ đã được áp dụng có hiệu quả cao trong trường, được hội đồng sáng kiến cấp huyện nghiệm thu.
Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở:
Các giáo viên phải lập và có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; giảng dạy, giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao; phát huy được năng lực, tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong học tập; giúp đỡ được 02 giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; Chủ trì 02 sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục học sinh đã được áp dụng có hiệu quả cao trong trường, được hội đồng sáng kiến cấp huyện nghiệm thu.
Giáo viên trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trường giáo dưỡng:
Các giáo viên trong quá trình giảng dạy, giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao; phát huy được năng lực, tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của người học; giúp đỡ được 02 giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên; đạt được 02 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.
Giáo viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp và trung cấp:
Yêu cầu đối với các giáo viên khi thực hiện công tác phải được cơ quan đánh giá giảng dạy, giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; có ít nhất 05 học sinh giỏi về lý thuyết và kỹ năng thực hành; giúp đỡ được 02 giáo viên có trình độ nghiệp vụ và tay nghề giỏi cấp trường trở lên; có 02 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.
Giáo viên trường chính trị tỉnh, cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ:
Khi đánh giá về năng lực chuyên môn trong giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo; giúp đỡ được 02 giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên; có 02 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ nghiệm thu; biên soạn 02 tập bài giảng được hội đồng khoa học cấp trường nghiệm thu đưa vào giảng dạy.
Giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng:
Trong công tác giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên đổi mới phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực; chủ biên 01 giáo trình hoặc tham gia biên soạn 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, hoặc tác giả của 01 sách chuyên khảo hoặc tác giả chính 02 sách chuyên khảo; tác giả chính 05 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế; Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện, viện khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và hướng dẫn chính 02 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hoặc hướng dẫn 05 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú.
Cán bộ quản lý giáo dục:
Phải đáp ứng được điều kiện là các giáo viên chủ trì 03 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực hoặc tham gia soạn thảo 04 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền; tác giả chính 05 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
Đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trường giáo dưỡng, công chức công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, công chức làm công tác chuyên trách quản lý dạy nghề Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội: Chủ trì 03 sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả trong quản lý, giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.
Tiêu chuẩn của người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và tập thể do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc 02 năm liền kề năm đề nghị xét tặng.
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
Nhà giáo đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục của đơn vị; có tinh thần khắc phục khó khăn xây dựng trường lớp, vận động được nhiều học sinh đến trường; chăm lo, giúp đỡ học sinh trong học tập; chủ trì 02 sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, giáo dục trong nhà trường; giúp đỡ được 02 giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;
Cán bộ quản lý giáo dục đi đầu trong đổi mới quản lý giáo dục ở địa phương; có tinh thần khắc phục khó khăn xây dựng trường lớp, vận động được nhiều học sinh đến trường; có 02 sáng kiến được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực, được hội đồng sáng kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu;
Người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ quản lý giáo dục tại Điểm này và tập thể do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm liền kề năm đề nghị xét tặng.
+ Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Các thành tích được thay thế tiêu chuẩn sáng kiến, đào tạo tiến sĩ áp dụng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
+ Nhà giáo trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh, sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc tế; giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc gia được tính là có 01 sáng kiến cấp tỉnh, bộ.
+ Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu, được tính là có sáng kiến cấp tỉnh, bộ.
+ Nhà giáo đạt giải Nhất trong các hội thi tay nghề ở cấp nào thì được tính là có sáng kiến ở cấp đó.
+ Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện không được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được thay thế bằng một trong những thành tích sau:
Hướng dẫn 03 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc tế; hướng dẫn 05 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc gia; hướng dẫn 05 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải “Tài năng khoa học trẻ” hoặc “Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo” cấp bộ.
+ Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy các ngành, chuyên ngành đặc thù được tính thay thế tiêu chuẩn sáng kiến theo quy định.
4. Hồ sơ, thủ tục xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”
Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân gồm:
+ Để được xét danh hiệu thì các giáo viên nộp bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Các giáo viên nộp kèm theo các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản; bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
+ Hội đồng cấp dưới gửi Hội đồng cấp trên 01 bộ hồ sơ, gồm:
+ Các cơ quan cấp dưới nộp cho cơ quan cấp trên tờ trình của Chủ tịch Hội đồng theo mẫu quy định.
+ Nộp kèm các danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”
+ Cơ quan cấp dưới nộp các báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân theo mẫu quy định
+ Ngoài ra hội đồng cấp dưới nộp các biên bản họp Hội đồng theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Sau đó Hội đồng cấp Nhà nước gửi 03 bộ hồ sơ để Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định, gồm:
+ Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước kèm theo Danh sách đề nghị xét tặng;
+ Nôpj thêm các bản tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước;
+ Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhà nước.
Vì những công hiến của các nhà giáo rất có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, lan tỏa và truyền cảm hứng tới đội ngũ nhà giáo trên cả nước, quyết tâm có thể tạo sự chuyển biến toàn diện nền giáo dục nước nhà.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Luật sư tư vấn:
Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân gồm:
– Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2015/NĐ-CP;
– Các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản; bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
Hội đồng cấp dưới gửi Hội đồng cấp trên 01 bộ hồ sơ, gồm:
– Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2015/NĐ-CP;
– Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
– Báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân theo Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2015/NĐ-CP;
– Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2015/NĐ-CP;
– Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân.
Hội đồng cấp Nhà nước gửi 03 bộ hồ sơ để Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định, gồm:
– Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước kèm theo Danh sách đề nghị xét tặng;
– Tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước;
– Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhà nước.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nhà Giáo ưu Tú 2020
-
Tiêu Chuẩn, điều Kiện Trở Thành Nhà Giáo ưu Tú, Nhà Giáo Nhân Dân
-
Tiêu Chuẩn đạt Danh Hiệu “Nhà Giáo ưu Tú” - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Tiêu Chuẩn Xét Tặng Danh Hiệu Nhà Giáo Nhân Dân, Nhà Giáo Ưu Tú ...
-
Điểm Mới Khi Xét Tặng Danh Hiệu Nhà Giáo Nhân Dân, Nhà Giáo ưu Tú ...
-
Những Tiêu Chuẩn Nào để được Xét Tặng Danh Hiệu 'Nhà Giáo Ưu Tú ...
-
Quy định Về Xét Tặng Danh Hiệu "Nhà Giáo Nhân Dân", "Nhà ... - UEF
-
Tiêu Chuẩn Danh Hiệu “Nhà Giáo Nhân Dân”, “Nhà Giáo Ưu Tú”
-
Danh Hiệu Nhà Giáo Nhân Dân, Nhà Giáo Ưu Tú Có Quá Tầm Với Của ...
-
Tiêu Chuẩn Xét Tặng Danh Hiệu Nhà Giáo Nhân Dân ... - Báo Hải Dương
-
Thông Tư Hướng Dẫn Xét Tặng Danh Hiệu Nhà Giáo Nhân Dân, Nhà ...
-
Tiêu Chuẩn, điều Kiện Trở Thành Nhà Giáo ưu Tú, Nhà Giáo Nhân Dân
-
Hội Thảo Lấy ý Kiến Xây Dựng Nghị định Quy định Xét Tặng Danh Hiệu ...
-
Hoàn Thiện Quy định Xét Tặng Danh Hiệu Nhà Giáo Nhân Dân, Nhà ...