Điều Kiện Học Dự Bị Đại Học Tại Đức Mới Nhất Năm 2022 - IECS
Có thể bạn quan tâm
Điều kiện học dự bị đại học tại Đức có dễ không? Chi tiết cùng tìm hiểu ở bên dưới nhé.
1. Dự bị Đại Học là gì? Điều kiện học dự bị đại học tại Đức là gì?
Dự bị Đại Học hay còn gọi là Studienkolleg, là một khoá học kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm (thông thường là 1 năm) dành cho các sinh viên nước ngoài không thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU) muốn sang học Đại học tại Đức.
Đối với các sinh viên Việt Nam, điều kiện học dự bị Đại Học tại Đức chỉ bắt buộc với các bạn sinh viên đã thi đỗ Đại Học tuy nhiên chưa nhập học (tức là chưa học một kì học nào ở Đại học Việt Nam) hoặc với các bạn đã nhập học ở Việt Nam tuy nhiên chưa học quá 4 kì ở Đại Học.
Tại sao cần phải học dự bị Đại Học đối với sinh viên nước ngoài? Sở dĩ sinh viên nước ngoài cần học dự bị Đại Học trước khi chính thức bước vào cuộc sống sinh viên tại Đức vì hệ thống giáo dục của nước họ khác với nước Đức. Tại Đức, thời gian học từ tiểu học tới phổ thông của học sinh kéo dài 13 năm, nhiều hơn hẳn so với thời gian học của học sinh Việt Nam là 1 năm.
Chính vì vậy, khoá học dự bị Đại Học là bắt buộc đối với các bạn sinh viên Việt Nam vừa thi đỗ Đại Học hoặc đã học Đại Học nhưng chưa quá 2 năm để cân bằng với thời gian học của học sinh tại Đức. Bằng tốt nghiệp dự bị Đại Học cũng tương đương như là bằng tốt nghiệp THPT của học sinh Đức (gọi là Abitur).
2. Các khối ngành của dự bị Đại Học
Để đủ điều kiện học dự bị Đại Học tại Đức, học sinh nước ngoài cần phải tham gia một khoá thi đầu vào đáp ứng đủ điểm sàn thông qua của trường đó. Kì thi đầu vào của dự bị Đại Học được gọi là Aufnahmeprüfung, sẽ được chia theo các khối ngành tương ứng với ngành đăng kí học của sinh viên ở nước sở tại. Có 5 khối ngành lớn của dự bị Đại Học tại Đức mà các bạn sinh du học sinh cần phải lưu ý, đó là:
- Khối M (M-kurs): tương ứng các ngành liên quan tới y, dược, hoá, sinh.
- Khối W (W-kurs): tương ứng với các ngành liên quan tới kinh tế, quản trị kinh doanh.
- Khối T (T-kurs): tương ứng với các ngành liên quan tới công nghệ thông tin, tin học, kĩ thuật.
- Khối G (G-kurs): tương ứng với các ngành xã hội, không bao gồm các ngành ngôn ngữ và dịch thuật phiên dịch, trừ Ngôn ngữ Đức.
- Khối S (S-kurs): tương ứng với các ngành ngôn ngữ, dịch thuật và phiên dịch.
Sở dĩ hai khối ngành G-kurs và S-kurs khá giống nhau vì cùng liên quan tới các ngành xã hội nên có một số trường dự bị Đại Học sẽ gộp chung thành một nhóm ngành S/G-kurs. Tuy nhiên, phần lớn các trường dự bị Đại Học tại Đức sẽ trách riêng S-kurs và G-kurs ra.
Về kì thi đầu vào của từng khối ngành, các khối M,W,T ngoài bài thi tiếng Đức bắt buộc còn phải thi thêm bài thi Toán. Có một số trường sẽ yêu cầu thi thêm bài thi chuyên ngành, tuy nhiên hầu như là rất ít trường yêu cầu việc này. Còn đối với khối S và G chỉ phải thi bài thi tiếng Đức tuy nhiên điểm chuẩn sẽ được lấy cao hơn so với các khối còn lại.
Các bạn cũng có thể phải thi thêm chuyên ngành nếu trường yêu cầu. Kì thi đầu vào chỉ là yêu cầu bắt buộc với các trường dự bị Đại Học công của Đức. Đối với các trường dự bị Đại Học tư, thi đầu vào là không bắt buộc tuy nhiên quá trình học kéo dài hai kì (1 năm) tại trường tư các bạn sẽ phải trả phí là 1500-3000 euro/kì, không dược miễn phí như các trường dự bị Đại Học công lập.
Xem thêm: Hệ thống giáo dục Đức
3. Học dự bị, bạn sẽ phải học những gì?
Quá trình học dự bị Đại Học thực chất là một khoảng thời gian để bạn chuẩn bị cho việc học Đại Học bằng cách học những môn đặc trưng của khối ngành bạn chọn, bởi vì khi vào học Đại Học bạn cũng chỉ được học những ngành cùng khối giống với Studienkolleg mà thôi. Thông thường, với mỗi khối ngành, học sinh phải học 4-5 môn học khác nhau theo yêu cầu từng tường, đó là:
- Đối với khối M, các bạn phải học Deutsch, Mathematik, Physik, Chemie, Biologie.
- Đối với khối T, các bạn phải học Deutsch, Mathematik, Physik, Chemie, IT.
- Đối với khối W, các bạn phải học Deutsch, Soziologie, Mathematik, Volkswissenschaft, Geografie.
- Đối với khối S và G, các bạn phải học Deutsch, Geschichte, Literatur, Englisch, Sprachwissenschaft/Soziologie/Schlüsselqualifikation.
Kì thi đầu ra của dự bị Đại Học được gọi là Feststellungsprüfung (FSP). Bằng việc thi đỗ đầu ra và cầm bằng FSP tương đương với bằng Abitur của học sinh Đức như đã nói ở trên, các bạn đã có được chứng nhận đủ điều kiện xét tuyển vào các trường đại học toàn nước Đức.
Tuỳ thuộc vào số điểm FSP bạn đạt được, bạn nên cân nhắc chọn những ngành học ở Đại Học mà vừa sức với điểm số và khả năng của mình. Đối với những bạn tốt nghiệp Studienkolleg từ 1 tới 2,5 (sehr gut – gut) có thể lựa chọn giữa các ngành Zulassungsfrei (không có điểm giới hạn đầu vào) và NC/Zulassungsbeschränkung (có điểm giới hạn đầu vào).
Còn đối với các bạn tốt nghiệp dự bị Đại Học điểm từ 2,5 tới 4 (befriedigend – ausreichend) các bạn nên chọn các ngành Zulassungsfrei sẽ chắc chắn đỗ hơn.
4. Học dự bị nên hay không nên, góc nhìn của cá nhân và tác giả
Nhiều bạn sinh viên Việt Nam có mong muốn du học Đại Học chắc chắn đều đang phân vân giữa việc nên học dự bị Đại Học hay không nên học dự bị Đại Học. Chia sẻ dưới đây của mình, một người đã từng sinh sống và học tập tại Đức sẽ giúp các bạn phần nào về quyết định lựa chọn học dự bị hay không học dự bị này.
Đối với những bạn phân vân và có chiều hướng nghiêng về ý kiến không muốn học dự bị Đại Học tại Đức vì các bạn đều không muốn tốn một khoảng thời gian 1 năm khá lâu cho việc học dự bị này mà muốn trực tiếp trở thành một sinh viên ngay.
Tuy nhiên, khoá học dự bị Đại Học thực chất là một khoá học chuẩn bị hành trang về ngôn ngữ và kiến thức cho các bạn sinh viên nước ngoài, để các bạn đủ tự tin bước vào môi trường giáo dục Đại Học nổi tiếng là khó nhất châu Âu.
Ở Studienkolleg, các bạn sẽ được trau dồi thêm phản xạ nghe nói, kĩ năng đọc viết tiếng Đức, được giảng dạy căn bản một số kiến thức về các môn chuyên ngành mà điều đó các bạn không được học tại môi trường Việt Nam.
Cách thuyết trình ở Đức như thế nào các bạn cũng sẽ được học trong môi trường dự bị Đại Học. Tóm lại, dự bị Đại Học là khoá học chống sốc về ngôn ngữ, văn hoá và chuyên ngành cho các bạn sinh viên nước ngoài vì các bạn vừa phải học tiếng, vừa phải làm quen với môi trường đa văn hoá và các từ ngữ chuyên ngành, những điều mà các bạn nếu không học trước thì khi vào Đại Học sẽ chắc chắn sẽ không hoà nhập được.
Môi trường Đại Học ở nước ngoài, đặc biệt là Đức, không hề đơn giản như môi trường Việt Nam vì bạn sẽ phải học cùng người Đức bản địa rất nhiều, phải thành lập nhóm làm bài tập, phải thuyết trình rất nhiều, phải nghe giảng từ giáo viên Đức với tốc độ giảng như hai người Đức gốc nói chuyện với nhau.
Bạn có đảm bảo rằng không cần chuẩn bị gì mà vào thẳng Đại Học ở Đức, bạn có thể nghe giảng tốt và hiểu tới 90% và đọc hiểu tài liệu hoc, thuyết trình tốt để người nghe hiểu bạn nói gì không? Nếu bạn không thể chắc chắn với những điều này, vậy thì các bạn nên tham gia một khoá học dự bị trước khi vào học Đại Học ở Đức.
Mặc dù sau khoá học các bạn cũng chưa thể xuất sắc ngay được như thế kia đâu, nhưng ít nhất các bạn đã được học một khoá chuẩn bị cho các bạn việc đương đầu với khó khăn ở môi trường Đại Học như thế nào rồi.
Một điều kiện học dự bị Đại Học tại Đức là các bạn nên cố gắng học thật tốt ngay từ đầu và cố gắng thi đầu ra đạt điểm thật cao. Điểm số này sẽ ảnh hưởng tới việc các bạn nộp đơn vào học Đại Học tại Đức. Có rất nhiều ngành yêu cầu điểm đầu vào cao (các ngành liên quan tới Y, Dược của khối M thường yêu cầu điểm đầu vào là 1,5-1,7).
Nếu điểm tốt nghiệp của bạn cao, bạn sẽ được thoải mái hơn trong việc lựa chọn ngành mình muốn học. Còn nếu điểm tốt nghiệp của bạn thấp, bạn sẽ chỉ có thể chắc chắn đỗ Đại Học với các ngành không yêu cầu điểm đầu vào mà thôi. Và theo cá nhân mình, các ngành học lấy điểm đầu vào cao thường dễ để tốt nghiệp hơn các ngành học không lấy điểm đầu vào.
Chương trình học của các ngành NC không quá nặng trong khi chương trình học của các ngành Zulassungsfrei thường rất khó, tỉ lệ tốt nghiệp rất thấp hoặc sẽ mất khoảng thời gian rất lâu để tốt nghiệp Đại Học.
5. Điều kiện học dự bị Đại Học tại Đức
5.1 Kiểm tra xem bằng tốt nghiệp THPT của bạn có được công nhận hay không?
Không phải bạn nào học cấp 3 ở Việt Nam cũng có bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam. Một số bạn học trường quốc tế nên được cấp bằng quốc tế. Vậy nên bạn phải kiểm tra xem, bạn có bắt buộc phải học dự bị đại học hay không. Để kiểm tra thì bạn có thể: Liên hệ với trường bạn muốn nộp hồ sơ Tra trên cơ sở dữ liệu của anabin
5.2 Kiểm tra xem bạn cần nộp những hồ sơ nào
Mỗi trường sẽ có yêu cầu khác nhau về điều này, bạn có thể liên hệ với trường để được hướng dẫn kỹ hơn. Tuy nhiên, dưới đây là một số hồ sơ thường bạn phải chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (có ghi rõ môn thi và điểm thi)
- Bằng tốt nghiệp THPT
- Giấy báo đậu đại học
- Bảng điểm đại học (nếu có)
- Chứng chỉ tiếng Đức
- Sơ yếu lý lịch
- Thư bày tỏ nguyện vọng
- Bản sao hộ chiếu
- Chứng chỉ APS
- Chứng chỉ TestAS
Sau khi đã biết mình cần chuẩn bị những giấy tờ gì, bạn phải tiến hình dịch chúng ra tiếng Anh hoặc tiếng Đức.
5.3 Nộp hồ sơ xin nhập học dự bị Đại Học ở Đức
Thông thường bạn sẽ không nộp hồ sơ trực tiếp cho trường dự bị đại học, mà nộp cho trường đại học trong cùng bang. Thời gian nhận hồ sơ và gửi kết quả của các trường đại học có thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nhập học của từng trường, để chắc chắn hơn, bạn có thể xem thêm ở trên trang web của trường.
Thời gian nộp hồ sơ của các trường cũng không hoàn toàn giống nhau, thông thường:
Kỳ đông: giữa tháng 7 hoặc cuối tháng 4
Kỳ hè: giữa tháng 1 hoặc cuối tháng 10
5.4 Nộp hồ sơ xin visa
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu
- Ảnh hộ chiếu (x2)
- Đơn xin thị thực (x2)
Tải đơn tại: www.vietnam.diplo.de
- Bản gốc và 2 bản sao của:
- Chứng minh mục đích sang Đức: Giấy báo nhập học của một trường Đại học, Giấy báo tham dự kỳ thi đầu vào của một trường dự bị đại học, …
- APS
- Lý lịch theo trình tự thời gian
- Motivation Letter: trình bày động cơ với dự định du học
- Chứng minh trình độ ngoại ngữ
- Chứng minh khả năng tài chính
- Chứng nhận có bảo hiểm y tế cho khoảng thời hạn của thị thực (Xuất trình chứng nhận này sau khi phòng thị thực thông báo thị thực có thể được cấp)
Xin visa du học Đức qua VFS – Áp dụng từ 01.03.2020
5.5 Thi đầu vào (Aufnahmeprüfung)
Lịch thi: trong giấy gọi nhập học của trường đại học thường có ghi rõ thời gian bạn phải tham gia kỳ thi đầu vào. Thường thì Aufnahmeprüfung sẽ diễn ra vào khoảng tháng 8, tháng 9
Theo DAAD thì các trường sau có tổ chức thi đầu vào ở Việt Nam:
- Trường Dự bị Đại học Hamburg
- Trường Dự bị Đại học Darmstadt
Thông tin chi tiết bạn có thể xem thêm : www.daad-vietnam.vn
Môn thi: tiếng Đức là môn bắt buộc với các ngành học, ngoài ra có thể có thêm môn toán cho các khối M,T,W. Ở một số trường có thể có thêm môn tiếng Anh.
Để chuẩn bị cho kỳ thi này bạn nên làm đề mẫu (Mustertest) của các trường, kể cả trường bạn không thi để biết thêm từ vựng cũng như làm quen thêm các dạng bài tập có thể xuất hiện trong bài thi. Trình độ tiếng Đức bạn cần đạt được để đảm bảo bạn có thể hoàn thành bài thi với kết quả tốt là B1/B2
5.6 Thi đầu ra (Feststellungsprüfung)
Sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học, bạn sẽ phải tham gia kỳ thi đầu ra (Feststellungsprüfung) và kết quả của cuộc thi này sẽ quyết định phần nào việc bạn có vào được trường đại học yêu thích hay không. Thông thường thì chỉ thi những gì bạn đã học trong chương trình dự bị đại học, nên bạn chỉ cần chú ý lúc học, ôn thi sớm và đừng học tủ thì chắc chắn bạn sẽ có thể vượt qua kỳ thi này với kết quả như ý.
6. Kết luận
Trên đây là một số thông tin hữu ích về hệ thống dự bị Đại Học (Studienkolleg) của Đức và chia sẻ cá nhân của mình về điều kiện học dự bị Đại Học tại Đức. Mong rằng đó sẽ là những chia sẻ hữu ích dành cho các bạn học viên đang có ý định muốn du học Đức bậc Đại Học. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.
- Khó khăn và lợi ích du học Đại Học tại Đức
- Thông tin du học Đức cho hệ cử nhân và thạc sĩ
- Làm sao để đậu 4 kĩ năng tiếng Đức B1 trong lần thi đầu tiên
THAM KHẢO THÊM:
- Thông tin về kỳ thi TestDaf
- TestAS là gì?
- Tổng hợp thông tin du học Đức A-Z 2024
- Học bổng chính phủ Đức
- Cách mở tài khoản phong tỏa Vietinbank
- Chương trình du học Đức bằng tiếng Anh
- Thông tin du học Đức cho hệ cử nhân và thạc sĩ
- Visa học tiếng Đức năm 2024 xin có khó không?
- Các trường đại học được công nhận tại Đức
- Chứng minh tài chính du học Đức
- Trường đại học ở Đức
- 3 loại từ điển tiếng Đức thông dụng và cách dùng
- Du học Áo 2024: Tìm hiểu chi tiết về điều kiện, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
IECS và Vuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.
3/5 - (2 bình chọn)- About
- Latest Posts
- Chi phí du học Đức - 10/12/2024
- Tất tần tật về TestAS cho sinh viên du học Đức - 10/12/2024
- 7 Bí quyết giúp bạn chinh phục điểm cao Kỹ năng viết tiếng Đức - 10/12/2024
Từ khóa » Trường Dự Bị đại Học đức
-
Tổng Hợp Tất Cả Các Trường Dự Bị đại Học ở Đức
-
Trường Dự Bị Đại Học | DAAD Việt Nam
-
Danh Sách Các Trường Dự Bị Đại Học ở Đức Bạn Nên Tham Khảo
-
Điều Kiện Học Dự Bị Đại Học Tại Đức - Tổ Chức Giáo Dục AVT ...
-
“Cập Nhật” Danh Sách Trường Dự Bị đại Học Tại Đức
-
Các Trường Dự Bị đại Học Tư Tại Đức - DWN VIỆT NAM
-
Danh Sách Các Trường Dự Bị Đại Học Tại Đức
-
Tuyển Sinh Dự Bị đại Học Đức Tại Việt Nam
-
Dự Bị đại Học Tại Đức-những điều Cần Biết
-
Dự Bị đại Học Tại Đức - Hướng Dẫn Từ A đến Z - EDUBAO Blog
-
Điều Kiện Du Học Đức Hệ Dự Bị đại Học
-
Danh Sách Các Trường Dự Bị đại Học (Studienkolleg) Đức
-
Du Học Dự Bị Đại Học Đức 2022: Những điều Cần Biết!
-
Danh Sách Các Trường Dự Bị đại Học ở Đức Chất Lượng Cao