Điều Kiện Học Thạc Sĩ Trái Ngành Và Có Nên Học Khác Chuyên ...

Tốt nghiệp đại học và mong muốn học lên thạc sĩ nhưng bạn lại đang thắc mắc học thạc sĩ khác chuyên ngành tại Việt Nam có được không? Và nếu học thạc sĩ trái ngành thì cần điều kiện gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn hiểu được rõ việc học thạc sĩ trái ngành là như thế nào?

Mục lục

Toggle
  • Học thạc sĩ khác chuyên ngành tại Việt Nam có được không?
  • Những điều kiện để học thạc sĩ trái ngành
    • Với người học tốt nghiệp ngành khác với quản trị kinh doanh
    • Với người học tốt nghiệp ngành gần với quản trị kinh doanh
  • Vậy có nên học thạc sĩ trái ngành hay không?

Học thạc sĩ khác chuyên ngành tại Việt Nam có được không?

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành khối kỹ thuật nhưng lại mong muốn học thạc sĩ quản trị kinh doanh, liệu học thạc sĩ trái ngành như vậy có được không? Đó là một trong nhiều câu hỏi mà chúng ta dễ dàng bắt gặp với học viên chương trình thạc sĩ tại Việt Nam.

Theo thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, bạn hoàn toàn có thể học thạc sĩ trái ngành tại Việt Nam, nhất là đối với những ngành như quản trị kinh doanh thì đối tượng tham gia học cũng rộng hơn.

học thạc sĩ trái ngành

Nếu bạn tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp ngành gần hay ngành khác với quản trị kinh doanh, bạn đều đủ điều kiện tham gia thi tuyển sinh ngành này.

Chẳng hạn, tham gia chương trình tuyển sinh thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại học Đông Đô, bạn cần tốt nghiệp bậc đại học chuyên ngành trong các nhóm sau:

  • Ngành khác: Các chuyên ngành khác thuộc khối ngành nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, pháp luật, khoa học tự nhiên, công nghệ kỹ thuật, kĩ thuật, kiến trúc và xây dựng, nông – lâm nghiệp và thủy sản
  • Ngành đúng, ngành phù hợp: Quản trị kinh doanh
  • Ngành gần: Các chuyên ngành khác thuộc khối ngành Kinh doanh và Quản lý

Vậy bạn cần đáp ứng những điều kiện gì để khi học thạc sĩ khác chuyên ngành đã tốt nghiệp đại học?

Những điều kiện để học thạc sĩ trái ngành

văn bằng 2 dược sĩVăn Bằng 2 Dược Sĩ Là Gì? Điều Kiện Học Văn Bằng 2 Ngành DượcXem thêm

Ngoài việc đáp ứng yêu cầu về văn bằng tốt nghiệp đại học, bạn phải đáp ứng đủ những điều kiện khác về học bổ sung kiến thức, về thâm niên công tác, về lý lịch và sức khỏe. Đó là các yếu tố để xem xét việc có cho phép bạn học trái ngành hay không.

Các cơ sở đào tạo bậc cao học sẽ có những quy định cụ thể về vấn đề này. Do đó, bạn cần tìm hiểu qua phòng đào tạo hoặc phòng sau đại học của các cơ sở đào tạo để biết được mình cần bổ sung thông tin gì trong hồ sơ đăng ký dự thi.

điều kiện học thạc sĩ trái ngành

Việc học bổ sung kiến thức là điều kiện bắt buộc với người học thạc sĩ trái ngành tại Việt Nam. Số lượng học phần bổ sung tùy thuộc vào quy định của từng trường đại học tuyển sinh. Ngoài ra, khi đăng ký dự thi thạc sĩ vào ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý, bạn cần phải có tối thiểu hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này (áp dụng với người học tốt nghiệp ngành khác với quản trị).

>> Tìm hiểu thêm: Thạc sĩ dược và các vấn đề liên quan bạn cần biết

Học thạc sĩ khác chuyên ngành, người học phải học bổ sung kiến thức. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tham khảo những môn học bổ sung thạc sĩ quản Trị Kinh Doanh tại các trường đại học như đại học Đông Đô, đại học Kinh Tế,…

Với người học tốt nghiệp ngành khác với quản trị kinh doanh

Các chuyên ngành khác: Xã hội học, Chính trị học, Quan hệ Công chúng, Quan hệ quốc tế, Thống kê, Toán ứng dụng, Công trình xây dựng, Ngôn ngữ, Điện – điện tử, Chế tạo máy.

Người học bổ sung kiến thức 8 học phần (Quản trị tác nghiệp, Quản trị tài chính, Quản trị doanh nghiệp, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Quản trị học, Kinh tế học vi mô và vĩ mô, Tài chính Tiền tệ).

Với người học tốt nghiệp ngành gần với quản trị kinh doanh

thạc sĩ quản lý kinh tếThạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Là Gì? 7 Lý Do Nên Học Thạc Sĩ Kinh TếXem thêm

1. Nhóm các chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng, Tài chính – Tín dụng, Bảo hiểm, Khoa học quản lý, Kinh tế, Luật Kinh tế, Kế toán – Kiểm toán. Người học phải học bổ sung kiến thức 3 học phần (Quản trị tác nghiệp, Quản trị tài chính và Quản trị doanh nghiệp).

2. Nhóm các chuyên ngành: Kinh tế chính trị, Kinh tế gia đình, Hệ thống thông tin kinh tế và quản lý, Tin học quản lý, Hành chính học, Luật, Quản lý Giáo dục, Công tác xã hội, Bất động sản, Công nghệ Sinh học.

Người học phải bổ sung kiến thức 5 học phần (Quản trị tác nghiệp, Quản trị tài chính, Quản trị doanh nghiệp, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán).

học thạc sĩ khác chuyên ngành

Vậy có nên học thạc sĩ trái ngành hay không?

Trước khi quyết định có nên học thạc sĩ khác chuyên ngành hay không, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định rõ mục tiêu của mình, đánh giá mức độ cần thiết với công việc, với nhu cầu của bản thân để có lựa chọn đúng đắn.

Nếu học vì đam mê nghề nghiệp, học để bổ sung chuyên môn, nâng cao trình độ thì rõ ràng học thạc sĩ trái ngành sẽ là cơ hội để bạn đón nhận những cơ hội mới, tạo nên bước ngoặt thành công trong sự nghiệp.

++ Xem thêm: Thạc sĩ quản lý kinh tế

Thực tế, trong cuộc khảo sát tại các lớp học thạc sĩ quản trị kinh doanh của nhiều trường Đại học tại Hà Nội, số lượng học viên học thạc sĩ trái ngành chiếm tới hơn 30-40%. Họ là những người theo nghiệp kinh doanh, quản lý nhưng lại đi lên từ “dân kỹ thuật”, mong muốn học thạc sĩ quản trị kinh doanh để bổ sung chuyên môn và kiến thức về quản lý, phục vụ tốt công việc ở cấp bậc cao hơn, có đủ năng lực để tự mở công ty kinh doanh riêng.

Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về việc học thạc sĩ trái ngành và có nên học trái ngành hay không. Hi vọng rằng, bạn sẽ có sự chuẩn bị cần thiết để đáp ứng các điều kiện khi tham gia học chương trình thạc sĩ.

5/5 - (2 bình chọn)Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền

Cung cấp thông tin chính xác, tích cực cho người dân về nông nghiệp, nông sản Việt Nam. Cập nhật tin tức mới nhất về tình hình sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ, phổ biến mô hình làm giàu hiệu quả và bền vững. Chia sẻ các kiến thức xã hội trong nhiều lĩnh vực khác như Giáo dục, du lịch,…

Từ khóa » Học Thạc Sĩ Trái Ngành Là Gì