Điều Kiện Nào Để Trở Thành Một Hoạt Náo Viên Và Quản Trò Giỏi?

  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • DỊCH VỤ CHO THUÊ MC
    • MC BIẾT TIẾNG ANH
    • MC TEAM BUILDING
    • MC GALA DINNER
    • MC SONG NGỮ
    • MC TIỆC SINH NHẬT
    • MC TIỆC TẤT NIÊN
    • MC YEAR END PARTY
    • MC FAMILY DAY
    • MC SPORT DAY
    • MC ĐÁM TIỆC CƯỚI
    • MC HỘI NGHỊ HỘI THẢO
    • MC SỰ KIỆN KHÁC
    • MC LỬA TRẠI
    • HOẠT NÁO VIÊN
    • CHO THUÊ QUẢN TRÒ
    • CHO THUÊ MC GIÁ RẺ
    • CHO THUÊ MC CHUYÊN NGHIỆP
    • CHO THUÊ MC NỔI TIẾNG
  • BẢNG GIÁ THUÊ MC
    • BẢNG GIÁ THUÊ MC CHUYÊN NGHIỆP
    • BẢNG GIÁ THUÊ MC NỔI TIẾNG
    • BẢNG GIÁ THUÊ MC GIÁ RẺ
  • ĐẶT LỊCH MC
  • TUYỂN DỤNG
  • TIN TỨC
  • LIÊN HỆ
    • GỬI EMAIL
    • CHAT TELEGRAM
    • CHAT FACEBOOK

[tintuc] MỤC LỤC: Nội dung bài viết [Ẩn/Hiện]

  • Phần 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH HOẠT NÁO VIÊN HAY QUẢN TRÒ GIỎI
  • Phần 2: NHỮNG CHÚ Ý BAN ĐẦU
  • Phần 3: KỊCH BẢN CHO MỘT CHƯƠNG TRÌNH GỒM CÁC PHẦN
  • Phần 4: LÀM SAO ĐỂ TẠO ĐƯỢC PHONG CÁCH RIÊNG KHI HOẠT NÁO VÀ GHI DẤU ẤN TRONG LÒNG BẠN BÈ
  • Phần 5: CHUẨN BỊ KHO TRÒ CHƠI CHO BẠN
  • Phần 6: CÁC NGUYÊN TẮC CẢI BIÊN MỘT TRÒ CHƠI
  • Phần 7: NHỮNG LỖI MẮC PHẢI THƯỜNG GẶP
  • Phần 8: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÓ KHĂN SẼ GẶP PHẢI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
  • Phần 9: CÁCH LẤY LẠI LỬA CHO BẢN THÂN
Điều kiện để trở thành một hoạt náo viên hay quản trò giỏi: Bạn đang mong ước trở thành một mc hay người tổ chức trò chơi chuyên nghiệp và được người chơi yêu mến. Điều đó không hề khó, nhưng cũng không phải dễ dàng. Bạn không cần là những người đẹp trai hay đẹp gái, nhưng nếu có thì tốt. Bạn không cần là người học giỏi hay tài năng. Trước hết bạn chỉ phải cần biết đến những điều căn bản bên dưới. 🔴🔴🔴

1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH HOẠT NÁO VIÊN HAY QUẢN TRÒ GIỎI

✔️ Một chất giọng khỏe: To, rõ và vang trầm. ✔️ Phát âm chính xác. ✔️ Có khả năng thay đổi giọng cho vui nhộn. ✔️ Một sức khỏe tốt: - Có khả năng đứng lâu mà không mỏi. - Chịu đói, chịu khát tốt. - Nhanh chóng phục hồi sức lực. ✔️ Những khả năng đặc biệt để thu hút sự chú ý: - Vui nhộn, hài hước - Kể chuyện hài - Đóng kịch. - Nhảy nhót. - Múa (múa lửa, múa cột....) ✔️ Một trái tim rực lửa và nhiệt huyết: bạn không bao giờ để mất lửa trong suốt quá trình làm chương trình. ✔️ Khả năng nhạy bén, biến hóa và giải quyết tình huống cực kỳ tốt. ✔️ Tính nhạy cảm và óc quan sát nhanh: để xử lý và ứng xử những tình huống bất trắc xảy ra trong khi chơi. ✔️ Trình độ: biết sáng tạo để tổ chức trò chơi mới, biết đổi những trò chơi nhàm chán sang những trò chơi khác cho vui nhộn, biết rõ những kiến thức hoặc lịch sử mà mình muốn ứng dụng trong trò chơi, biết dừng trò chơi đúng lúc, biết nhiều trò chơi và bài hát, biết rõ luật chơi và tuân theo luật mà mình đã đưa ra. ✔️ Được trang bị một hủ kem 2 trong 1 chống nắng và chống nhục do tôi sản xuất. 😎 🔴🔴🔴

2. NHỮNG CHÚ Ý BAN ĐẦU

1/Đối tượng là ai? Sinh viên,Học sinh, trẻ em, người lớn tuổi..... Mỗi một đối tượng chơi chúng ta phải có trò chơi phù họp cho các họ, nếu trò chơi không đúng đối tượng thì sẽ không gây được niềm vui có đôi khi còn gây phản tác dụng. Những người chơi có quen với nhau không hay là người xa lạ. Người chơi có phải là những người cởi mở, vui tính, năng động hay thụ động... 2/ Thời gian chơi là lúc nào? Khi tổ chức trò chơi bạn phải chú ý đến thời gian tổ chức để biết tình trạng sức khỏe và tinh thần người chơi thế nào. 3/Số lượng người chơi là bao nhiêu? Số lượng càng đông càng dễ gây đựơc hiệu ứng đám đông, dễ gây được niềm vui khi chơi. Nhưng khó khăn đặt ra là bạn phải làm sao cuốn hút họ ngay từ ban đầu, nếu không sẽ rất khó khăn lúc sau. 4/ Không gian chơi như thế nào? Không gian rộng hay hẹp so với số người tham gia. Nếu số lượng quá ít so với không gian thì quản trò phài tìm cách tập họp các bạn lại, đừng để các bạn rãi rác. 5/ Âm thanh có tốt không? Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, dù bạn có một chát giọng khỏe cỡ nào thì có sự hỗ trợ của âm thanh chất lượng tốt sẽ giúp cho sự thành công hết 30%. Những trò chơi sân khấu thường có âm thanh bạn nên chuẩn bị trước và có người chỉnh. 6/ Những dụng cụ trợ giúp khi chơi: Tất cả những trò chơi có sử dụng công cụ hỗ trợ phải được chuẩn bị sẵn sàng trước khi chơi. 🔴🔴🔴

3. KỊCH BẢN CHO MỘT CHƯƠNG TRÌNH GỒM CÁC PHẦN

1/ Giới thiệu và chào hỏi. 2/ Warm-up: đây là phần quan trọng quyết định sự thành công của chương trình. Phần này thực hiện lúc đầu, dùng để tập trung khán giả cho một chương trình ca nhạc, hội họp hay 1 chương trình sinh hoạt riêng. Khởi động bằng những trò chơi tạo không khí và hiệu ứng tập thể. Số lượng trò chơi khoảng 1-2 trò là đủ. 3/ Trò chơi chính thức: Số lượng khỏang 3 trò là đủ, tùy thời gian mà người mc / hoạt náo viên / quản trò được phép, và tùy chương trình thực hiện, mỗi chương trình mỗi khác nhau nhé các bạn. Loại trò chơi: Trò chơi tại chỗ dành cho toàn bộ khán giả. Trò chơi sân khấu dành cho một số khán giả có trao quà. Phần này bạn cũng có thể áp dụng xen vào phần giải lao của một chương trình đại hội đoàn, một cuộc họp hay một buổi tọa đàm, văn nghệ,... P/s: các trò chơi phải được dẫn vào bằng một câu chuyện thật là vui nhộn và cuốn hút, không nên chỉ nói không. 4/ Phần trò chơi dự bị: Phần này bạn phải làm kèm theo kịch bản chương trình nhằm phòng khi trò chơi chính thức không thực hiện được hay còn thời gian để chơi. Phải chuẩn bị cả vật dụng và quà cho các trò chơi dự trù này. 5/ Phần chữa cháy cho chương trình: Phần này dự trù khi chương trình ko như dự kiến, sân khấu trống trong một khỏang thời gian ngắn. Chúng ta phải chuẩn bị các mẫu chuyện vui, câu chuyện cười, các câu đố nho nhỏ để lấp sân khấu. 6/ Phần dự trù vật dụng và kinh phí tổ chức: Khi các bạn đi làm chương trình chuyên nghiệp các bạn phải có phần này gửi cho ban tổ chức để chuẩn bị. Xem thêm: Cho thuê mc team building 🔴🔴🔴

4. LÀM SAO ĐỂ TẠO ĐƯỢC PHONG CÁCH RIÊNG KHI HOẠT NÁO VÀ GHI DẤU ẤN TRONG LÒNG BẠN BÈ

TẠO PHONG CÁCH RIÊNG Nếu các bạn yêu thích làm hoạt náo viên thì phải gây dựng cho mình một phong cách riêng: - Trang phục các bạn mặc. - Phục trang các bạn đeo. - Phong cách trong cách nói chuyện, cách các bạn cười... - Phong cách trong các trò chơi của bạn, mang hình ảnh dấu ấn riêng của bạn. - Giọng nói các bạn. - Cách đi đứng trên sân khấu. TẠO DẤU ẤN - Luôn giữ nụ cười trên môi. - Không được tỏ ra nóng giận trong mọi tình huống. Nếu mọi người lôn xôn không tập trung bạn phải nhanh nhẹn tìm ra một trò chơi tập họp mọi người lại. - Nội dung các trò chơi của bạn: độc đáo, vui nhộn, lạ... - Lòng nhiệt tình của bạn: nếu bạn nhiệt tình sẽ không ai phụ lòng bạn đâu. Thực tế đã chứng minh, tôi đã từng làm cho rất nhiều chương trình sự kiện team building các doanh nghiệp thuê tôi cũng có, các công ty team building thuê tôi cũng có, các công ty du lịch cũng thuê tôi làm hướng dẫn viên cũng có,...khi đi đâu, làm gì, tôi đều giữ trên môi nụ cười, luôn nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ đoàn khi cần thiết. Và tôi để ý rằng, nhiều khi có những lỗi tôi mắc phải hầu như khách đều bỏ qua và vui vẻ bùng cháy cùng mình, họ xem như không có gì xảy ra cả. Thật kỳ diệu đúng không nào! Các bạn cũng nên như thế. Nghề công chúng thì phải vì công chúng, loại bỏ cái tôi cá nhân để làm việc lớn, như thế bạn sẽ rất dễ thành công cho dù bạn không giỏi như người khác. 🔴🔴🔴

5. CHUẨN BỊ KHO TRÒ CHƠI CHO BẠN

Để tổ chức được những chương trình trò chơi team building thành công thì dụng cụ hỗ trợ, game tools là những thứ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu, không làm bừa, không làm đại. Vậy, làm sao để có được một kho trò chơi phong phú và đa dạng để sử dụng lâu dài? Câu trả lời của tôi với các đáp án sau: - Vào google và gõ các từ khóa: "các trò chơi sinh họat tập thể", "các trò chơi vui nhộn", "các hình phạt vui"..... - Bạn nên thường xuyên tham gia các buổi đi chơi dã ngoại, các buổi tuổi chức hội trại để lấy kinh nghiệm từ các hoạt náo viên khác. - Bạn có thể dựa vào các trò chơi sẵn có mà biến tấu ra một trò chơi khác mang dấu ấn của mình. - Tự suy nghĩ ra một số trò chơi đinh cho bản thân. - Thông qua sách báo, các thông tin đại chúng hiện hành (chú ý các loại trò chơi cho phù hợp theo đối tượng). Rồi bạn chuẩn bị một cuốn sổ tay, ghi chép tất cả những trò chơi đó lại, phân loại ra để tiện sử dụng. - Ghi chép lại những trò chơi hay trong những lần sinh hoạt cộng đồng hoặc dã ngoại. - Trao đổi với quản trò những loại trò chơi, nhất là những loại trò chơi mới, có sáng tạo. 🔴🔴🔴

6. CÁC NGUYÊN TẮC CẢI BIÊN MỘT TRÒ CHƠI

Muốn cải biên được một trò chơi, người quản trò phải nắm vững những yêu cầu sau đây: - Nắm rõ luật và cách sử dụng trò chơi cũ. - Trò chơi chưa đủ sức hấp dẫn, nhưng đối tượng chơi vẫn có nhu cầu chơi trò đó. - Luật chơi phải rõ ràng, không quá phức tạp so với luật trò chơi cũ. - Trò chơi cải biên phải phù hợp với đối tượng, chỗ chơi, vật dụng chơi và thời gian chơi. 🔴🔴🔴

7. NHỮNG LỖI MẮC PHẢI THƯỜNG GẶP

- MC tỏ ra thiếu tự tin khi bước lên sân khấu. - MC nói quá nhỏ và không có nhiệt huyết. - MC nói quá to như quát vào mặt mọi người. - MC nói quá nhanh không ai nghe kịp. - MC nói quá chậm làm mọi người chán nản. - MC nóng giận và tỏ ra bất lực khi tập thể không làm theo bạn và không tập trung. - Qúa nôn nóng khi nhanh chóng lao vào chơi mà chưa họat náo, warmup hay lên tinh thần. - Không phổ biến luật chơi rõ ràng trước khi chơi, không công bằng khi phạt thưởng. - Không nên phạt người chơi quá lâu hoặc quá khó, tạo cho người chơi cảm thấy bị lố bịch. - Tranh cãi với người chơi những luật chơi, hoặc quyết tâm bắt được cho một người hoặc một nhóm mà mình cho rằng họ hay “ăn gian”, hay cãi. - Chơi những trò chơi mà mình không biết rõ, hoặc không rành về những kiến thức của trò đó. - Chê bai khi có người chơi trò chơi quá dễ, hoặc quá dở, giận dữ hoặc mất bình tĩnh khi có người phá rối trong lúc chơi. 🔴🔴🔴

8. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÓ KHĂN SẼ GẶP PHẢI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

Không phải chương trình trò chơi nào cũng dễ dàng để tổ chức. Có những lúc người chơi rất ❌ Người chơi tỏ ra không hợp tác chơi. Bạn phải chuẩn bị tinh thần người chơi thật tốt trước khi chơi, nếu chưa tốt thì chưa cho chơi. Xem lại trò chơi có phù hợp chưa. Bạn có làm tốt phần dẫn, tạo sự cuốn hút và hứng thú cho người chơi không. Phần thưởng có phù hợp không. Trò chơi có quá khó hay quá đơn giản so với ngừoi chơi không. Không để ý đến những người không hợp tác để tránh giảm tinh thần. ❌ Người chơi quá khích, quá xem trọng thắng thua: Phải phổ biến kỷ luật chơi trước khi cho chơi. Thưởng phạt công bằng. Thỏa thuận trước với người chơi. Tránh tranh cãi ảnh hưởng không tốt đến tinh thần. ❌ Người chơi không chịu phạt: Xem hình phạt có quá khó không, có gây ảnh hường gì đến người phạt không. 🔴🔴🔴

9. CÁCH LẤY LẠI LỬA CHO BẢN THÂN

Mặc dù các bạn là hoạt náo viên hay quản trò giỏi, thậm chí là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, thì đôi khi bạn vẫn bị rớt cảm hứng, mất nguồn mạch đang tuôn trào vì nhiều vấn đề khác nhau. Vậy thì, khi bạn cảm thấy mất lửa trong quá trình dẫn thì nên làm theo những cách sau để lấy lại: ⚡️ Uống nước và đi vào trong sân khấu trong giây lát. ⚡️ Hướng cặp mắt bạn, nhằm vào những người nhiệt tình đang bùng cháy cùng bạn, nhìn vào họ mà nói. Đó cũng là bí quyết gieo lại lửa cho chính mình dễ dàng nhất. Đó là kinh nghiệm tôi muốn chia sẽ cho các bạn. ⚡️ Kêu những người tỏ ra vui nhộn để tham gia các trò chơi Đây là bài viết tôi biên soạn lại, có chỉnh sửa lỗi và bổ sung thêm ý, dựa trên tài liệu từ: - Nguồn tham khảo 1: http://www.bktaynguyen. com - Nguồn tham khảo 2: http://www.dovanhieu. com ===================== Giúp người, tức là cùng lúc, ta đang giúp mình; bởi mọi điều tốt đẹp ta trao tặng cho người, đều sẽ đi theo một vòng tròn mà trở lại với ta. ===================== Nếu các bạn có ý định copy hoặc chia sẻ, vui lòng dẫn nguồn: https://www.chothuemc.com/2012/11/dieu-kien-nao-de-tro-thanh-mot-hoat-nao-vien-va-quan-tro-gioi.html Thông Tin Đánh Giá Tín Nhiệm Đánh giá bởi: 539 thành viên Ngày tháng: 2012-11-16 Chuyên mục: Góc Chia Sẻ Đánh giá: 5 [/tintuc]

0868.999.337 Dịch vụ đã được thêm vào danh sách Đi tới danh sách dịch vụ bạn đã chọn Facebook page Gửi check Bạn đã đăng ký thành công. Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Từ khóa » Hoạt Náo