Điều Kiện, Quy Trình Từ Chức đối Với Công Chức Lãnh đạo, Quản Lý

Chia sẻ
  • Facebook

Theo dự thảo Nghị định về  về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đang lấy ý kiến Nhân dân để thay thế Nghị định 24/2010/NĐ-CP, Nghị định 93/2010/NĐ-CP, Nghị định 161/2018/NĐ-CP, Quyết định 27/2013/QĐ-TTg thì điều kiện, quy trình từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý như sau:

1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được từ chức trong các trường hợp sau đây:a) Tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;b) Từ chức do nhận thấy không bảo đảm năng lực, uy tín, sức khỏe để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;c) Từ chức do có sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;d) Từ chức do đảm nhận vị trí công tác không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;

Quy trình từ chức đối với công chức lãnh đạo quản lý
Quy trình từ chức đối với công chức lãnh đạo quản lý

đ) Từ chức vì các lý do cá nhân khác.2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được từ chức trong các trường hợp sau đây:a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân đã thực hiện mà nếu từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà cơ quan, đơn vị được giao;b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.3. Quy trình xem xét cho từ chức:a) Bước 1: Căn cứ các văn bản có liên quan như quyết định kỷ luật hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn từ chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cho chủ trương thực hiện việc cho từ chức;b) Bước 2: Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ thẩm định, tổng hợp báo cáo, đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. Nội dung thực hiện gồm:Thông báo, trao đổi và nghe ý kiến của công chức xem xét cho từ chức; Lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan như cấp ủy, đoàn thể nơi công tác, Ủy ban kiểm tra cấp ủy theo phân cấp quản lý; Tập hợp các văn bản có liên quan để xem xét cho từ chức; Tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét cho từ chức.c) Bước 3: Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành thảo luận, lấy ý kiến bằng phiếu kín về việc từ chức của công chức lãnh đạo, quản lý. Việc xem xét cho từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên của tập thể lãnh đạo của cấp có thẩm quyền tán thành. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý.4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có đủ hồ sơ, thủ tục, người đứng đầu cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý phải xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức.5. Khi đơn xin từ chức chưa được cấp có thẩm quyền chuẩn y và quyết định cho từ chức thì người có đơn xin từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.6. Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do từ chức được người đứng đầu cơ quan, đơn vị bố trí công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị và năng lực, trình độ của công chức; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền.7. Trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý đã có quyết định cho từ chức của cấp có thẩm quyền do không đủ sức khỏe theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về sức khỏe của công chức đã được hồi phục, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và khả năng của công chức để xem xét, bố trí công việc, chức vụ thích hợp cho công chức. Trường hợp đặc biệt cũng không để kéo dài quá 90 ngày.

Rubi

Từ khóa » Cz Từ Chức