ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY DU LỊCH - LawPlus

Những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển và các quốc gia trên thế giới khuyến khích phát triển ngành du lịch khiến cho nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng. Thực tế cho thấy, việc mở công ty du lịch là một trong những.loại hình kinh doanh khá phát triển ở nước ta, bởi những lợi thế về điều kiện thiên nhiên cùng những Di sản văn hoá. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY DU LỊCH

Tuy nhiên, việc thành lập một công ty trong.lĩnh vực du lịch hiện nay buộc phải có những quy định về thủ tục và điều kiện bắt buộc khiến cho không ít doanh nghiệp gặp khó khăn. Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp.cũng như những doanh nghiệp muốn phát triển trong lĩnh vực du lịch. Sau đây LawPlus xin gửi đến Quý khách hàng những thông.tin cần thiết về điều kiện và các thủ tục để thành lập một công ty du lịch trong lĩnh vực chủ yếu là Dịch vụ lữ hành, vận tải khách.du lịch và lưu trú du lịch để Quý khách hàng tham khảo. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY DU LỊCH

>>> ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Table of Contents/Mục lục

  • I. Điều kiện thành lập Công ty du lịch lữ hành
    • 1. Điều kiện thành lập
    • 2. Quy trình và thủ tục, hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành
  • II. Điều kiện thành lập Công ty vận tải khách du lịch
    • 1. Điều kiện thành lập:
    • 2. Quy trình và thủ tục, hồ sơ thành lập công ty vận tải khách du lịch
  • III. Điều kiện thành lập công ty lưu trú du lịch
    • 1. Điều kiện thành lập
    • 2. Quy trình và thủ tục, hồ sơ thành lập công ty lưu trú du lịch

I. Điều kiện thành lập Công ty du lịch lữ hành

1. Điều kiện thành lập

Theo quy định tại Điều 30 Luật Du lịch 2017 thì Kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm:

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du.lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Để được hoạt động trong lĩnh vực này thì doanh nghiệp buộc phải tuân thủ các quy định như sau:

a) Thành lập Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề liên quan, cụ thể:

Tên ngành Mã ngành
Đại lý du lịch

Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế

7911
Điều hành tua du lịch

Chi tiết: Kinh doanh lữ hành

7912
Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch 7990
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại(trừ hoạt động báo chí) 8230

Tuỳ thuộc vào phạm vi lữ hành doanh nghiệp hoạt động mà điều kiện hoạt động sau khi thành lập doanh nghiệp sẽ khác nhau:

(1) Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Theo quy định tại Điều 1 Nghị Định 94/2021 NĐ-CP thì mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là 20.000.000 (hai mươi triệu đồng);
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung.cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa;

Trong đó:

Chuyên ngành về lữ hành theo quy định tại Thông Tư 06/2017/TT-BVHTTDL thì:

  • Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên.ngành thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.
  • Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành.khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
(2) Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. Theo Điều 1 Nghị Định 94/2021 NĐ-CP thì mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch.quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách.du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành.về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ.điều hành du lịch quốc tế.(Được quy định tương tự như đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được nêu trên).

2. Quy trình và thủ tục, hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành

Việc thành lập công ty kinh doanh lữ hành bao gồm 02 bước: (i) Thành lập công ty hoạt động trong ngành nghề du lịch và (ii) Xin giấy phép hoạt động ngành nghề (giấy phép con).

Bước 1: Thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề du lịch:

– Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ sẽ có sự khác nhau, nhưng những hồ sơ cơ bản sẽ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu;
  • Quyết định của tổ chức góp vốn (công ty góp vốn);
  • Danh sách thành viên/cổ đông (công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần);
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu không phải đại diện pháp luật nộp hồ sơ).

– Hình thức nộp hồ sơ thành lập công ty lữ hành và cơ quan tiếp nhận hồ sơ

  • Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch & Đầu Tư cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh.

– Thời gian xử lý hồ sơ

Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế Hoạch & Đầu Tư sẽ xem xét và cấp giấy.chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Bước 2: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

+ Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép:

  • Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên.môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.quốc tế (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL sửa đổi bổ sung bới Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

+ Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép:

  • Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
LƯU Ý:

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.

– Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành là doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

II. Điều kiện thành lập Công ty vận tải khách du lịch

1. Điều kiện thành lập:

Theo Điều 45 Luật Du lịch 2017 thì kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.

Để được hoạt động trong lĩnh vực này thì doanh nghiệp buộc phải tuân thủ các quy định như sau:

– Thành lập Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề liên quan, cụ thể:

Công ty vận tải khách du lịch đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh đối với các mã ngành sau đây:

Tên ngành Mã ngành
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) 4931
Vận tải hành khách đường bộ khác

Chi tiết: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh.

4932
Vận tải hàng hoá bằng đường bộ (trừ hoá lỏng khí để vận chuyển) 4933
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết: Đại lý bán vé máy bay, tàu biển, tàu lửa xe. Hoạt động dịch vụ vận chuyển khách du lịch

5229
Cho thuê xe có động cơ

Chi tiết: Cho thuê động cơ

7710

LƯU Ý: Lĩnh vực này không yêu cầu điều kiện khi thành lập.doanh nghiệp tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ.môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của.người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện.vận tải theo quy định của pháp luật.

2. Quy trình và thủ tục, hồ sơ thành lập công ty vận tải khách du lịch

Bước 1: Thành lập công ty vận tải khách du lịch

Hồ sơ và hình thức nộp hồ sơ tương tự như đối với công ty du lịch lữ hành

Bước 2: Đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải

Hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch (Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP);
  • Bảng kê thông tin về trang thiết bị của từng phương tiện, chất lượng.dịch vụ, nhân viên phục vụ trên phương.tiện vận tải khách du lịch đáp ứng điều kiện theo quy định;
  • Bản sao giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký phương tiện của cơ quan có thẩm quyền, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện vận tải hoặc bản sao hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã.

III. Điều kiện thành lập công ty lưu trú du lịch

1. Điều kiện thành lập

Theo Điều 48 Luật Du Lịch 2017 và Điều 21 Nghị Định 168/2017/NĐ-CP thì các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

– Khách sạn.

– Biệt thự du lịch.

– Căn hộ du lịch.

– Tàu thủy lưu trú du lịch.

– Nhà nghỉ du lịch.

– Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

– Bãi cắm trại du lịch.

– Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Để được hoạt động trong lĩnh vực này thì doanh nghiệp buộc phải tuân thủ các quy định như sau:

a) Thành lập Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề liên quan, cụ thể:

Công ty lưu trú du lịch đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh đối với các mã ngành sau đây:

Tên ngành Mã ngành
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Chi tiết: Dịch vụ về biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày

5510
Cơ sở lưu trú khác

Chi tiết: Cơ sở lưu trú khác chưa được phân vào đâu

5590
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

Chi tiết: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh)

5610
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng 5621

b) Điều kiện hoạt động sau khi đăng ký doanh nghiệp:

+ Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

+ Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. (Nghị Định 168/2017/NĐ-CP)

2. Quy trình và thủ tục, hồ sơ thành lập công ty lưu trú du lịch

Bước 1:Thành lập công ty lưu trú du lịch:

Quy trình và thủ tục, hồ sơ thành lập công ty lưu trú du lịch tương tự như đối với hai loại hình doanh nghiệp trên.

Sau khi đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư thì doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục khác và tuân thủ các quy định như sau:

Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự:

– Cơ quan thực hiện: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không quy định thời hạn sử dụng

– Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung đối với các ngành, nghề

  1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị Định 96/2016).
  2. Bản.sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Bản sao.hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa
  4. Bản.khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị Định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị Định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh
Bước 3: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy;

– Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ: (CSPL: Điều 5 Nghị Định 142/2018/NĐ-CP)

Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.

– Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

  1. Đèn chiếu sáng, nước sạch.
  2. Khu vực sinh hoạt chung; khu.vực lưu trú cho khách; bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.
  3. Giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  4. Chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung sau:

– Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;

– Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật;

– Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại Điều 49 Luật Du lịch và Nghị Định 168/2017/NĐ-CP.

Bước 4: Đăng kí Xếp thứ hạng (được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

a) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định (Mẫu số 07 Phụ lục II Luật Du Lịch 2017)

b) Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;

c) Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

Trên đây là bài phân tích của LawPlus về điều để thành lập một công ty du lịch lữ hành, công ty vận tải khách du lịch và công ty lưu trú du lịch. Với mong muốn giúp cho các quý doanh nghiệp, quý khách hàng hiểu rõ hơn các quy định pháp luật để áp dụng vào thực tiễn. Để được tư vấn chi tiết và giải đáp thắc mắc rõ hơn, Quý khách vui lòng liên hệ với LawPlus theo số hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.

Bài viết liên quan
QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DO THAY ĐỔI CƠ CẤU, CÔNG NGHỆ
22/12/2024
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
18/12/2024
QUY ĐỊNH VỀ MỨC LƯƠNG HƯU THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
17/12/2024
QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
13/12/2024
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI BỊ BÃI BỎ TỪ NĂM 2025
11/12/2024
CÁC TRƯỜNG HỢP NGHỈ LÀM CÓ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
11/12/2024
THỦ TỤC CẤP QUỐC TỊCH HOẶC THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN
06/12/2024
GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
06/12/2024

Từ khóa » điều Kiện Thành Lập Công Ty Lữ Hành