Điều Kiện Thành Lập Công Ty Lữ Hành Nội địa - Luật Việt An
Có thể bạn quan tâm
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử. Để có được sự phát triển mạnh mẽ đó cơ chế chính sách pháp luật thông thoáng tạo điều kiện thuận lơi cho các doanh nghiệp lữ hành kinh doanh là yếu tố quan trọng. Để quý khách hàng quan tâm hiểu về điều kiện cũng như quy trình thành lập công ty lữ hành nội địa, Công ty luật Việt An xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14;
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
- Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
- Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luậtvề doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Như vậy, để có thể kinh doanh lữ hành nội địa, tổ chức cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thành lập doanh nghiệp lữ hành nội địa
Qúy khách hàng lưu ý về ngành nghề cũng như mức vốn điều lệ khi đăng ký như sau:
- Ngành nghề đăng ký là Điều hành tua du lịch, chi tiết: Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Ngoài ra, Qúy khách hàng cũng nên đăng ký những mã ngành liên quan đến du lịch như đại lý du lịch, kinh doanh lưu trú, dịch vụ hỗ trợ du lịch…Việt An sẽ tư vấn và sắp xếp mã ngành phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
- Về vốn: Do điều kiện xin cấp giấy phép lữ hành nội địa yêu cầu mức ký quỹ là 100.000.000 đồng nên Qúy khách hàng cân đối để đăng ký mức vốn cao hơn, phù hợp với quy mô kinh doanh.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Giấy chứng thực cá nhân của thành viên/cổ đông sáng lập;
- Văn bản ủy quyền;
- Các giấy tờ về chứng minh địa chỉ: Qúy khách hàng lưu ý không đăng ký địa chỉ tại chung cư và nhà tập thể theo quy định của Luật Nhà ở. Nếu đăng ký tại tòa nhà phải chứng minh địa chỉ đăng ký có chức năng kinh doanh thương mại được thể hiện tại quyết định xây dựng.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến tại trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn)
Thời hạn xử lý: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Kết quả thủ tục: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.
Lưu ý: Sau khi đã có giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố cấp thì công ty tiến hành khắc dấu, đăng ký hồ sơ thuế ban đầu tại chi cục thuế, thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn để chuẩn bị đi vào hoạt động.
Xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
- Ký quỹ: Mức Ký quỹ tại ngân hàng là 100.000.000 đồng được thực hiện tại Ngân hàng ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành: Chuyên ngành về lữ được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Quản trị lữ hành;
- Điều hành tour du lịch;
- Marketing du lịch;
- Du lịch;
- Du lịch lữ hành;
- Quản lý và kinh doanh du lịch;
- Quản trị du lịch MICE;
- Đại lý lữ hành;
- Hướng dẫn du lịch;
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo.
- Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’’
Nộp hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan thực hiện:
- Sở du lịch tỉnh/thành phố cấp phép với giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
Điều kiện tiếp cận thị trường Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Theo quy định tại Biểu cam kết WTO thì tỷ lệ % mà nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu vốn là không hạn chế, được đăng ký theo mã CPC 7471 Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch tại Giấy Chứng nhận đầu tư.
- Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham gia góp vốn hoặc mua lại phần vốn góp của công ty du lịch tổ chức du lịch inbound. Đây là công ty du lịch lữ hành quốc tế chuyên tổ chức cho người nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam.
- Công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài không được phép tổ chức outbound đưa người Việt Nam ra nước ngoài, và người nước ngoài đi du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Hướng dẫn viên du lịch làm việc cho công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam.
- Công ty du lịch Việt Nam bán phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài đã được đăng ký mã ngành kinh doanh lữ hành quốc tế, điều hành tour 7912
- Công ty du lịch Việt Nam đã có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế inbound.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty lữ hành nội địa của Công ty luật Việt An
- Tư vấn điều kiện, soạn thảo hồ sơ đăng ký cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và các thủ tục sau thành lập công ty;
- Tư vấn điều kiện, hồ sơ đăng ký cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
- Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình cấp phép;
- Nhận và giao lại cho khách hàng các giấy phép theo yêu cầu.
Từ khóa » Khái Niệm Doanh Nghiệp Lữ Hành Nội địa
-
Doanh Nghiệp Lữ Hành Nội Địa Là Gì - Nắm Bắt Những Thông Tin
-
Thế Nào Là Kinh Doanh Lữ Hành Nội địa? - Bravolaw
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Lữ Hành Là Gì? - Luật Sư X
-
Phân Biệt Dịch Vụ Lữ Hành Nội địa Và Lữ Hành Quốc Tế - StartupLand
-
Kinh Doanh Lữ Hành Quốc Tế Là Gì? - Luật Hoàng Sa
-
Doanh Nghiệp Lữ Hành Nội Địa Là Gì - Làm Cha Cần Cả đôi Tay
-
Cách Phân Loại Doanh Nghiệp Lữ Hành
-
Điều Kiện Và Thủ Tục Xin Giấy Phép Kinh Doanh Lữ Hành Nội Địa
-
Doanh Nghiệp Lữ Hành Là Gì?
-
Công Ty Lữ Hành Là Gì? - Phamlaw
-
Khái Niệm Về Doanh Nghiệp Lữ Hành. - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phân Loại Doanh Nghiệp Lữ Hành. - Tài Liệu Text - 123doc
-
Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Nội địa | Luật Hùng Thắng
-
Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Là Gì? - Luật Hoàng Anh