Điều Kiện Tự Nhiên Của Trung Quốc Cổ đại Có Những ...
Có thể bạn quan tâm
Bài Làm:
1/ Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại có những đặc điểm gì nổi bật? Những đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh quốc gia này?
Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua, đó là Hoàng Hà (dài 5.464 km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6.300 km) ở phía Nam. Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.
Khi mới thành lập nước (vào khoảng thế kỉ XXI TCN) địa bàn Trung Quốc chỉ mới là một vùng nhỏ ở trung lưu lưu vực Hoàng Hà. Từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần, nhưng cho đến thế kỉ III TCN, tức là đến cuối thời cổ đại, phía Bắc của cương giới Trung Quốc chưa vượt qua dãy Vạn lí trường thành ngày nay, phía Tây mới đến Đông Nam tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang mà thôi.
Từ cuối thế kỉ III TCN Trung Quốc trở thành một nước phong kiến thống nhất. Từ đó nhiều triều đại của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh, do đó có những thời kì cương giới của Trung Quốc được mở ra rất rộng. Đến thế kỉ XVIII, lãnh thổ Trung Quốc về cơ bản được xác định như hiện nay.
2/ Tuy triều đại nhà Tần chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với lịch sử Trung Quốc:
- Kết thúc 800 năm chiến tranh: Trong triều nhà Chu kéo dài 800 năm trước đó, các nước chư hầu tranh chấp, chiến tranh liên miên. Cho đến khi nhà Tần thành lập thì Trung Quốc mới quy về một mối thống nhất. Đây chính là công lao vô cùng to lớn của nhà Tần đối với lịch sử Trung Quốc.
- Lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc: Tần Thủy Hoàng phế bỏ nhà Chu, đặt lại quận huyện, tiến hành một loạt cải cách trọng đại khiến cho Trung Quốc lần đầu tiên trở thành một nhà nước trung ương tập quyền thống nhất.
- Nhà Tần áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước
3/ Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em thích nhất thành tựu Vạn Lí trường thành. Vì Vạn Lý Trường Thành được xem như công trình vĩ đại nhất Trung Quốc, là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại.
Quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, cả mồ hôi, xương máu của người dân. Nhiều gia đình bị ly tán, nhiều công nhân đã chết và mai táng như một phần của công trình này. Công nhân được huy động khắp nơi từ lính, nông dân, phiến quân. Sử dụng các loại vật liệu như đá, đất, cát, gạch và hoàn toàn sử dụng các phương tiện thô sơ trong xây dựng và vận chuyển bằng tay, dây thừng, giỏ đeo.
Vạn lí trường thành là "Bảy kỳ quan mới của thế giới" và Di sản Thế giới của UNESCO
4/ Những thành tựu nào của văn minh Trung Quốc thời cổ đại có ảnh hưởng tới văn hoá của người Việt trong quá khứ và hiện tại:
- Văn học: Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là "Quốc ngữ", " Quốc âm".
- Những ảnh hưởng về tư tưởng tôn giáo: Trung Quốc có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), cá hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý,…ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước,.. Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
- Hội họa - Kiến trúc - Điêu khắc: Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.
- Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại. (Nói rõ lịch 12 con giáp,..các con vật thiêng)
Từ khóa » Em Biết Gì Về Trung Quốc Thời Cổ đại
-
Lịch Sử Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Trung Quốc Từ Thời Cổ đại đến Thế Kỉ VII Lịch Sử Và Địa Lí 6 ...
-
Lý Thuyết Trung Quốc Từ Thời Cổ đại đến Thế Kỉ VII Lịch Sử Và Địa Lí 6 ...
-
Lịch Sử Trung Quốc Thời Cổ đại - PHUONGNAM24H.COM
-
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Trung Quốc Cổ Trung đại - .vn
-
Giới Thiệu Chung Về đất Nước Trung Quốc
-
5 Bí ẩn Cổ đại Vẫn Mãi Là Bí ẩn Của Trung Quốc - Báo Tuổi Trẻ
-
TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC - DU HỌC ĐẠI DƯƠNG
-
Soạn Bài 9 Trung Quốc Thời Cổ đại đến Thế Kỉ VII - Lịch Sử 6
-
Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 6 - Bài 8. Trung Quốc Từ Thời Cổ đại đến Thế Kỉ VII
-
Điều Kiện Tự Nhiên Của Trung Quốc Cổ đại Có Những đặc ... - Khoa Học
-
[Kết Nối Tri Thức] Giải Lịch Sử 6 Bài 9: Trung Quốc Từ Thời Cổ đại đến ...
-
Vài Nét Về Quá Trình Phát Triển Của Dân Tộc Việt Nam