Điều Kiện Tự Nhiên - Huyện Bình Chánh
Có thể bạn quan tâm
1. Tài nguyên đất:
Huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên 25.255,29ha, chiếm 12% diện tích tự nhiên của Thành phố. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện Bình Chánh được chia thành các nhóm đất chính sau: - Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi Holoxen muộn ven các sông, kênh rạch… Có diện tích khoảng 5.797,7ha, chiếm 23% diện tích toàn Huyện, phân bố ở các xã Tây Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Qui Đức, Đa Phước, đất có thành phần cơ giới cấp hạt sét là chủ yếu (45 - 55%), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt limon; Tỷ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của thời kỳ bồi đắp phù sa; Trị số pH xấp xỉ 4; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na2+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lý tưởng cho việc trồng cây trái; Độ Bazơ cao. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại đất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên cho việc trồng hoa màu, cây ăn trái. - Nhóm đất xám: Đất xám chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Peistocen muộn). Có diện tích khoảng 3.716,8ha chiếm tỷ lệ 14,7% diện tích đất của huyện, phân bố trên các triền thấp, tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh lộc B từ trung bình đến nặng đất có thành phần cơ giới là đất cát pha thịt nhẹ, kết cấu rời rạc, đất bạc màu do tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn, nếu cải tạo tốt thì rất thích hợp cho việc trồng hoa màu, là nhóm đất lớn nhất và phân bố hầu hết các xã của huyện. Nhóm đất này thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao (40 - 50%), cấp hạt sét chiếm (21 - 27%) và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl) xấp xỉ 4; Các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân bón. Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu… Đất phèn: Nhóm đất này chiếm diện tích 10.508,6ha, chiếm 41,7% diện tích đất của huyện, tập trung ở các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xụân. Đây là vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, nên chỉ thích hợp với những loại cây chịu được phèn mặn như giống lúa chịu phèn, dứa, cây lâm nghiệp, hệ thống thuỷ lợi huyện Hóc Môn - Bắc Bình Chánh hoàn chỉnh được nước ngọt về để rửa phèn do đó có thể thích hợp chuyển sang trồng một số cây ăn trái. Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn). Trong điều kiện yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite. Khi có quá trình thoát thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành Jarosite làm cho đất chua, đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng. Tầng sinh phèn và tầng phèn thường rất nông, nhiều nơi phát hiện ngay ở tầng đất mặt, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao. Nhìn chung đất có pH thấp, hàm lượng Cl- và các muối tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển, làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường. Các loại đất phèn có tầng sinh phèn sâu và nhẹ, không còn chịu ảnh hưởng của nước biển và thường có nguồn nước tưới. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa 2-3 vụ, rau màu và các loại cây ăn quả. Ngoài ra, huyện còn có một số loại đất khác nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn phân bố dọc theo hệ thống kênh rạch. 2. Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của huyện gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm: Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Bình Chánh bao gồm hệ thống các sông, rạch, mà hệ thống mực nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều 3 hệ thống sông lớn: sông Nhà Bè - Rạp Soài, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4%, mùa mưa mực nước lên cao nhất là 1,1 m, gây lụt cục bộ ở các vùng đất trũng của Huyện. - Nguồn nước ngầm: Theo các kết quả điều tra, khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Bình Chánh cho thấy, nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150 - 300m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong đó có nơi 30 - 40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, nguồn nước ngầm của Huyện không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước ngầm cũng tụt khá sâu trên 40m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn. Trữ lượng khai thác ước tính 300 - 400m3/ngày. Nhìn chung nguồn nước ngầm huyện Bình Chánh khá tốt và dồi dào, đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong Huyện. 3. Tài nguyên rừng: Huyện Bình Chánh có 1.047,85ha đất lâm nghiệp, trong đó: - Đất có rừng trồng sản xuất 755,26ha, chủ yếu là trồng dứa, bạch đàn… đang được khai thác, tập trung ở xã Phạm Văn Hai, xã Lê Minh Xuân. - Đất có rừng trồng phòng hộ 262.67ha và đất rừng đặc dụng là 29.92ha chủ yếu là keo lá tràm phân bố ở xã Lê Minh Xuân. Nhìn chung, rừng của huyện chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là rừng trồng và rừng thứ sinh tự nhiên. Diện tích rừng trồng của Huyện Bình Chánh ngoài việc cải tạo môi trường sinh thái cảnh quan còn đóng góp một phần vào việc cung cấp gỗ cho xây dựng (gỗ tràm cừ…). 4. Tài nguyên khoáng sản: So với các Huyện khác trong Thành phố, tuy không có tài nguyên khoáng sản quý hiếm, nhưng Bình Chánh lại có loại đất có thể dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng tương đối phong phú. Theo tài liệu của đoàn địa chất Thành Phố sơ bộ đánh giá như sau: - Loại thân quặng 1: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, có diện tích khoảng 200ha, ước đoán trữ lượng khoảng 4 triệu m3. - Loại thân quặng 2: Cũng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B ước đoán trữ lượng khoảng 20 triệu m3 - Loại quặng 3: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn thị trấn Tân Túc, ước đoán trữ lượng khoảng 10 triệu m3. Ngoài ra, còn có than bùn phân bố rải rác nằm dọc theo khu vực cầu An Hạ, nông trường Lê Minh Xuân nhưng với trữ lượng không đáng kể. 5. Tài nguyên nhân văn: Huyện Bình Chánh là vùng đất có truyền thống văn hoá và tinh thần yêu nước quật cường. Trong chiến trang chống Pháp, chống Mỹ vùng đất Bình Chánh nổi tiếng là căn cứ Cách mạng. Khi thống nhất đất nước Bình Chánh là huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh có nhiều dân tộc: Việt (kinh), Hoa, Chăm, Khơme ..., với nền văn hoá phong phú, đa dạng, phát huy truyền thống cách mạng, niềm tự hào quê hương. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện Bình Chánh đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hoá và giữ vững trật tự an ninh xã hội. Tuy chặng đường phát triển phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với truyền thống yêu nước, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế sẵn có, huyện Bình Chánh vững vàng đi lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. >> Giới thiệu chung >> Lịch sử Đảng bộ >> Lịch sử Văn hóa >> Hệ thống Chính trị >> Sơ đồ tổ chức >> Bản đồ địa giới hành chính >> Liên hệ - Góp ýTừ khóa » Dân Số Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Bình Chánh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bình Chánh (xã), Bình Chánh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Huyện Bình Chánh - Hồ Chí Minh - Trang Cá Nhân Của Trịnh Đình Linh
-
Dân Số, Diện Tích Các Quận Tại TPHCM Cập Nhật 2021
-
Dân Số, Diện Tích Quận Huyện Hành Chính Của TPHCM 2022
-
Giới Thiệu Tổng Quan Về Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Dân Số TPHCM Năm 2022 ⚡️ Chi Tiết Từng Quận
-
Bản Đồ Huyện Bình Chánh TP HCM - Nhà Phố Đồng Nai
-
Bản đồ Huyện Bình Chánh TP.HCM – Cập Nhật Mới Nhất
-
Diện Tích Và Dân Số Các Quận, Huyện Tại TP.HCM Khác Nhau Ra Sao?
-
Giới Thiệu Khái Quát Huyện Bình Chánh - Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Một Số Quận Của Thành Phố Hồ Chí Minh Có Dân Số Lớn Hơn Cả Một Tỉnh
-
Dân Số - Giới Tính - Viện Nghiên Cứu Phát Triển TPHCM