Điều Kiện Tự Nhiên - UBND QUẬN 8

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN

I.Điều kiện tự nhiên

1.Vị trí địa lý

Quận 8 thuộc khu vực nội thành và nằm ở phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, có tọa độ địa lý từ 10045’8’’ đến 10041’45’’ vĩ độ Bắc; 106035’51’’ đến 106041’22’’ kinh đô Đông:

- Phía Đông giáp quận 4, quận 7.

- Phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.

- Phía Nam giáp huyện Bình Chánh.

- Phía Bắc giáp quận 5, quận 6.

Quận có diện tích tự nhiên 1.917,49 ha, dân số 423.129 người, gồm 16 đơn vị hành chính cấp phường. Toàn bộ diện tích Quận 8 là đồng bằng có địa hình thấp với cao độ trung bình so với mặt nước biển là 1,2m trong đó thấp nhất là 0,3m (phường 7) và cao nhất là 2,0 m (phường 2), với chu vi khoảng 32 km.

Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị cũ (quận 5 và quận 6) và khu đô thị mới Nam Thành phố, nên chịu tác động của sự phát triển đô thị hóa cao, có hệ thống giao thông khá phát triển ngày càng được cải thiện với một số tuyến chính nối từ trung tâm thành phố qua quận 8 đến khu đô thị Nam Sài Gòn: Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Thế Hiển, đường Tạ Quang Bửu, đường An Dương Vương,...; do đó, Quận 8 hội đủ các nhân tố cần thiết cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển (ngành trọng điểm phát triển trên địa bàn trong những năm qua) một cách toàn diện. Ngoài ra với vị trí thuận lợi, Quận 8 còn có tiềm năng để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển: công nghiệp và xây dựng phát triển đô thị.

Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng là các dự án cải thiện môi trường nước, các dự án bồi thường hỗ trợ, tái định cư nhà ở ven sông, các dự án công viên cây xanh dọc sông, kênh… đến nay Quận 8 dần thoát khỏi tình trạng “vùng nước đen” của khu vực.

2.Địa hình, địa mạo

a.Địa hình, địa mạo

Địa hình và địa mạo Quận 8 được hình thành bởi sự chia cắt của các con sông và kênh rạch.

Địa hình của Quận bằng phẳng, độ dốc của địa hình nhỏ hơn 0,1% nhưng thấp, trũng. Cao độ trung bình của Quận là 1,20m trong đó khu vực có độ cao thấp nhất là phường 7 (0,3m) và khu vực có độ cao cao nhất là phường 2 (2,0m) quận có đến 2/3 diện tích tự nhiên nằm dưới ngưỡng của đỉnh chiều cường lịch sử 1,60m (tháng 11 năm 2011) trong đó vùng bị ảnh hưởng lớn nhất cũng là khu vực có địa hình thấp nhất là phường 6, phường 7, phường 15 và phường 16.

Đặc điểm địa mạo (hay hình thể) của Quận bị các kênh Đôi, Tầu Hủ, sông Cần Giuộc, rạch Hiệp Ân, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ruột Ngựa, Bà Tàng, Lò Gốm, Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những khu vực riêng biệt được kết nối qua hệ thống cầu.

b.Địa chất

Nằm ở rìa võng chuyển tiếp giữa vùng nâng Đông Nam Bộ và đới sụt võng Cửu Long. Trên mặt lộ ra các sản phẩm sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật là các lớp (đất yếu), chưa được quá trình nén chặt tự nhiên, có tuổi Holocen, nên sức chịu tải của đất rất yếu từ 0,3 kg/cm2 tới 0,7 kg/cm2, chiều dày các lớp trầm tích trẻ Holocen rất dày và không ổn định, đáy lớp từ 40,3m tới 41,2m.

Bên dưới các lớp trầm tích Holocen, là các trầm tích Pleistocen, Pliocen, chúng phủ không chỉ hợp lên bề mặt đá móng Mezozoi có tuổi Juta - Kreta ở độ sâu >100m. Bên cạnh đó vào mùa mưa mực nước ngầm dâng cao cách mặt đất từ 0,5 - 0,8 m đã tạo ra những hiện tượng không có lợi cho các công trình xây dựng.

3.Khí hậu

Quận 8 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 27-280C; cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (năm sau), chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 40C. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại khá cao từ 5 - 100C.

- Lượng bức xạ trung bình 140 Kcal/cm2/năm, có sự thay đổi theo mùa. Mùa khô có bức xạ cao, cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 (400 - 500 cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 cal/cm2/ngày.

- Nắng: Tháng có số giờ nắng cao nhất là 8,6 giờ/ngày (tháng 2), tháng có số giờ nắng ít nhất là 5,4 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm khoảng 1.890 giờ.

- Lượng mưa: Dao động trong khoảng từ 1.329 mm - 2.178 mm (trung bình năm đạt 1.940 mm/năm), phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm,. Ngược lại vào mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, tháng 2 có số ngày mưa ít nhất.

- Gió: Hướng gió thịnh hành ở khu vực Quận 8 là Đông Nam và Tây Nam. Gió Đông Nam và Nam thịnh hành vào mùa khô; gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa; riêng gió Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa. Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 80%, nhìn chung độ ẩm không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, vào mùa mưa trung bình lên đến 86%, tuy nhiên vào mùa khô trung bình chỉ đạt 71%.

Quận nằm trong vùngrất ít thiên tai về khí hậu, biến động thời tiết đáng kể nhất ở Quận cũng như của thành phố là tình trạng hạn cục bộ trong mùa mưa (mùa mưa đến muộn hoặc kết thúc sớm hoặc có các đợt hạn trong mùa mưa).

4.Thuỷ văn

a) Mạng lưới sông chính

- Kênh Tẻ, Kênh Đôi được tách ra từ sông Sài Gòn tại cửa Tân Thuận, Quận 4, dài khoảng 32 km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 12 km, bề rộng nhất đạt 130m, khu vực hẹp nhất rộng 75m.

- Sông Cần Giuộc là sông nhánh của sông Soài Rạp, hợp lưu tại ngã 3 sông Soài Rạp và sông Vàm Cỏ, sông dài khoảng 38km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 2,2km.

b) Các kênh, rạch trong Quận

Hệ thống sông, kênh, rạch của Quận 8 khá dày, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ như: sông Bến Lức, sông Ông Lớn, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ, rạch Hiệp Ân, rạch Nước Lên,... với tổng chiều dài khoảng 30km. Hệ thống kênh rạch này kết hợp với các rạch nhỏ, mạng lưới thoát nước dọc tuyến đường giao thông tạo ra hệ thống thoát nước chính cho toàn Quận, tạo khả năng tiêu nước về mùa mưa cũng như khi triều cường.

Hệ thống sông, kênh, rạch như trên đã tạo nên những lợi thế riêng của quận trong giao thông đường thủy, điều tiết không khí, tiêu thoát nước mưa, nước thải trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất...

c) Chế độ thuỷ văn của các sông, kênh, rạch phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chế độ bán nhật triều sông Sài Gòn và chế độ mưa. Biên độ triều trung bình từ 1,0-1,1m, triều cường cao nhất là 1,6m nhỏ nhất là 0,3m

Bảng 1: Các kênh rạch trên địa bàn Quận 8

TÊN KÊNH RẠCH

KHỞI ĐIỂM

KẾT THÚC

1. Kênh Đôi

Phường 1

Phường 7

2. Sông Cần Giuộc

Ngã 3 kênh Đôi

Bình Chánh

3. Rạch Ông Lớn

Ngã 3 kênh Tẻ

Bình Chánh

4. Rạch Vàm Nước Lên

Sông Chợ Đệm

Phân bón Bình Điền

5. Rạch Lào

Cầu Vĩnh Mậu

Kênh Đôi

6. Rạch Xóm Củi

Kênh Đôi

Bình Chánh

7. Kênh Ngang Số 1, 2, 3

Kênh Tàu Hủ

Kênh Đôi

8. Kênh Tẻ

Cầu Rạch Ong

Cầu Chữ Y

9. Sông Bến Lức

Ngã 3 kênh Đôi

Long An

10. Rạch Bà Tàng

Sông Cần Guộc

Rạch Bà Tàng

11. Rạch Bà Cả, Bà Dơi

Đường 44-Trương Đình Hội

Kênh Lò Gốm

12. Kênh Lò Gốm

Ngã 3 Kênh Tàu Hủ

Sông Bến Lức

13. Rạch Lồng Đèn

Phường 7

Bình Chánh

14. Rạch Ông Nhỏ

Ngã 3 rạch Ông Lớn

Cuối tuyến

15. Kênh Tàu Hủ

Phường 8

Phường 15

16. Rạch Bồ Đề

Sông Hiệp An

Quốc lộ 50

17. Rạch Cầu Đồn

Bến đò Đình

Đường Tạ Quang Bửu

18. Rạch Du

Cầu Mật

Khu Dân cư XN may Q8

19. Rạch Năng

Cống Bà Lựu

Ngã 3 rạch Ruột Ngựa

20. Rạch Nhảy

Đường An Dương Vương

Rạch Ruột Ngựa

21. Rạch Ruột Ngựa

Đầu nguồn

Ngã 4 kênh Lò Gốm

Nguồn:Phòng TNMT quận 8

II.Các nguồn tài nguyên

1.Tài nguyên đất

Quận 8 có tổng diện tích tự nhiên là 1.917,47 ha, chiếm 0,92% tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố, rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch. Hầu như toàn bộ diện tích tự nhiên đã được đưa vào sử dụng. Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của Quận chủ yếu là đất bị nhiễm phèn nặng và nhiễm mặn (khu vực đất nhiễm phèn ít: phường 11, 12, 13; khu vực đất nhiễm phèn nhiều: phường 7, phường 16), với thành phần cơ giới chủ yếu là sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật, vì thế đối không phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.

2.Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa, trên địa bàn Quận còn có nguồn nước của các con sông với chế độ thuỷ văn bán nhật triều (sông Bến Lức, Cần Giuộc, Ông Lớn,....) và hệ thống kênh rạch phân bố rải rác trên địa bàn. Song chất lượng nguồn nước mặt này hiện bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cũng như sức khoẻ nhân dân trên địa bàn Quận.

- Nguồn nước ngầm: Ở các khu vực có địa hình cao trong phạm vi lãnh thổ của Quận, nguồn nước ngầm khá phong phú cách mặt đất khoảng 1 - 2 m. Đối với khu vực có địa hình thấp, mực nước ngầm nằm ở độ sâu từ0,5 - 0,8 m, có độ pH cao và thường xuyên bị nhiễm phèn mặn, phải xử lý bằng hệ thống lọc mới có thể sử dụng cho sinh hoạt. Lượng nước ngầm cũng bị ảnh hưởng theo mùa, vào mùa khô mực nước ngầm thường thấp và nhiễm phèn hơn mùa mưa, nên gây khó khăn trong việc khai thác sử dụng. Tuy nhiên, trong mùa mưa mực nước ngầm dâng cao tạo ra những hiện tượng cát chảy, lún không đều đã gây bất lợi tới tuổi thọ của các công trình xây dựng.

3.Tài nguyên nhân văn

Với truyền thống truyền thống cách mạng, người dân Quận 8 cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đông đảo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học để đưa Quận 8 phát triển mạnh về kinh tế, vững về an ninh xã hội.

(Tổng hợp: Xuân Hồng - VP.UBNDQ8)

Nguồn Phòng Tài nguyên & Môi trường

Từ khóa » Dân Số Q8