I.1.1 Vị trí địa lý, kinh tế: Huyện Bù Đốp nằm về phía Bắc tỉnh Bình Phước, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia khoảng 73,3 km; nằm trên Tỉnh lộ ĐT 748. Huyện có diện tích tự nhiên là 37.926,39 ha, bằng 5,5% diện tích tỉnh Bình Phước, dân số năm 2006 là 50.403 người Có 06 đơn vị hành chính xã và 01 thị trấn trung tâm huyện. Có toạ độ địa lý như sau: - 106o 40’39” – 106o 59’45” Kinh độ Đông - 11o 52’36” – 12o04’53” Vĩ độ Bắc
Toàn Huyện | 37.926,39 | Ha |
TT | Thanh Bình | 1.456,28 | Ha |
Xã | Phước Thiện | 13.781,66 | Ha |
Xã | Hưng Phước | 4.840,10 | Ha |
Xã | Thiện Hưng | 5.033,97 | Ha |
Xã | Thanh Hoà | 4.668,15 | Ha |
Xã | Tân Tiến | 4.268,06 | Ha |
Xã | Tân Thành | 3.878,17 | Ha |
Ranh giới hành chính: - Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, - Phía Nam và phía Đông giáp Huyện Bù Gia Mập, - Phía Tây giáp Huyện Lộc Ninh. Vị trí địa lý của Huyện Bù Đốp vừa có những lợi thế vừa có những hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế nói chung và sử dụng đất nói riêng.
(1) Lợi thế: · Bù Đốp nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp, với khí hậu nhiệt đới ôn hoà, địa hình miền núi nhưng ít dốc, tài nguyên đất có chất lượng cao. Chính điều kiện đó đã hình thành những vùng sản xuất tập trung một số cây trồng có sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu cao vào loại hàng đầu của toàn quốc như cao su, tiêu, điều, chăn nuôi đại gia súc... · Bù Đốp là Huyện thuộc tỉnh Bình Phước, một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam Bộ nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) nói riêng, trong đó có những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, nhiều khu công nghiệp tập trung …, là trung tâm kinh tế, khoa học kỷ thuật vào loại lớn nhất cả nước, sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp về: Huy động vốn, nguồn nhân lực có tay nghề cao, khoa học kỹ thuật, chế biến và thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản… · Bù Đốp có đường biên giới với Campuchia, có cửa khẩu Hoàng Diệu (xã Hưng Phước) và cửa tiểu ngạch (xã Tân Thành) sẽ có thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nước bạn.
(2) Hạn chế: · Tuy nằm trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng vẫn là huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 16,38%), sẽ có trở ngại lớn trong việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp. Vì vậy, trong khoảng một thập niên gần đây kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp. · Bù Đốp nói riêng và Bình Phước nói chung tiếp giáp với vùng cao Tây Nguyên, là đầu nguồn, “mái nhà” của vùng Đông Nam Bộ và cả khu vực Nam bộ. Phát triển lâm nghiệp tại Bù Đốp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, không chỉ huyện mà là cho cả khu vực. Rừng của Bù Đốp là rừng đầu nguồn là nơi điều hoà nước của những công trình thuỷ lợi quan trọng của khu vực: Cần Đơn, Sóc Phu Miêng, Phước Hoà… Vì vậy, quan tâm đến việc bố trí đất cho phát triển lâm nghiệp ở Bù Đốp nói riêng và cả tỉnh nói chung là nhiệm vụ rất quan trọng. · Có đường biên giới quốc gia, vừa có điều kiện giao lưu kinh tế, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn về an ninh quốc phòng. Tình hình Campuchia trong những năm qua diễn biến khá phức tạp; do đó, phát triển kinh tế nói chung và vấn đề sử dụng đất nói riêng ở đây cần quan tâm đến vấn đề an ninh biên giới. I.1.2 Địa hình địa mạo:
Bù Đốp là một huyện miền núi, nhưng có địa hình tương đối bằng so với các huyện miền núi khác trong cả nước, thuận lợi cho sử dụng đất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Toàn huyện có 89,62% diện tích tự nhiên (DTTN) có độ dốc < 15o, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong đó, 33,85% DTTN có độ dốc <3o; 48,9% DTTN độ dốc 3-8o; 6,87% DTTN độ dốc 8-15o. Chỉ có 10,38% DTTN độ dốc >15o.
Bảng 1.1 THỐNG KÊ DIỆN TÍCH THEO ĐỊA HÌNH |
Độ dốc | Huyện Bù Đốp | Tỉnh Bình Phước | Ghi chú |
(ha) | (%) | (ha) | (%) |
I (< 3o) | 12.534 | 33,85 | 171.820 | 25,89 | Rất thuận lợi cho SX NN |
II (3-8o ) | 18.108 | 48,90 | 166.508 | 25,09 | Rất thuận lợi cho SX NN |
III (8-15o ) | 2.545 | 6,87 | 126.168 | 19,01 | Thuận lợi cho SX NN |
IV (15-20o) | 774 | 2,09 | 90.051 | 13,57 | Ít thuận lợi cho SX-NN |
V (20-25o) | 3.069 | 8,29 | 34.226 | 5,16 | Không thuận lợi cho SX-NN |
VI (>25o) | 0 | 0,00 | 74.775 | 11,27 | Ít cókhả năng SX-NN |
I.1.3. Khí hậu:
Huyện Bù Đốp mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, với các cây trồng nhiệt đới rất điển hình. Bảng 1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÍ HẬU TỈNH BÌNH PHƯỚC Số | Chỉ tiêu | Trạm | Trạm | Trạm | Ghi |
TT | Đồng Phú | Phước Long | Lộc Ninh | Chú |
1 | Nhiệt độ (oC) |
- Nhiệt độ bình quân | 25,8 | 26,2 | 26 | Nhiệt độ thấp |
- Nhiệt độ BQ thấp nhất | - | 22 | 21,5 | Nhất là Huyện |
- Nhiệt độ BQ cao nhất | - | 32,2 | 31,7 | Bù Đốp |
2 | Tổng tích ôn (oC/năm) | 9.288 | 9.301 | 9.360 | Tháng 1/1963 |
3 | Giờ chiếu sáng (giờ/ng) | 6,5 | 6,2 | 6,6 | 10,7oC |
4 | Lượng mưa (mm) |
- Bình quân/năm | 2.325 | 2.045 | 2.285 |
- Cao nhất/năm | - | 2.433 | 3.407 |
- Thấp nhất/năm | - | 1.674 | 1.489 |
- Số ngày mưa bq/năm | 138 | 141 | 145 |
5 | Lượng bốc hơi (mm) |
- Bình quân năm | 1.447 | 1.113 | 1.168 |
6 | Độ ẩm không khí (%) |
- Bình quân/năm | 81 | 81,4 | 80,8 |
- Thấp nhất/năm | 47,2 | 45,6 | 53,2 |
Khí hậu vùng Đông Nam Bộ nói chung và huyện Bù Đốp nói riêng mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: (i) Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa, (ii) khí hậu có tính biến động cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình (iii) diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa. Trong đó nổi bật một số đặc điểm sau có ảnh hưởng đến sử dụng đất và phát triển nông nghiệp:
(1) Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước và phân bố khá đều trong năm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm: Bức xạ mặt trời trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng III & tháng IV, đạt 300-400 calo/cm2/ngày. Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70-75 kcalo/cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định: Nhiệt độ cao đều trong năm 25,8-26,2oC. Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 33oC (31,7-32,2oC) và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20oC (21,5-22oC). Tổng tích ôn rất cao 9.288-9.360oC. Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2.400-2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2-6,6 giờ.
(2) Bù Đốp có lượng mưa tương đối cao và phân thành hai mùa rõ rệt: Bù Đốp nằm trong vành đai có lượng mưa cao, lượng mưa bình quân 2.285mm/năm (trạm Lộc Ninh), phân hố thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. · Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh sự phá huỷ chất hữu cơ, dung dịch đất hòa tan các Secquioxyt sắt, nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hoá tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ. · Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiến 85-90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-63% lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó cán cân ẩm rất cao. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hoá phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hoà vỏ thổ nhưỡng.
(3) Lượng mưa phân hoà theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp: Mùa mưa (Vụ Hè thu và Mùa) cây cối phát triển xanh tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụ Đông xuân), cây cối khô cằn phát triển rất kém. Là một huyện đầu nguồn, mà khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nước tưới như Cao su, điều, một số cây ăn trái, mì…. I.1.4. Đặc điểm tài nguyên nước: (1)
Nguồn nước mặt: Huyện Bù Đốp được bao bọc xung quanh bởi những sông, suối lớn: Phía Bắc là sông Măng, phía Đông và Đông Nam là sông Bé. Ngoài ra còn có một số suối lớn nhỏ và một số đầm, hồ, bưng, bàu. Đó là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. · Sông Bé chảy dài dọc theo ranh giới phía Nam huyện Bù Đốp và theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, chảy qua các huyện Phước Long, Bình Long, Đồng Phú và chảy về tỉnh Bình Dương. Trên dòng Sông Bé đã có 03 công trình thuỷ điện lớn theo 03 bậc thang: Thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn và Sóc Phu Miêng và sẽ có công trình thuỷ lợi lớn Phước Hoà. · Sông Măng chạy dọc biên giới Campuchia và tỉnh Bình Phước. (2)
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong huyện chia ra 2 tiểu vùng: Vùng thứ nhất địa hình đồi cao > 100m (chủ yếu là đất đỏ bazan), vùng này nước ngầm sâu từ 50-100m, lưu lượng 1,2-2,0 lít/giây. Vùng thứ hai ở dạng địa hình thấp, độ sâu mực nước từ 10-15m, lưu lượng tư 10-15 lít/giây. Nhìn chung, hệ thống sông suối huyện Bù Đốp nhiều nhưng lòng sông hẹp, dốc. Nên lũ lớn trong mùa mưa ít có khả năng bồi đắp phù sa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy, đã hạn chế khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Muốn sử dụng được nguồn nước này cho sản xuất cần có những đầu tư lớn vào các công trình thuỷ lợi. I.1.5 Tài nguyên rừng:
(1) Rừng Bù Đốp nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung rất đa dạng về họ và loài thực vật: Rừng Bù Đốp là 1 trong những nơi tiêu biểu cho sự giao lưu của các nguồn thực vật trong hệ Malaysia – Indônesia mà đại diện là họ Dầu (Dipterocarpaceae). Hệ Ấn Độ - Miến Điện đại diện là họ Bàng (Combretaceae), họ Từ vi (Lythraceae) và hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Trung Hoa tiêu biểu là họ Re (Lauraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Leguminosae), họ Dâu tằm (Moraceae). Do đó, số họ và loài cây rất phong phú. Hai họ có ý nghĩa lớn về mặt ưu thế sinh thái và giá trị kinh tế cũng như sử dụng là họ Dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Leguminoceae) trong kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa. Bên cạnh những cây gỗ, rừng Bình Phước còn có các loài lâm sản khác như song mây, du rái, dược liệu, nguyên liệu cho công nghiệp giấy … - Về cây họ Dầu có các loài: Vên vên (Anisoptera cochinchinensis); Sao (Hopea odorata); Dầu song nàng (Dipterocarpus alatus); Về cây họ Đậu có các loài; Cẩm lai (Daibergia sp); Gõ mật (Sindora cochinchinensis); Gõ đỏ (Palunia cochinchinensis) - Thành phần thực vật cây gỗ (kể cả cây họ mộc có chiều cao từ 2m trở lên) của rừng các tỉnh Miền Đông có khoảng 77 họ, 336 giống, 892 loài. Riêng tỉnh Bình Phước có 801 loài.
(2) Bù Đốp là huyện của tỉnh Bình Phước vốn là nơi có quỹ rừng phong phú, đa dạng và nó có giá trị phòng hộ, môi trường cho cả vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), nhưng đã bị khai thác và tàn phá mạnh mẽ. + Diễn biến tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê năm 2000 diện tích đất có rừng Bù Đốp là 13.347,8 ha, năm 2003 rừng còn 13.678,4 ha, năm 2006 đất còn rừng 10.620 ha. Năm 2006 so với năm 2000 đã bị giảm 2.727 ha, bình quân hàng năm mất 455 ha. Theo số liệu thống kê rừng tháng 12/2006: Đất có rừng 10.620 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 9.682 ha, rừng trồng 938,6 ha. Hiện nay, trong diện tích lâm nghiệp quản lý 22.121 ha còn có 1523.4 ha đất trống không có rừng và 6046,6 ha, đất sản xuất nông nghiệp do dân xâm canh và 2.939,5 ha, đất khác 294,4 ha (Giao thông, thổ cư, vùng ngập, song suối và đất dự án). + Về nguyên nhân suy thoái: Do sức ép về dân số và di dân tự do dẫn đến phá rừng làm nương rẫy, sản xuất nông nghiệp; Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi (Thác Mơ, Dầu Tiếng, Cần Đơn…); Khai thác lâm sản của các Lâm trường và Lâm tặc… I.1.6 Tài nguyên đất: Tài nguyên đất đai là một tài nguyên tự nhiên quý giá nhất của loài người, nhưng nó lại là tài nguyên có giới hạn về không gian. Thực chất của quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả. Muốn có một phương án QHSDĐ tốt, điều trước hết phải nắm tài nguyên đất (Land resources) một cách chắc chắn cả về số và chất lượng. Khái niệm tài nguyên đất đai ở đây có nghĩa rộng, không chỉ bao gồm là đặc tính thổ nhưỡng (soil) mà nó còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai như: chế độ nước, địa hình, nền móng địa chất,... và khi đó nó hình thành đất đai (Land). Để phục vụ cho việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đốp đến năm 2010 chúng tôi thực hiện một chuyên đề riêng “Đánh giá tài nguyên đất huyện Bù Đốp ở tỷ lệ bản đồ 1/25.000”. Bao gồm các sản phẩm chính sau đây: (1) Bản đồ đất, tỷ lệ 1/25.000 (2) Bản đồ tài nguyên đất đai, tỷ lệ 1/25.000 (3) Bản đồ đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng đất, tỷ lệ 1/25.000 (4) Bản đồ phân vùng sử dụng đất, tỷ lệ 1/25.000 (5) Báo cáo “Tài nguyên đất đai huyện Bù Đốp” với đầy đủ số liệu phân tích đất, số liệu thống kê quỹ đất đến cấp xã, số liệu về đánh giá đất đai và đề xuất phương hướng sử dụng tài nguyên đất hợp lý. Phân loại và tính chất các loại đất: Trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, đất huyện Bù Đốp có 2 nhóm đất, với 05 đơn vị bản đồ đất. Bảng 1.3 PHÂN LOẠI VÀ QUỸ ĐẤT HUYỆN BÙ ĐỐP (*)
Ký | Tên đất | Diện tích |
Hiệu | Phân loại Việt Nam | Tương đương theo WRB'98 | Ha | % |
I. NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG | 31.646,00 | 83,83 |
Fk | 1. Đất nâu đỏ trên đá bazan | Rhodi Acric Ferralsols | 7.092,00 | 18,79 |
Fu | 2. Đất nâu vàng trên đá bazan | Xanthi Acric Ferralsols | 12.317,00 | 32,63 |
Fp | 3. Đất nâu vàng trên phù sa cổ | Hapli Chromic Acrisols | 381,00 | 1,00 |
Fs | 4. Đất đỏ vàng trên đá phiến | Skeleti Chromic Acrisols | 11.856,00 | 31,41 |
II. NHÓM ĐẤT DỐC TỤ | 5.384,83 | 14,26 |
D | 5. Đất dốc tụ | Cumuli Umbric Gleysols | 5.384,83 | 14,26 |
III. SÔNG, HỒ | 895,56 | 1,91 |
+ Mặt nước chuyên dùng | 697,18 | 1,38 |
+ Sông. Suối | 198,38 | 0,53 |
TỔNG DIỆN TÍCH | 37.926,39 | 100,00 |
(*) Nguồn: Phân viện QH & TKNN, 2004. 1) Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất 31.646,00 ha, chiếm 83,83% DTTN. Nhóm đất đỏ vàng được hình thành trên 03 loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau: Đá bazan, đá phiến sét và mẫu chất phù sa cổ. · Đất nâu đỏ (Fk) và nâu vàng (Fu) trên bazan: - Đất nâu đỏ trên bazan (Fk) Đất nâu đỏ trên đá Bazan, ký hiệu Fk, diện tích 7.092 ha (18,79% tổng diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở xã Hưng Phước, Thiện Hưng, một ít ở Thanh Hoà và xã Tân Tiến. - Đất nâu vàng trên bazan (Fu), ký hiệu Fu, diện tích 12.317,00 ha (32,63 % DTTN), phân bố hầu khắp các xã, chủ yếu ở Thanh Hoà, Tân Tiến, Tân Thành. - Đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan nhìn chung có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, cấu tượng viên hạt, tơi xốp; phản ứng dung dịch đất thường chua, CEC, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ trong đất thấp, giầu mùn, đạm, lân nhưng nghèo kali. - Đất nâu đỏ và nâu vàng trên Bazan, nhìn chung có độ phì tương đối cao, cấu tượng viên, hạt, tơi xốp,… thích hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Tuy vậy khả năng sử dụng của đất này phụ thuộc rất nhiều vào độ dốc địa hình và độ dày tầng đất hữu hiệu. (i) Các đất có địa hình < 20o và tầng đất hữu hiệu > 70 cm nên giành cho việc trồng các cây dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu và các cây ăn trái. (ii) Các đất có địa hình < 20o và tầng đất hữu hiệu < 50 cm nên giành cho việc trồng cây hàng năm như các loại đậu đỗ, bắp, hoa màu khác, có thể trồng được các cây dài ngày như cây điều. (iii) Các đất có địa hình > 20o nên giành cho việc trồng và tu bổ rừng. · Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): + Đất nâu vàng trên phù sa cổ, ký hiệu Fp, có 681,00 ha, chiếm 1,00% DTTN. Phân bố chủ yếu ở Tân Tiến và Thanh Hoà. + Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình; đất có phản ứng chua, CEC, Cation kiềm trao đổi và BS trong đất thấp; nghèo mùn, đạm, lân và kali. + Trong nông nghiệp, đơn vị đất nâu vàng trên phù sa cổ tuy có độ phì không cao nhưng thích hợp với nhiều loại hình sử dụng đất: từ các cây dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều…, các loại cây ăn quả cho đến các loại cây hàng năm như rau, đậu, bắp,… Tùy thuộc vào địa hình và tầng dày đất hữu hiệu, khả năng sử dụng đất có thể khái quát như sau: (i) các đất phân bố ở địa hình < 20o và tầng đất hữu hiệu > 70 cm: có khả năng trồng được nhiều loại cây kể cả cây dài ngày và cây hàng năm, đặc biệt là các cây dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cây ăn trái. (ii) các đất phân bố ở địa hình < 20o và tầng dày đất < 50 cm, chỉ có khả năng trồng cây hàng năm. Những nơi đất quá mỏng (< 30 cm) chỉ nên trồng rừng nhằm bảo vệ đất và môi trường. · Đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs): - Đất đỏ vàng trên phiến sét, ký hiệu Fs, có 11.856,00 ha, chiếm 31,41% DTTN. Phân bố ở xã Hưng Phước. - Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét; đất có phản ứng chua, CEC, Cation kiềm trao đổi và BS trong đất thấp; nghèo mùn, đạm, lân nhưng kali khá đến giàu. - Trong nông nghiệp, đơn vị đất đỏ vàng trên phiến sét có khả năng sử dụng hạn chế do: (i) tầng đất mỏng: tầng đá mẹ xuất hiện trong vòng 0-30 cm và trong tầng đất thường lẫn mảnh đá hoặc do (ii) phân bố ở địa hình dốc và chia cắt mạnh. 2) Nhóm đất dốc tụ: Nhóm đất dốc tụ có diện tích 5.384,83 ha, chiếm 14,26% DTTN. Nhóm đất dốc tụ có 01 đơn vị bản đồ: Đất dốc tụ. Đất dốc tụ được hình thành và phát triển từ các sản phẩm, vật liệu trên địa hình cao tích tụ xuống các thung lũng, hợp thủy do trọng lực, do đó vật liệu đất thường không chọn lọc và bị gley. Đất dốc tụ, ký hiệu D, có 5.384,83 ha, chiếm 14,26% DTTN, phân bố khắp các xã trong huyện. Nhìn chung các đất dốc tụ có độ phì nhiêu tương đối khá, nhưng chua. Địa hình thấp trũng, khó thoát nước. Trong điều kiện kinh tế-xã hội chung của huyện, các đất dốc tụ còn để hoang hoá nhiều, đa số được sử dụng trồng lúa nước 1 vụ mùa mưa. Về lâu dài, nếu có tưới, nên khai thác trồng lúa nước kết hợp với 1 vụ hoa màu hoặc đào ao nuôi trồng thuỷ sản.
Phòng Tài nguyên - Môi trường