Điều Kiện Xét Vớt Tốt Nghiệp? | Vatgia Hỏi & Đáp

Giáo dục, tham khảo > Đại học - Cao Đẳng

Điều kiện xét vớt tốt nghiệp? Tôi vừa thi tốt nghiệp đại học xong nhưng có một môn dưới điểm trung bình (4điểm), tôi là con thương binh 61% vậy theo qui chế có được xét vớt tốt nghiệp k? Le Mai Le Mai Trả lời 15 năm trước Bạn đủ điều kiện để được xét vớt tốt nghiệp đấy. Hãy đọc qui định dưới đây nhé! Điều 32. Kết quả học tập của năm học cuối khoá hoặc của học kỳ cuối khoá (nếu năm học cuối khoá chỉ có một học kỳ) là cơ sở để xét điều kiện dự thi tốt nghiệp. Điểm thực tập tốt nghiệp được tính như một môn thi và là một trong những điều kiện để xét dự thi tốt nghiệp. Học sinh được dự thi tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: 1. ĐTBC đạt từ 5,0 trở lên. 2. Các môn thi (bao gồm cả điểm thực tập tốt nghiệp) đều có ĐTKMH từ 5,0 trở lên. 3. Tối đa chỉ có một môn kiểm tra bị ĐTKMH dưới 5,0 nhưng phải có kết quả từ 4,0 trở lên. Các môn kiểm tra còn lại đều có ĐTKMH từ 5,0 trở lên. 4. Không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên. [b]Điều 33. Học sinh thuộc diện được vớt dự thi tốt nghiệp nếu trong khoá học chưa phải xét vớt lên lớp lần nào, có ĐTBC từ 5,0 trở lên và thuộc một trong ba trường hợp sau: 1. Tối đa chỉ có một môn thi (không phải là thực tập tốt nghiệp) hoặc hai môn kiểm tra bị ĐTKMH dưới 5,0 nhưng phải có kết quả từ 4,0 trở lên,; Không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên. 2. Đủ các điều kiện qui định tại các khoản 1, 2, 3 (điều 32) có vi phạm nội qui, kỷ luật của nhà trường nhưng đã được giải quyết cho tiếp tục học tập theo quyết định của Hội đồng kỷ luật. 3. Là học sinh diện chính sách, có tối đa một môn thi (nhưng không phải là thực tập tốt nghiệp) và hai môn kiểm tra bị ĐTKMH dưới 5,0 nhưng phải có kết quả từ 4,0 trở lên, không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.[/b] Điều 34. Học sinh diện chính sách đã được vớt lên lớp hai lần thì không được vớt dự thi tốt nghiệp. Học sinh diện chính sách đã được vớt lên lớp một lần nếu có ĐTBC từ 5,0 trở lên, chỉ có một môn thi nhưng không phải là thực tập tốt nghiệp hoặc chỉ có hai môn kiểm tra bị ĐTKMH dưới 5,0 nhưng phải có kết quả từ 4,0 trở lên; Không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên thì được xét vớt dự thi tốt nghiệp. Điều 35. Học sinh không thuộc diện dự thi tốt nghiệp và diện vớt dự thi tốt nghiệp thì giải quyết như sau: 1. Đối với những học sinh có ĐTBC từ 4,5 trở lên và không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, thì cho thi hoặc kiểm tra lại một lần nữa các môn học chưa đạt yêu cầu, để tính lại ĐTBC và xét điều kiện dự thi tốt nghiệp. Thời gian thi hoặc kiểm tra lại do Hiệu trưởng quyết định. Nếu học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp thì được thi trong các kỳ thi tốt nghiệp tiếp sau. Học sinh vẫn không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp thì cho học lại lớp trong trường hợp đủ điều kiện theo qui định tại điều 24 của quy chế này. Nếu không đủ điều kiện học lại lớp thì cho thôi học; không xét vớt dự thi tốt nghiệp với bất kỳ đối tượng nào. 2. Đối với những học sinh có ĐTBC nhỏ hơn 4,5 nhưng có đủ điều kiện theo quy định tại điều 24 của quy chế này và không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, thì cho học lại lớp. 3. Đối với những học sinh không được dự thi tốt nghiệp do có điểm thực tập tốt nghiệp dưới 5,0 thì phải thực tập lại theo sự bố trí của nhà trường, khi có đủ điều kiện thì đựơc xét dự thi tốt nghiệp trong các kỳ thi tiếp sau. 4. Đối với những học sinh không được dự thi tốt nghiệp do vi phạm nội qui, kỷ luật, nếu sau thời gian từ 6 tháng đến một năm, được chính quyền địa phương nơi cư trú và cơ quan, tố chức nơi làm việc (nếu có) xác nhận không vi phạm khuyết điểm thì được thi tốt nghiệp trong các kỳ thi tiếp sau. Hết thời gian một năm, nếu học sinh có vi phạm khuyết điểm thì buộc thôi học. 5. Ngoài những trường hợp trên đây, với những học sinh không được dự thi tốt nghiệp do kết quả học tập và vi phạm nội qui, kỷ luật thì buộc thôi học. Điều 36. Học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp hoặc được vớt dự thi tốt nghiệp nhưng vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do chính đáng khác không thể tham gia kỳ thi thì được quyền dự thi trong các kỳ thi tốt nghiệp tiếp sau như học sinh thi tốt nghiệp lần thứ nhất. Điều 37. Các môn thi tốt nghiệp được quy định như sau: 1.Các trường Trung học chuyên nghiệp không phân biệt hệ tuyển đều tổ chức thi hai môn: Lý thuyết tổng hợp và thực hành nghề nghiệp. Nội dung thi là những kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản, chuyên sâu của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo. 2. Đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, ngoài các qui định trên phải tổ chức thi tốt nghiệp ba môn văn hoá phổ thông theo qui định tại các điều 12, 13, 14 trong Chương trình khung Giáo dục Trung học chuyên nghiệp ban hành theo Quyết định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 06 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 38. Đối với những ngành có đào tạo chuyên ngành và các ngành có tính đặc thù, Hiệu trưởng có quyền thay một môn thi bởi một hoạt động nghề nghiệp như trình bày một đề án hoặc một chuyên đề, biểu diễn trình bày tác phẩm, làm hồ sơ bệnh án, ...vv. Hoạt động nghề nghiệp này phải gắn chặt với chuyên môn được đào tạo, có nội dung tương đương một môn thi tốt nghiệp và được qui định từ trước trong chương trình đào tạo. Trong trường hợp có đủ điều kiện về đội ngũ giáo viên và các trang thiết bị cần thiết, được cơ quan quản lý trường cho phép (Bộ, Ngành đối với các trường trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các trường địa phương), Hiệu trưởng được quyền quyết định cho toàn bộ hoặc một số học sinh làm đồ án tốt nghiệp thay cho 2 môn thi. Điểm đồ án tốt nghiệp là điểm hệ số 2. Điều 39. Thời gian ôn tập và thi tốt nghiệp phải được qui định từ trước trong chương trình giáo dục. Thời gian thi đối với mỗi môn thực hiện theo quy định sau: 1. Thi viết: từ 150 phút đến180 phút 2. Thi vấn đáp: học sinh chuẩn bị không quá 50 phút. Mỗi học sinh có thể được rút phiếu thi tối đa hai lần, nhưng nếu học sinh đã rút phiếu thi lần thứ hai thì kết quả thi bị trừ 1 điểm và học sinh chỉ được chọn phiếu thi thứ hai làm đề thi. 3. Thi thực hành: Hiệu trưởng quyết định nội dung, hình thức và thời gian thi cụ thể cho từng phần thi thực hành trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa. Điều 40. Chấm thi viết thực hiện theo các qui định như thi tuyển sinh. Chấm thi vấn đáp và chấm thi thực hành phải đảm bảo có hai giáo viên trực tiếp đánh giá đối với mỗi học sinh. Điểm thi do hai giáo viên thống nhất quyết định. Nếu không đạt được sự thống nhất trong đánh giá thì giáo viên chấm thi cùng với ban chấm thi phải lập biên bản báo cáo Trưởng khoa hoặc Hiệu trưởng quyết định. Điều 41. Với mỗi khoá học, trước khi thi tốt nghiệp ít nhất một tháng, Hiệu trưởng phải lập xong kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp, ra quyết định thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp và gửi các văn bản đó báo cáo với cơ quan quản lý trường (Bộ, Ngành đối với các trường Trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các trường địa phương) Điều 42. Thành phần Hội đồng thi tốt nghiệp bao gồm: 1. Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo. 2. Phó chủ tịch Hội đồng là Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo hoặc Trưởng phòng đào tạo. 3. Uỷ viên thư ký là Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng đào tạo. 4. Các uỷ viên: gồm các Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa, một số Tổ trưởng bộ môn và cán bộ, giáo viên của trường do Hiệu trưởng quyết định. Số lượng thành viên của Hội đồng thi tốt nghiệp không quá 13 người. Hội đồng thi tốt nghiệp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Đối với 2 khoá thi gần nhau ( trong vòng 3 tháng trở lại), có thể thành lập chung một Hội đồng và ghi rõ trong quyết định của Hiệu trưởng. Điều 43. Hội đồng thi tốt nghiệp có các nhiệm vụ sau: 1. Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp theo đúng các qui định trong qui chế này và kế hoạch thi đã được Hiệu trưởng quyết định. 2. Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động và đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho Hội đồng thi tốt nghiệp, bao gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp. a. Ban Thư ký: do Uỷ viên thư ký Hội đồng làm Trưởng ban. b. Ban Đề thi: Trưởng ban do chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng kiêm nhiệm. Ban Đề thi gồm các Tiểu ban, Mỗi môn thi do một Tiểu ban phụ trách. Số lượng mỗi Tiểu ban không quá 3 người trong đó có một trưởng Tiểu ban. c. Ban Coi thi: Trưởng ban do chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng kiêm nhiệm. d. Ban Chấm thi: Trưởng ban do chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng kiêm nhiệm. Ban Chấm thi gồm các Tiểu ban, mỗi Tiểu ban phụ trách chấm thi một môn thi tốt nghiệp và có một trưởng Tiểu ban. 3. Trình Hiệu trưởng quyết định các danh sách: a. Danh sách học sinh được dự thi tốt nghiệp (bao gồm danh sách chính thức và danh sách được xét vớt dự thi). b. Danh sách học sinh không được dự thi tốt nghiệp. 4. Phân công tổ chức và theo dõi kỳ thi, bảo đảm thực hiện nội quy thi và xử lý các trường hợp vi phạm nội qui thi theo qui định tại điều 8 của quy chế này. 5. Xét kết quả thi tốt nghiệp và giải quyết các đơn khiếu nại (nếu có). Lập và trình Hiệu trưởng các danh sách. a. Danh sách học sinh được công nhận tốt nghiệp (bao gồm danh sách chính thức và danh sách được xét vớt tốt nghiệp). b. Danh sách học sinh không được công nhận tốt nghiệp. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

CÂU HỎI LIÊN QUAN

Trường hợp không trúng tuyển kì thì tốt nghiệp PTTH năm 2008 lần 1 thì có đủ điều kiện để thi Đại học, CĐ không vậy? Thông tin xét tuyển nv2 vào cao đẳng công nghiệp hà nội như thế nào? Điều kiện để học văn bằng 2 ? Điều kiện để thi vào trường học viện an ninh? Nếu như không đóng tiền lệ phí xét tuyển nguyện vọng 2 thì có được xét tuyển không? Điều kiện để không phải thi văn bằng 2? Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT 2011? Xét tuyển NV2 trường Cao Đẳng nào tốt ? Điều kiện để được xét tuyển nguyện vọng 2 là gì? Điều kiện để trung cấp liên thông đại học?

Từ khóa » đtbc Qđ Là Gì