Điều Kiện Xuất Hiện Dòng điện Cảm ứng Trong Cuộn Dây Dẫn Kín Là Gì?

Vậy điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là gì? chúng ta cùng tìm lời giải đáp qua bài viết này.

I. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.

- Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng hoặc giảm (biến thiên).

sự biến đổi đường sức từ

II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín

- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

* Hay có thể hiểu cụ thể như sau:

- Khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ.

- Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua mạch điện đó là từ trường biến thiên (biến đổi theo thời gian).

III. Câu hỏi vận dụng

* Câu C5 trang 89 SGK Vật Lý 9: Hãy vận dụng kết luận trong bài để giải thích vì sao khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp lại sáng.

* Lời giải:

- Khi quay núm của Đinamô, nam châm trong Đinamô quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng này làm cho đèn xe đạp sáng.

* Câu C6 trang 89 SGK Vật Lý 9: Hãy giải thích vì sao khi cho nam châm quay như ở hình 31.4 SGK thì trong cuộn dây dẫn kín lại xuất hiện dòng điện cảm ứng.

* Lời giải:

- Khi cho nam châm quay thì một cực của nam châm (giả sử cực Bắc lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Sau đó cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Từ khóa » Dòng điện Cảm ứng Trong Cuộn Dây Dẫn Kín Là Gì