Điều Lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Và ý Nghĩa ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát chung về Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:
- 2 2. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có các đặc điểm cơ bản:
- 3 3. Nội dung của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:
- 4 4. Các chương của Điều lệ Đảng:
- 5 4. Ý nghĩa của việc chấp hành nghiêm các quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:
1. Khái quát chung về Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:
Điều lệ Đảng là gì?
Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam là một trong số những văn kiện quan trọng nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.
Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam xác định rõ mục đích, tôn chỉ của Đảng, đưa ra quy định cụ thể về nhiệm vụ của Đảng viên, nguyên tắc tổ chức và cơ cấu của các tổ chức của Đảng, các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp trung ương, địa phương, tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức Đảng trong quân đội, công an…
Điều lệ đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là bản Điều lệ vắn tắt được thông qua tại Đại hội thành lập Đảng năm 1930. Điều lệ đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam ban đầu chỉ gói gọn trong 9 điều cụ thể.
Tính đến nay thì Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam đã được sửa đổi tổng cộng 12 lần. Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam do Đại hội Đảng toàn quốc thông qua và ban hành trong các giai đoạn cụ thể nên nhằm mục đích để Điều lệ Đảng luôn phù hợp với bối cảnh mới thì khi tổ chức Đại hội Đảng các tổ soạn thảo thường đề xuất ý kiến để Đại hội thảo luận sửa đổi, bổ sung một số vấn đề trong điều lệ.
Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam thường được bổ sung, sửa đổi qua các kì Đại hội của Đảng cho phù hợp với mỗi giại đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Bản Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam hiện hành bao gồm 12 chương và có tổng cộng 48 điều.
Như vậy, ta nhận thấy, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam là văn bản pháp lý cơ bản có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động, cơ cấu bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam qua từng thời kỳ, giai đoạn; đưa ra các quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của tổ chức đảng các cấp.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam có trách nhiệm thông qua và ban hành. Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải chấp hành Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng nhằm các mục đích sau đây:
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có các đặc điểm cơ bản:
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam là một văn bản pháp lý của Ðảng đảm bảo được thi hành thống nhất nghiêm minh (Quy định hướng dẫn thi hành Điều lệ)
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có giá trị và hiệu lực thi hành trong toàn Ðảng và có nội dung thể hiện trong Hiến Pháp năm 2013 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam tương đối ổn định, có tính kế thừa và phát triển từ Điều lệ đầu tiên được ra đời ngày 03-02-1930 đến Điều lệ hiện hành.
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành được thông qua ngày 19 – 01 – 2011 tại Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XI.
3. Nội dung của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:
Nội dung phần mở đầu của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:
– Khái quát về lịch sử dân tộc: Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
– Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là một đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
– Mục đích chính của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn giai cấp bóc lột người, thực hiện thành công Chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là Chủ nghĩa cộng sản.
– Nền tảng tư tưởng cho các hành động của Đảng là Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hộ Chí Minh.
– Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
– Vai trò của Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng có vai trò cầm quyền trong hệ thống chính trị và trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân các tầng lớp xã hội.
– Đảng Cộng sản Việt Nam kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân từ đó đã góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân trên toàn thế giới.
– Cần luôn chú ý xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng Đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng.
4. Các chương của Điều lệ Đảng:
Bao gồm 12 chương, 48 điều
– Chương I: Đảng viên (từ điều 1 đến điều 8).
– Chương II: Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng (từ điều 9 đến điều 14).
– Chương III: Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp Trung ương (từ điều 15 đến điều 17).
– Chương IV: Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp địa phương (từ điều 18 đến điều 20).
– Chương V: Tổ chức cơ sở đảng (từ điều 21 đến điều 24).
– Chương VI: Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam (từ điều 25 đến điều 29).
– Chương VII: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và ủy ban kiểm tra các cấp (từ điều 30 đến điều 33).
– Chương VIII: Khen thưởng và kỷ luật (từ điều 34 đến điều 40).
– Chương IX: Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội (từ điều 41 đến điều 43).
– Chương X: Đảng lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (từ điều 44 đến điều 45).
– Chương XI: Tài chính của Đảng (Điều 46)
– Chương XII: Chấp Hành Điều lệ Đảng (từ điều 47 đến điều 48).
Một số nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng; Nhiệm vụ và quyền của Đảng viên; Thủ tục kết nạp Đảng viên; Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; Cơ quan lãnh đạo của Đảng và Khen thưởng và kỷ luật trong Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Ý nghĩa của việc chấp hành nghiêm các quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đối với các cấp ủy đảng và mỗi đảng viên trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam thì việc chấp hành đầy đủ và nghiêm túc Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam là một yêu cầu bắt buộc và là thước đo cơ bản được dùng để đánh giá phẩm chất cách mạng của người cán bộ, đảng viên của Đảng, đồng thời việc các chủ thể chấp hành đầy đủ và nghiêm túc Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là cơ sở của việc thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.
Việc thi hành các nội dung của Điều lệ Đảng đã được các cấp ủy và các tổ chức Đảng triển khai thực hiện nghiêm túc, từ đó đã tạo ra những chuyển biến vô cùng tích cực và đạt được những kết quả toàn diện, rõ rệt.
Ta nhận thấy, việc các chủ thể chấp hành đầy đủ và nghiêm túc Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những nguyên nhân quan trọng đã góp phần quyết định đóng góp vào thành tựu chung của công tác xây dựng Đảng trong nhưng năm vừa qua, làm cho Đảng ta ngày càng phát triển, trưởng thành, xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của dân tộc và của đất nước được nhân dân yêu quý, tin tưởng.
Hiện nay, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ ổn định xã hội, phát triển kinh tế, tăng cường an ninh – quốc phòng hay đối phó với thiên tai, dịch bệnh. Bất cứ ở đâu ta cũng nhìn thấy những gương sáng của người cán bộ, đảng viên. Đó là những tấm gương mỗi người dân cần học tập mà phẩm chất của họ bắt nguồn từ việc hiểu rõ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong khi kỳ Đại hội Đảng diễn ra, Trung ương đã ban hành ra các nghị quyết, quy định, hướng dẫn để cụ thể hóa các nội dung của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam như là: Trung ương đã ban hành ra các nghị quyết, quy định, hướng dẫn để cụ thể hóa về những điều Đảng viên không được làm; vai trò và trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu trong hệ thống Đảng; chống suy thoái, tự diễn biến; về kiểm soát quyền lực, chống quan liêu, tham nhũng,…
Việc Trung ương ban hành ra các nghị quyết, quy định, hướng dẫn để cụ thể hóa các nội dung của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất lớn, làm phong phú, sâu sắc thêm nội dung của Điều lệ Đảng từ đó làm cho việc thực hiện hiệu quả và thích ứng với sự phát triển của xã hội, của đất nước. Đó là những kết quả tích cực và rõ rệt.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có không ít đảng viên, những người đứng đầu hoặc thành viên các cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không làm tròn nghĩa vụ đảng viên, không thực hiện theo đúng các nghị quyết của Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức của Đảng, mất dân chủ, không thực hành tự phê bình và phê bình, làm hại cho Đảng, cho nước, cho dân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
Từ khóa » điều Lẹ đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Ban Chấp Hành Trung ương Đảng - Điều Lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Điều Lệ Đảng (do Đại Hội đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ XI Của Đảng ...
-
[DOC] Điều Lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam - Trang Chủ
-
Điều Lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam Và 10 Thông Tin đảng Viên Cần Biết
-
Điều Lệ Đảng (do Đại Hội đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ VII Của Đảng ...
-
Điều Lệ đảng - Đảng Bộ Tỉnh Bình Định
-
ĐIỀU LỆ ĐẢNG VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ ĐẢNG
-
Điều Lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam Và Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành?
-
Điều Lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam Năm 2011 Đại Hội XI Mới Nhất
-
[DOC] BÀI 3 NỘI DUNG CƠ BẢN ĐIỀU LỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-
Một Số điểm Mới Về Thi Hành Điều Lệ Đảng - Bộ Tài Chính
-
MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI TRONG QUY ĐỊNH THI HÀNH ĐIỀU LỆ ...