Điều Quan Trọng Nhất - Quyển Sách Warren Buffett Khuyên Mọi Nhà ...
Có thể bạn quan tâm
Howard Marks là đồng sáng lập kiêm giữ chức Chủ tịch quản lý quỹ Oaktree Capital Management. Quỹ Oaktree hiện đang quản lý khối tài sản trị giá hơn 77 tỷ USD. Trước khi xuất bản quyển sách Best Seller Điều quan trọng nhất, Howard Marks đã có rất nhiều bài viết chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư trên các kênh thông tin uy tín. Và khi quyết định xuất bản Điều quan trọng nhất, chính Warren Buffett đã đề nghị với Marks để mình viết lời giới thiệu cho quyển sách này.
Trong hai mươi năm qua, tôi đã viết các bản ghi nhớ cho các khách hàng của tôi nhân dịp đặc biệt, trước tiên tại Trust Company of the West và sau này là Oaktree Capital Management, một công ty mà tôi đồng sáng lập vào năm 1995. Tôi dùng các bản ghi nhớ để đặt ra triết lý đầu tư của mình, giải thích sự hoạt động của tài chính và cung cấp cho tôi các sự kiện gần đây. Các bản ghi nhớ đó là cốt lõi của cuốn sách này và bạn sẽ tìm thấy nhiều đoạn từ nhiều bản ghi nhớ trong các trang tiếp theo, tôi tin rằng việc áp dụng các bài học từ các bản ghi nhớ cũng được áp dụng vào ngày nay khi nó được viết ra. Để đưa vào cuốn sách này thì tôi đã thực hiện một số thay đổi nhỏ, chủ yếu là để làm thông điệp của các bản ghi nhớ rõ ràng hơn.
(*) Bài viết được trích từ sách Điều quan trọng nhất – The Most Important Thing, xem thêm thông tin sách tại đây:
Chính xác thì điều gì là “Điều quan trọng nhất”?
Vào tháng 07/2003, tôi đã viết một bản ghi nhớ với tựa đề tập hợp các yếu tố mà tôi cảm thấy cần thiết cho cho việc đầu tư thành công. Đây là cách nó bắt đầu: “Như khi tôi gặp khách hàng và khách hàng tiềm năng, tôi liên tục nghe chính mình nói: “Điều quan trọng nhất là X” và mười phút sau khi nghe điều đó thì “Điều quan trọng nhất là Y” rồi sau đó là Z v.v…”. Tất cả các bản ghi nhớ cuối cùng cũng đều thảo luận về 18 “điều quan trọng nhất”.
Kể từ bản ghi nhớ ban đầu, tôi đã có một vài điều chỉnh trong những điều mà tôi cho là “quan trọng nhất”, nhưng khái niệm cơ bản không thay đổi: tất cả đều quan trọng. Đầu tư thành công đòi hỏi sự chú ý sâu sắc đến nhiều khía cạnh riêng biệt cùng một lúc. Bỏ qua bất kỳ khía cạnh nào thì kết quả đều thấp hơn mức thoả đáng. Đó là lý do tại sao tôi đã xây dựng cuốn sách này quanh ý tưởng về những điều quan trọng nhất (The most important things) – mỗi điều quan trọng nhất là một viên gạch trong những điều tôi hy vọng sẽ là một bức tường vững chắc và không ai có thể bỏ qua được.
Tôi không bắt đầu viết sách hướng dẫn về đầu tư. Thay vào đó, cuốn sách này là một tuyên bố về triết lý đầu tư của tôi. Tôi coi đó là tín ngưỡng của mình và trong suốt sự nghiệp đầu tư của tôi thì tín ngưỡng đó đã phụng sự như một tôn giáo. Đây là những điều tôi tin tưởng, là bảng chỉ dẫn giữ tôi đi đúng hướng. Những thông điệp tôi đưa ra là những điều tôi đã cân nhắc trong khoảng thời gian dài.
Tôi tự tin rằng mối tương quan của chúng sẽ mở rộng hơn vào ngày hôm nay. Bạn sẽ không tìm thấy một cuốn sách cầm tay chỉ việc (howto book) ở đây. Không có công thức nào chắc chắn để thành công. Không có sự hướng dẫn từng bước. Trên thực tế, không có công thức định giá nào chứa các hằng số toán học hoặc tỷ lệ cố định, rất ít các con số. Chỉ cần một cách tư duy đúng, nó có thể giúp bạn đưa ra những quyết định tốt và (có lẽ quan trọng hơn) tránh các cạm bẫy mà nhiều người bị mắc phải.
Mục tiêu của tôi không phải đơn giản hóa hành động đầu tư. Ngược lại, điều tôi muốn làm rõ là sự phức tạp của đầu tư. Những người cố gắng đơn giản hóa đầu tư thực chất đang gây nguy hại cho khán giả của họ. Tôi sẽ kiên định với suy nghĩ chung về lợi nhuận, rủi ro và quy trình; bất cứ khi nào tôi thảo luận về lớp tài sản và chiến thuật cụ thể đều nhằm mục đích minh họa cho quan điểm của mình.
Đôi lời về cấu trúc của cuốn sách này
Như tôi đã đề cập ở trên, rằng đầu tư thành công liên quan đến sự quan tâm chu đáo đến nhiều lĩnh vực cùng một lúc. Nếu có thể làm như vậy bằng cách này hay cách khác thì tôi mong muốn sẽ thảo luận tất cả cùng một lúc. Thật không may rằng những hạn chế về ngôn ngữ buộc tôi phải thực hiện một chủ đề tại một thời điểm. Do đó tôi bắt đầu với việc thảo luận về môi trường mà trong đó việc đầu tư diễn ra để thiết lập sân chơi. Sau đó, tôi tiếp tục thảo luận về bản thân của các nhà đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong đầu tư của họ hoặc khi thiếu yếu tố đó thì họ nên làm những gì để cải thiện cơ hội của mình.
Các chương cuối cùng là một nỗ lực để kết hợp cả hai nhóm ý tưởng lại thành một tổng kết. Tuy nhiên, do triết lý của tôi là “một phần nhỏ” nhưng có vài ý tưởng lại có liên quan đến nhiều chương; xin hãy chịu đựng nếu bạn cảm nhận được sự lặp lại. Tôi hy vọng bạn sẽ tìm thấy nội dung mới lạ trong cuốn sách này, tìm thấy suy nghĩ khó chịu và thậm chí có lẽ là gây ra tranh cãi.
Cụ thể bạn sẽ thấy tôi dành nhiều thời gian để thảo luận về rủi ro và cách thức hạn chế rủi ro hơn là cách thức đạt lợi nhuận trong đầu tư. Đối với tôi, rủi ro là khía cạnh thú vị nhất, thách thức nhất và thiết yếu nhất trong đầu tư.
Khi các khách hàng tiềm năng muốn tìm hiểu về những điều tạo nên động lực phát triển cho Oaktree, câu hỏi của họ thường là những dạng khác nhau của: “Chìa khóa thành công của các bạn là gì?”. Câu trả lời rất đơn giản: một triết lý đầu tư hiệu quả được phát triển và mài dũa trong hơn bốn thập kỷ và đặt dưới sự vận hành một cách tận tâm của các cá nhân có kỹ năng cao, những người chia sẻ chung văn hóa và giá trị.
>> Đọc thử sách tại link: https://happy.live/san-pham/dieu-quan-trong-nhat-important-thing/#preview-1
Triết lý đầu tư đến từ đâu?
Một điều mà tôi chắc chắn là không ai đến trước ngưỡng cửa của sự nghiệp đầu tư với triết lý đầu tư đã được hình thành một cách đầy đủ. Một triết lý phải tổng hợp nhiều ý tưởng được tích lũy trong một khoảng thời gian dài từ nhiều nguồn khác nhau. Người ta không thể phát triển một triết lý hiệu quả mà không cần phải tiếp xúc với các bài học về cuộc sống. Trong cuộc đời tôi, tôi đã khá may mắn về cả kinh nghiệm phong phú và những bài học có tác động mạnh mẽ.
Khoảng thời gian của tôi ở hai trường kinh doanh lớn nhất đã mang đến sự kết hợp rất hiệu quả và đầy phấn khích: những hướng dẫn chi tiết thực hành cơ bản và chất lượng trong những ngày tiền lý thuyết (pre-theory) của tôi trong chương trình giảng dạy bậc cử nhân tại Trường kinh doanh Wharton và chương trình giảng dạy lý thuyết, định lượng tại Trường kinh doanh của đại học Chicago. Không phải sự kiện hay quy trình cụ thể mà tôi đã học được là quan trọng nhất, mà khi tiếp xúc với hai trường phái chính về tư duy đầu tư và phải cân nhắc làm sao để dung hòa và tổng hợp lại theo cách tiếp cận của riêng tôi.
Quan trọng là, triết lý của tôi đến từ việc nhìn đời với đôi mắt mở rộng. Bạn phải nhận thức những gì đang diễn ra trên thế giới và theo đó kết quả do chính các sự kiện này tạo ra là gì. Chỉ bằng cách này bạn mới có thể đưa bài học vào thực tế khi những tình huống tương tự như vậy tái diễn. Hơn bất cứ nguyên do nào khác, vì không thực hiện được điều này mà hầu hết các nhà đầu tư liên tục trở thành nạn nhân của các chu kỳ bong bóng kinh tế.
Tôi muốn nói rằng: “Kinh nghiệm là thứ bạn nhận được khi bạn không nhận được những gì bạn muốn.” Thời điểm tốt chỉ dạy bạn các bài học tồi tệ như: đầu tư rất dễ dàng, bạn biết bí mật về đầu tư và bạn không cần lo lắng về rủi ro. Các bài học giá trị nhất luôn được học trong thời điểm khó khăn.
Theo đó, tôi đã “may mắn” được sống qua một số thời kỳ như: cấm vận dầu mỏ Ả Rập, lạm phát đình đốn, cổ phiếu Nifty Fifty (nhóm 50 công ty có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán New York – người dịch) sụp đổ và “cái chết của chứng khoán” của những năm 1970, Thứ Hai đen tối 1987 khi chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 22,6% giá trị trong một ngày, năm 1994 là năm lãi suất tăng vọt khiến các công cụ nợ nhạy cảm với lãi suất rơi tự do, thị trường mới nổi bị khủng hoảng, nước Nga vỡ nợ và khủng hoảng của quỹ phòng hộ Long-Term Capital Management năm 1998, sự bùng nổ của bong bóng cổ phiếu công nghệ 2000-2001, các vụ bê bối kế toán 2001-2002 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Sống trong những năm 1970 là một một điều rất đặc biệt vì nhiều thách thức xảy ra. Hầu như không thể có được công việc đầu tư trong suốt những năm 1970, nghĩa là để có được kinh nghiệm trong thập kỷ đó thì bạn phải có được công việc của mình trước khi nó bắt đầu. Bao nhiêu người bắt đầu từ những năm 1960 vẫn còn làm việc cho đến cuối thập nhiên 1990 khi bong bóng công nghệ đã xảy ra lần nữa? Không nhiều. Hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã gia nhập ngành công nghiệp trong những năm 1980 hoặc 1990 và không biết rằng thị trường giảm có thể vượt quá 5%, mức giảm lớn nhất trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1999.
Nếu bạn đọc rộng, bạn có thể học hỏi từ những người mà tư tưởng của họ đã được xuất bản. Một vài tư tưởng quan trọng nhất đối với tôi là bài báo tuyệt vời của Charley Ellis là bài “The Loser’s Game” (Tạp chí Financial Analysts đăng tháng 07 – 08/1975), A Short History of Financial Euphoria của John Kenneth Galbraith (New York: Viking, 1990) và Fooled by Randomness (Bị lừa bởi ngẫu nhiên) của Nassim Nicholas Taleb (New York: Texere, 2001). Mỗi tư tưởng đều những điều tuyệt vời để định hình tư duy của tôi.
Cuối cùng, tôi đã vô cùng may mắn khi được học trực tiếp từ một số nhà tư duy xuất chúng như: John Kenneth Galbraith về điểm yếu của con người, Warren Buffett về tính kiên nhẫn và chủ nghĩa đi ngược trào lưu, Charlie Munger về tầm quan trọng của những kỳ vọng hợp lý, Bruce Newberg về “xác suất kết quả”, Michael Milken về việc chịu đựng rủi ro một cách có ý thức và Ric Kayne về “bẫy” (các cơ hội đầu tư bị đánh giá thấp là nơi bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền nhưng không thể thua lỗ nhiều). Tôi cũng được hưởng lợi từ sự kết hợp với các nhà đầu tư như: Peter Bernstein, Seth Klarman, Jack Bogle, Jacob Rothschild, Jeremy Grantham, Joel Greenblatt, Tony Pace, Orin Kramer, Jim Grant and Doug Kass.
Hạnh phúc thực sự chính là tôi đã được tiếp xúc với tất cả các yếu tố này và nhận thức đủ để kết hợp chúng vào triết lý đầu tư, thứ đã rất hiệu quả trong tổ chức của tôi và cho các khách hàng của tôi trong nhiều năm. Không phải duy nhất triết lý đó là đúng, có nhiều cách để giải quyết vấn đề, nhưng đó là cách phù hợp với chúng ta.
Triết lý của tôi sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu thiếu đi sự thực thi hoàn hảo của những người đồng sáng lập Oaktree của tôi như: Bruce Karsh, Sheldon Stone, Larry Keele, Richard Masson và Steve Kaplan là những người mà tôi may mắn hợp tác cùng trong giai đoạn 1983-1993. Tôi tin là ý tưởng sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu không được thực hiện và điều đó đặc biệt đúng trong thế giới đầu tư. Triết lý mà tôi chia sẻ ở đây sẽ không thu hút sự chú ý nếu nó không được thực thi hoàn hảo bởi các đối tác và các đồng nghiệp khác của tôi tại Oaktree.
Lời giới thiệu sách Điều quan trọng nhất
Có thể bạn quan tâm: Điều Quan Trọng Nhất – Howard Marks
Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh
(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi NĐT nên đọc)
ĐỌC THỬ
ĐẶT SÁCH
Từ khóa » điều Quan Trọng Nhất - Howard Marks Pdf
-
Điều Quan Trọng Nhất | Tải Sách PDF/EPUB/AZW3 - Sá
-
Download Sách Điều Quan Trọng Nhất – The Most Important Thing
-
Điều Quan Trọng Nhất [Review Sách, Tải Sách, Ebook, Pdf]
-
Sách The Most Important Thing Của Howard Marks - CophieuX
-
Ebook Điều Quan Trọng Nhất – The Most Important Thing PDF
-
Điều Quan Trọng Nhất – The Most Important Thing Ebook PDF ...
-
Review Sách Điều Quan Trọng Nhất - Howard Marks - ECCthai
-
ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT - Giải Bài Tập SGK
-
Tóm Tắt Sách: Điều Quan Trọng Nhất - Howard Marks
-
Nghe Tóm Tắt Sách: Điều Quan Trọng Nhất - Howard Marks
-
Điều Quan Trọng Nhất - FinFin
-
Review Sách Điều Quan Trọng Nhất | Educationuk
-
Điều Quan Trọng Nhất – The Most Important Thing Ebook PDF ...