Diệu Tổng Vô Trước – Wikipedia Tiếng Việt

Một phần của loạt bài về
Thiền sư Trung Quốc
Ensō
Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng
  • Bồ-đề-đạt-ma
  • Huệ Khả
  • Tăng Xán
  • Đạo Tín
  • Hoằng Nhẫn, Pháp Dung
  • Huệ Năng, Thần Tú, Huệ An
  • Hành Tư, Hoài Nhượng, Huyền Giác
  • Huệ Trung, Thần Hội
Ngưu Đầu tông
  • Pháp Dung
  • Trí Nham, Tuệ Phương
  • Pháp Trì , Trí Oai
  • Huệ Trung, Huyền Tố
  • Duy Tắc, Đạo Khâm
  • Hội Trí, Ô Khòa
  • Hội Thông
Thiền Bắc Tông
  • Thần Tú
  • Phổ Tịch, Cự Phương, Nghĩa Phúc
  • Đạo Truyền, Hành Biểu
Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư
  • Hi Thiên
  • Đạo Ngộ, Duy Nghiễm
  • Bảo Thông, Thiên Nhiên
  • Sùng Tín , Đàm Thịnh
  • Viên Trí, Đức Thành, Vô Học
  • Tuyên Giám, Thiện Hội
  • Khánh Chư, Lương Giới
  • Nghĩa Tồn, Toàn Hoát, Sư Ngạn
  • Văn Yển, Huệ Lăng, Sư Bị
Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng
  • Đạo Nhất
  • Hoài Hải, Phổ Nguyện, Huệ Hải Pháp Thường , Trí Tạng, Bảo Triệt
  • Tòng Thẩm, Linh Hựu Hi Vận, Vô Ngôn Thông
  • Huệ Tịch, Nghĩa Huyền Trí Nhàn, Chí Cần
Quy Ngưỡng tông
  • Linh Hựu
  • Huệ Tịch, Trí Nhàn, Chí Cần
  • Quang Dũng, Quang Mục, Văn Hỉ
  • Huệ Thanh, Tư Phúc, Thanh Hoá
  • Thanh Nhượng, U Cốc, Trinh Thúy
Lâm Tế tông
  • Nghĩa Huyền
  • Huệ Nhiên, Đại Giác, Tồn Tương
  • Huệ Ngung, Diên Chiểu, Tỉnh Niệm
  • Thiện Chiếu, Quy Tỉnh
  • Sở Viên, Huệ Giác, Pháp Viễn
  • Huệ Nam, Phương Hội
Hoàng Long phái
  • Huệ Nam
  • Tổ Tâm, Khắc Văn, Thường Thông
  • Ngộ Tân, Duy Thanh, Huệ Hồng, Tùng Duyệt
  • Tuệ Phương, Trí Thông, Thủ Trác
  • Thủ Trác, Giới Kham, Đàm Bí
  • Tùng Cẩn, Hoài Sưởng
Dương Kì phái
  • Phương Hội
  • Thủ Đoan, Pháp Diễn
  • Phật Cần, Phật Nhãn, Phật Giám
  • Tông Cảo, Thiệu Long, Huệ Viễn
  • Đức Quang, Đàm Hoa, Đạo Tế
  • Cư Giản, Thiện Trân, Hàm Kiệt
  • Đại Quan, Hành Đoan, Huệ Khai
  • Tổ Tiên, Sùng Nhạc, Đạo Sinh
  • Nguyên Hi, Trí Cập, Huệ Tính
  • Phổ Nham, Đạo Trùng, Sư Phạm
  • Đức Huy, Hành Diễn, Đại Hân
  • Đạo Long, Trí Ngu, Hành Di
  • Diệu Luân, Tổ Khâm, Tổ Nguyên
  • Huệ Đàm, Nhất Ninh, Tông Hâm
  • Tuệ Bảo, Nguyên Diệu, Tịnh Giới
  • Thanh Củng, Minh Bản, Tiên Đổ
  • Duy Tắc, Nguyên Trường, Không Độ
  • Thời Uỷ, Phổ Trì, Huệ Sâm
  • Phổ Từ, Minh Tuyên, Bản Thụy
  • Minh Thông, Pháp Hội
  • Đức Bảo, Đức Thanh
  • Châu Hoằng, Chính Truyền
  • Viên Ngộ, Viên Tu
  • Viên Tín, Nhân Hội
  • Thông Kỳ, Thông Dung, Đạo Mân
  • Thông Tú, Thông Vấn
  • Thủy Nguyệt, Chuyết Chuyết
  • Đạo An, Long Kỳ, Chân Phác
  • Hành Sâm, Hành Trân
  • Siêu Vĩnh, Như Trường, Siêu Cách
  • Tử Dung, Tính Âm
  • Hư Vân, Lai Quả
Tào Động tông
  • Lương Giới
  • Bản Tịch, Đạo Ưng, Cư Độn
  • Huệ Hà, Đạo Phi
  • Quán Chí, Duyên Quán, Cảnh Huyền
  • Nghĩa Thanh, Đạo Khải
  • Tử Thuần, Tự Giác, Pháp Thành
  • Chính Giác, Thanh Liễu, Nhất Biện
  • Huệ Huy, Tông Giác, Tăng Bảo
  • Huệ Tộ, Trí Giám, Tăng Thế
  • Minh Quang, Như Tịnh, Như Mãn
  • Đức Cử, Hành Tú
  • Huệ Nhật, Vân Tụ, Phúc Dụ
  • Vĩnh Dư, Đại Chứng, Văn Thái
  • Phúc Ngộ, Văn Tài, Tử Nghiêm
  • Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng, Văn Tải
  • Tông Thư, Thường Trung, Thường Thuận
  • Tuệ Kinh, Phương Niệm
  • Nguyên Lai, Nguyên Cảnh
  • Nguyên Hiền, Viên Trừng
  • Đạo Ngân, Đạo Thịnh, Đạo Bái
  • Minh Tuyết, Minh Phương, Minh Vu
  • Hoằng Kế, Đại Văn, Đại Tâm
  • Tịnh Nột, Tịnh Đăng, Tịnh Chu
  • Hưng Kỳ, Hưng Trù, Hưng Long
  • Trí Tiên, Trí Giáo
  • Pháp Hậu, Giới Sơ
  • Nhất Tín, Đỉnh Triệt
  • Hư Vân , Thánh Nghiêm
Vân Môn tông
  • Văn Yển
  • Trừng Viễn, Nhân Úc
  • Đạo Thâm, Thủ Sơ
  • Duyên Mật, Sư Khoan, Hạo Giám
  • Quang Tộ, Huệ Viễn, Phong Tường
  • Lương Nhã, Ứng Chân, Sư Giới
  • Trọng Hiển, Thiện Tiêm
  • Thừa Cổ, Hiểu Thông, Hoài Trừng
  • Nghĩa Hoài, Thảo Đường, Truyền Tông
  • Liễu Nguyên, Khế Tung, Giám Thiều
  • Tông Bản, Pháp Tú
  • Trọng Nguyên, Ứng Phu, Pháp Anh
  • Sùng Tín, Thiện Bản, Thanh Mãn
  • Duy Bạch, Tông Vĩnh, Tông Trách
  • Hoài Thâm, Tự Như
  • Tư Huệ, Tông Diễn
  • Huệ Quang, Văn Tuệ, Đạo Xương
  • Nguyên Diệu, Lương Khánh, Chính Thụ
  • Thâm Tịnh
Pháp Nhãn tông
  • Sư Bị, Quế Sâm, Văn Ích
  • Đức Thiều, Thái Khâm, Khế Trù
  • Diên Thọ, Đạo Nguyên
  • Đạo Tế, Tử Ngưng
  • Văn Thắng
Thiền sư ni
  • Tổng Trì, Liễu Nhiên, Trí Thông, Vô Trước
Không rõ tông phái
  • Phong Can, Hàn Sơn, Thập Đắc, Bố Đại
Cư sĩ Thiền Tông
  • Phó Đại Sĩ, Bạch Cư Dị, Vương Duy
  • Bàng Long Uẩn, Bùi Hưu, Hoàng Đình Kiên
  • Trương Thương Anh, Tô Đông Pha
  • Gia Luật Sở Tài, Ung Chính
icon Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Diệu Tổng Vô Trước (chữ Hán: 妙總 無著, Miàozǒng wúzhuó; ?-1163) là một nữ Thiền sư Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Tống. Sư là môn đệ ngộ đạo của Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo, thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế. Cuộc đời tu tập, chứng ngộ và hoằng pháp của sư là tấm gương sáng truyền cảm hứng cho hàng ni giới, nữ cư sĩ tại gia và phật tử.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Không biết Sư sinh năm nào. Theo sử liệu ghi lại thì sư là người ở Trấn Giang, tỉnh Giang Tô và là cháu gái của Thừa tướng Tô Tụng. Lớn lên, Sư được gả cho vị quan tên là Hứa Thọ Hưng ở Tư Lăng.

Đạo nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ nhỏ Diệu Tổng đã có tâm hướng đến Phật Pháp. Năm 15 tuổi, Sư chợt nghĩ: "Thân này sinh từ đâu đến, chết đi về đâu?". Lặng yên quán chiếu một lúc, Sư bỗng nhiên có chổ ngộ.

Lớn lên, được gả cho nhà giàu, đầy đủ vinh hoa, phú quý nhưng Sư hiểu rõ vô thường, chán cảnh cuộc đời phù vinh và để tâm mình vào việc tu Thiền, thường đến tham học với nhiều vị Thiền sư đương thời.

Một hôm, Sư đến viếng Thiền sư Tiếu Nham Nguyệt Viên, Tiếu Nham hỏi Sư:

"Đàn bà, con gái lại muốn dự vào việc đại trượng phu sao?".

Sư cũng không thua kém đáp lại:

"Phật, Pháp lại có tướng nam, nữ sao?".

Tiếu Nham hỏi tiếp:

"Thế nào là Phật? Có người đáp rằng: "Tức tâm là Phật". Còn ngươi thì sao?".

Sư đáp:

"Lâu nay nghe tiếng Lão sư, sao vẫn còn nói năng như thế?".

Tiếu Nham hỏi:

"Đức Sơn gặp người vào cửa liền đánh là sao?".

Sư đáp:

"Nếu thầy hành lệnh này mà chẳng rỗng thì đáng được Thiên, Nhân cúng dường".

Tiếu Nham bảo:

"Chưa đúng".

Sư lấy tay vỗ vào đài hương một cái. Thiền sư Nguyệt Viên hỏi:

"Có đài hương thì vỗ được, không đài hương thì sao?".

Sư liền đi ra, Tiếu Nham gọi lại, hỏi tiếp:

"Ngươi thấy đạo lý gì mà làm thế?".

Sư quay đầu lại đáp:

"Liễu liễu kiến vô nhất vật" (câu này trong bài Chứng đạo ca của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác).

Thiền sư Tiếu Nham khen: "Thật là sư tử con".

Sư đến bái kiến Thiền sư Chân Yết Thanh Liễu. Hôm ấy, Thiền sư Chân Yết cất một ngôi am xong, đang ngồi võng thì thấy sư vào cửa, Tiếu Nham bèn cất tiếng hỏi:

"Là phàm hay là thánh?".

Sư hỏi lại:

"Mắt ở trên đỉnh đâu rồi?".

Thiền sư Chân Yết hỏi lại:

"Việc ngay mặt trình nhau thế nào?".

Sư bèn giơ tọa cụ lên, Thiền sư Chân Yết bảo:

"Không hỏi cái này!".

Sư nói: "Lầm rồi!". Thiền sư Chân Yết hét.

Ngày nọ, mọi người thỉnh Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo thuyết pháp, Sư cũng đến hội nghe pháp. Trong buổi thuyết pháp đó, Thiền sư Đại Huệ chỉ trích dị kiến, tà giải của các nơi. Mọi người nghe pháp ai cũng kinh hãi, giật mình nhìn nhau, riêng sư vẫn hoan hỷ nghe pháp. Thiền sư Đại Huệ nói: "Nay ở đây có ai có chỗ thấy chăng? Sơn Tăng khám nghiệm người như viên chức gác cửa khẩu, vừa thấy đến là biết có vật nộp thuế hay không?". Nói xong, Đại Huệ xuống tòa. Sư đến lễ bái xin Thiền sư Đại Huệ đặt pháp hiệu, Đại Huệ ban hiệu là Vô Trước và dạy cho bài kệ:

Tận đạo Sơn Tăng ái mạ nhơn

Vị tằng mạ trước nhất cá hán

Chỉ hữu Vô Trước mạ bất động

Khắp tợ Tần thời độ lịch toãn.

Trọn bảo sơn tăng thích mắng người

Chưa từng mắng nhầm lấy một kẻ

Chỉ có Vô Trước mắng chẳng động

Giống hột dùi xe lăn đời Tần.

Năm sau Sư theo chúng nhập hạ ở Kính Sơn - đạo tràng nơi Thiền sư Đại Huệ hoằng hóa. Một hôm, Thiền sư Đại Huệ thuyết pháp, có cư sĩ Phùng Tế Xuyên nghe xong đại ngộ. Về sau, Thiền sư Đại Huệ kể câu chuyện này lại cho sư nghe, sư đáp bằng bài kệ. Thiền sư Đại Huệ thấy sư có chổ chứng đắc nhưng muốn sư đạt đến chổ ngộ triệt để nên làm bộ không để ý.

Chứng ngộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Một hôm, Sư đang tọa Thiền bỗng nhiên đại ngộ. Vui mừng bất giác vỗ tay nói lớn: "Lão giặc! Lão giặc!" và trình bài kệ tỏ ngộ của mình lên Thiền sư Đại Huệ:

Mạch nhiên xúc trước tỷ không

Kỹ lưỡng băng tiêu ngõa giải

Đạt Ma hà tất Tây lai?

Nhị tổ uổng thi tam bái

Cách vấn như hà? nhược hà?

Nhất đội thảo tặc đại bại.

Bỗng nhiên chạm đến lỗ mũi

Xem rõ băng tiêu ngói bể

Đạt Ma, Tây đến làm gì?

Nhị tổ uổng công ba lạy

Còn hỏi tại sao? Thế nào?

Một bọn giặc cỏ đại bại.

Thiền sư Đại Huệ nghe kệ biết Sư đã ngộ bèn nói kệ ấn khả, truyền pháp cho sư và ghi lại, lưu danh sư trong những môn đệ ngộ đạo của mình. Sư cũng ở lại đây vài năm để bảo nhậm công phu, cơ phong đối đáp của sư được Thiền sư Đại Huệ khen ngợi.

Ngày Sư xuống núi trở về Vô Tích, Thiền sư Vạn Am Đạo Nhan (đệ tử đắc pháp khác của Đại Huệ) cùng với 1.700 chúng dùng kệ tiễn. Có cư sĩ Phùng Tế Xuyên không tin sư đã ngộ nên qua Vô Tích khảo công phu, sư đối ứng Thiền ngữ khiến ông rất khâm phục. Việc sư được Thiền sư Đại Huệ truyền tâm ấn được truyền đi khắp nơi, mọi người nghe biết đều kính phục đạo hạnh của sư.

Hoằng pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Nhâm Ngọ (114?), niên hiệu Thiện Hưng, Sư mới cạo tóc, xuất gia. Năm 1663, có vị quan tên Trương An Quốc thỉnh sư đến trụ trì tại chùa Tư Thọ. Sư nhận lời đến đây trụ trì, người đến tham học rất đông. Sư tuy đức hạnh cao trọng nhưng trì giới tinh nghiêm, sống cuộc đời khổ hạnh.

Ngày 14 tháng 7 năm 1163, sư gọi chúng môn đệ đến nói kệ, dặn dò xong rồi an nhiên tọa Thiền thị tịch. Chúng xây tháp thờ nhục thân sư ở núi Quân Tướng, Vô Tích. Về sau dời tháp đến núi Hổ Khâu, Bình Giang.

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Thích Thanh Từ. Thiền Sư Ni, Tu Viện Chân Không.

Từ khóa » Diệu Năng ái Chức