điều Tra đặc điểm Ngoại Hình Của Gà Nòi Nuôi Tại Châu Thành Và Gò ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Nông - Lâm - Ngư
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 54 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LỤC NHẬT HUY ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GÀ NÒI NUÔI TẠI CHÂU THÀNH VÀ GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y Tên đề tài: ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GÀ NÒI NUÔI TẠI CHÂU THÀNH VÀ GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân Lục Nhật Huy PGS.TS. Nguyễn Trọng Ngữ MSSV: 3108131 Lớp: CN K36 2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GÀ NÒI NUÔI TẠI CHÂU THÀNH VÀ GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN DUYỆT CỦA BỘ MÔN ……………………………… …………………………………. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 DUYỆT CỦA KHOA …………………………… ii LỜI CẢM TẠ Trong những năm học tập tại Đại học Cần Thơ, nhờ sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè; bên cạnh đó, nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và rèn luyện, giúp cho tôi có được những kiến thức quý báu và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Cùng với sự nỗ lực của chính bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành gởi lời cảm tạ sâu sắc đến: Ba mẹ kính yêu, người đã sinh ra tôi, đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cho tôi nên người, luôn luôn cỗ vũ, động viên, sẵn sàng giúp đỡ tôi những lúc khó khăn để tôi có được kết quả như ngày hôm nay. Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã giúp đỡ tôi, cho tôi những lời khuyên quý báu và những câu chuyện thú vị. Thầy Nguyễn Trọng Ngữ, người đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, thầy là một tấm gương sáng trong việc nỗ lực trong học tập để tôi noi theo. Cô Nguyễn Thị Kim Đông – cố vấn học tập lớp chăn nuôi thú y K36A – đã dạy dỗ, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Chị Lưu Huỳnh Anh, phòng E112 bộ môn Chăn nuôi, khoa Nông Nghiệp và SHƯD. Anh Đông, anh Quan, chị Hiếu, những cán bộ thú y nhiệt tình đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra và lấy mẫu tại tỉnh Kiên Giang. Tập thể các bạn hai lớp chăn nuôi – thú y A1 và A2, luôn bên cạnh giúp đỡ tôi trong những năm qua. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Tác giả Lục Nhật Huy iii TÓM LƯỢC Đề tài: “Điều tra đặc điểm ngoại hình của gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Gò Quao, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện với mục tiêu là đánh giá tình hình chăn nuôi gà Nòi, ghi nhận đặc điểm ngoại hình và bước đầu khuếch đại alen microsatellite trên nhóm gà này. Số liệu điều tra được thu thập tại 35 hộ nuôi gà Nòi thuộc địa bàn xã Vĩnh Hòa Hiệp và xã Giục Tượng, Huyện Châu Thành; xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó, kỹ thuật PCR được sử dụng để khuếch đại các alen microsatellite. Mô hình chăn nuôi gà Nòi tại các địa phương này khá phát triển, trung bình 69 con/hộ và nuôi theo hình thức thả vườn chiếm 20% và thả vườn kết hộ làm chuồng chiếm 80%. Giống gà địa phương được nuôi phổ biến nhất. Đa phần bà con cho gà ăn thức ăn chính của gà là lúa, số ít hộ còn lại có bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp. Gà được cung cấp nước sạch để uống. Công tác vệ sinh và thú y được thực hiện khá tốt. Gà mái nuôi trung bình 204,5 ngày khối lượng đạt 1,9 kg thì bắt đầu đẻ, năng suất trứng trung bình 36,3 quả/mái/năm. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 85,3%. Về đặc điểm ngoại hình, gà trống thường có màu điều (chiếm 41,2%), mắt màu vàng cam (56,9%), mỏ màu vàng đen (56,9%), chân vàng (47,1%) và có kiểu mào trích (37%). Gà mái thường có lông màu nâu (chiếm 32,7%), mắt vàng cam (56,1%), mỏ màu vàng đen (45,9%), chân màu vàng (35,7%) và phần lớn đều có mào trích (63%). Bước đầu đã khuếch đại được 2 cặp mồi microsatellite trên nhóm gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Gò Quao, Cần Thơ, và đã phát hiện sự khác biệt về tính đa hình của alen microsatellite trên nhiễm sắc thể 5 ở nhóm gà Nòi nuôi tại Gò Quao. Nhìn chung quy mô chăn nuôi gà Nòi của các hộ điều tra khá lớn, nguồn con giống phong phú, tính đa dạng về mặt ngoại hình của gà trống thể hiện cao hơn gà mái. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây Tác giả Lục Nhật Huy v MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ii TÓM LƯỢC iii LỜI CAM ĐOAN iv MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC HÌNH ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Ở ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA 2 2.2 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GIA CẦM 3 2.2.1 Bộ lông 3 2.2.2 Da 4 2.2.3 Mào (mồng), tích 4 2.2.4 Chân gia cầm 4 2.3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỐNG GÀ NÒI TẠI ĐBSCL 5 2.3.1 Đặc điểm ngoại hình 5 2.3.2 Khả năng sinh trưởng của gà Nòi 5 2.3.3 Tập tính của gà Nòi 5 2.3.4 Hiện tượng thay lông của gà Nòi 6 2.3.5 Thức ăn của gà Nòi 6 2.4 CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GÀ NÒI 6 2.4.1 Nuôi thả vườn 7 2.4.2 Nuôi thâm canh (nuôi nhốt hoàn toàn) 7 2.4.3 Nuôi thả vườn kết hợp làm chuồng 8 2.5 KỸ THUẬT NUÔI GÀ NÒI 8 2.5.1 Chuồng trại nuôi gà thả vườn 8 vi 2.5.2 Chăm sóc, nuôi dưỡng 10 2.5.3 Vệ sinh và công tác thú y trong quá trình nuôi gà 11 2.6 NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN NUÔI GÀ NÒI 12 2.6.1 Nhóm thức ăn giàu năng lượng 13 2.6.2 Nhóm thức ăn giàu đạm (protein) 14 2.6.3 Nhóm thức ăn giàu khoáng 14 2.6.4 Nhóm thức ăn giàu vitamin 14 2.7 MICROSATELLITE 15 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 16 3.1 PHƯƠNG TIỆN 16 3.1.1 Phương tiện điều tra 16 3.1.2 Phương tiện phân tích 16 3.1.3 Địa điểm tiến hành điều tra và phân tích mẫu 16 3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 16 3.2.1 Chọn hộ điều tra 16 3.2.2 Phương pháp điều tra 17 3.2.3 Phương pháp khuếch đại alen microsatellite 17 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18 4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 18 4.1.1 Giống 18 4.1.2 Quy mô và cơ cấu đàn gà 18 4.2 KINH NGHIỆM VÀ HÌNH THỨC NUÔI 20 4.2.1 Kinh nghiệm nuôi 20 4.2.2 Hình thức nuôi 20 4.3 KỸ THUẬT CHĂN NUÔI 21 4.3.1 Thức ăn và nước uống 21 4.3.2 Thú y 22 4.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT 23 vii 4.4.1 Khả năng sản xuất trứng 23 4.4.2 Khả năng ấp nở 24 4.5 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH 25 4.5.1 Màu lông 25 4.5.2 Màu mắt 26 4.5.3 Màu mỏ 27 4.5.4 Màu chân 28 4.5.5 Kiểu mào 29 4.5.6 Tổng kết đặc điểm ngoại hình của gà Nòi 30 4.6 SỰ KHUẾCH ĐẠI ALEN MICROSATELLITE 31 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33 5.1 KẾT LUẬN 33 5.2 ĐỀ NGHỊ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC 36 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của cám gạo và thức ăn khác 13 Bảng 3.1 Sơ đồ các cặp mồi và chu trình nhiệt theo đề nghị của FAO 17 Bảng 4.1 Quy mô và cơ cấu đàn gà của 35 hộ được điều tra 19 Bảng 4.2 Kinh nghiệm và hình thức nuôi gà Nòi của 35 hộ được điều tra 20 Bảng 4.3 Khả năng sản xuất trứng của gà mái tại 35 hộ được điều tra 23 Bảng 4.4 Khả năng ấp nở của gà mái tại 35 hộ được điều tra 24 Bảng 4.5 Màu lông của gà Nòi 26 Bảng 4.6 Màu mỏ của gà Nòi 28 Bảng 4.7 Bảng tổng kết đặc điểm ngoại hình gà Nòi 30 ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Bảng đồ Huyện Gò Quao và Huyện Châu Thành 16 Hình 4.1 Gà Nòi địa phương 19 Hình 4.2 Chuồng nuôi gà Nòi 21 Hình 4.3 Thức ăn hỗn hợp dùng trong chăn nuôi gà Nòi 22 Hình 4.4 Màu lông gà nòi 26 Hình 4.5 Màu mắt gà Nòi 27 Hình 4.6 Màu mỏ gà Nòi 28 Hình 4.7 Màu chân gà Nòi 28 Hình 4.8 Các kiểu mào gà 30 Hình 4.9 Khuếch đại ADN gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Gò Quao 31 Hình 4.10 Khuếch đại ADN gà Nòi bằng cặp mồi MCW0295 32 Hình 4.11 Khuếch đại ADN gà Nòi bằng căp mồi MCW0081 32 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát màu mắt của gà Nòi 27 Biểu đồ 4.2 Kết quả khảo sát màu chân của gà Nòi 29 Biểu đồ 4.3 Kết quả khảo sát kiểu mào trên 102 gà trống 29 Biểu đồ 4.4 Kết quả khảo sát kiểu mào trên 98 gà mái 30 xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KLCT Khối lượng cơ thể Met Methionine Cys Cystine X Trung bình SD Độ lệch chuẩn CV Độ biến động 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số của Việt Nam đã đạt 90 triệu người vào ngày 01/11/2013, tốc độ tăng dân số quá lớn: 1,1% dân số/năm, tương đương 990.000 người/năm (). Việt Nam thực sự đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lương thực – thực phẩm, và sự thiếu hụt này có thể sẽ rất nghiêm trọng nếu so với mức tăng trưởng của thế giới và tiêu chí nâng cao đời sống cho người dân mà chính phủ Việt Nam đã đặt ra. Thế nên việc phát triển chăn nuôi – đặc biệt là gia cầm được xã hội quan tâm lớn, bởi loài vật nuôi này có ưu thế lớn hơn hẳn các loài vật nuôi khác: vòng đời nhanh, chi phí đầu tư ban đầu và chi phí thức ăn thấp. Tuy các sản phẩm từ thịt gà công nghiệp đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước, nhưng do yêu cầu về chất lượng bữa ăn gia đình và dinh dưỡng của người dân ngày càng tăng nên thịt gà Nòi vẫn có chỗ đứng nhất định. Giống gà nuôi được nuôi tại vùng ĐBSCL có nhiều ưu điểm: thịt săn chắc, ít mỡ, da vàng, đùi to, thịt ức dầy…. nên được người tiêu dùng lẫn người dân chăn nuôi rất ưa chuộng. Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi gà Nòi ở vùng ĐBSCL vẫn chưa phát triển ổn định. Chủ yếu do người dân đa phần nuôi theo kinh nghiệm truyền thống, kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế nên bị tác động nhiều từ môi trường và các đợt dịch bệnh, không dám đầu tư tài chính quá nhiều vào đàn gà. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu khoa học và các cuộc điều tra chi tiết về giống gà Nòi tại ĐBSCL để đưa ra quy trình chăn nuôi tốt nhất; cộng thêm việc cán bộ khuyến nông khu vực không nắm bắt được chính xác tình hình chăn nuôi gà Nòi tại địa phương, dẫn đến công tác khuyến nông chưa được thực hiện tốt, chưa thực sự mang lại lợi ích cho bà con chăn nuôi. Xuất phát từ những vấn đề thực tế đã nêu trên thì đề tài “Điều tra đặc điểm ngoại hình của gà Nòi nuôi tại Châu Thành và Gò Quao, tỉnh Kiên Giang” được tiến hành, với các mục đích: - Đánh giá thực tế tình hình chăn nuôi gà Nòi (số lượng, kinh nghiệm nuôi của người dân) tại địa bàn điều tra. - Khảo sát các chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình của giống gà Nòi tại địa phương. - Bước đầu khuếch đại một số alen microsatellite trên gà Nòi bằng kỹ thuật PCR. 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Ở ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển. Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27-27,50C. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 3 năm sau. lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600-2.000 mm ở đất liền và 2.400-2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng (www.kiengiang.gov.vn). Huyện Châu Thành và Gò Quao là hai huyện giáp nhau thuộc tỉnh Kiên Giang nên có khí hậu, điều kiện địa hình tự nhiên tương đối giống nhau, rất thích hợp cho chăn nuôi. Châu Thành có diện tích khoảng 270 km2 , dân số khoảng 130 nghìn người. Phía Tây giáp Rạch Giá, phía Bắc giáp Tân Hiệp, phía Nam giáp huyện An Biên và Giồng Riềng, phía Đông giáp huyện Gò Quao. Đây là một huyện có diện tích nhỏ nhưng lại là một trong những địa phương có đóng góp nhiều vào ngân sách tỉnh. Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác và chế biền thủy sản Dân cư sinh sống trong địa bàn của huyện chủ yếu là người: Kinh, Hoa, Khmer. ( Gò Quao nằm ở phía Đông phần giữa của tỉnh Kiên Giang. Phía Tây giáp với huyện An Biên, phía Đông giáp thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), phía Bắc giáp huyện Giồng Riềng, phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Nam giáp huyện Vĩnh Thuận, phía Đông Nam giáp huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Toàn huyện rộng 424,4 km², dân số là 134,4 nghìn người (số liệu năm 2004). Huyện lỵ là thị trấn Gò Quao. ( 3 2.2 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GIA CẦM 2.2.1 Bộ lông Ở gia cầm, lông phân bố không đồng đều trên cơ thể ở con non cũng như con truởng thành. Bộ lông chiếm tỷ lệ từ 4-9% khối luợng cơ thể của gia cầm. (Nguyễn Thị Mai et al., 2009) Người ta phân biệt các loại lông theo cấu trúc và chức năng của chúng như sau: Lông phủ: gồm những lông phủ bên ngoài cơ thể. Lông phủ chia thành 4 phần phân biệt: phần ống lông, thân lông, lông tơ dưới và phiến lông. Thân và trục lông nối liền, rỗng và thon nhọn đến phần ngọn của lông. Phiến lông được hình thành bởi các sợi lông móc, các sợi móc nhỏ móc liên kết lại với nhau và hình thành nên một số phiến lông liên tục và đồng nhất. Lớp lông tơ dưới gồm một loạt các sợi không có sợi móc nhỏ, không được móc lại với nhau, nhìn có vẻ thưa thớt và lộ ra các tơ lông. Lông tơ: lớp lông này hình thành lớp lót tơ lông rất mềm mại, trục lông ngắn, các sợi tơ lông tỏa tự do. Lông tơ có tác dụng giữ nhiệt rất tốt, thường mọc nhiều ở hông, nách và bụng của gà. Lông sợi: những lông này có trục lông giống như tóc, mềm mịn và ngắn, thường mọc ở phần gốc mỏ, cổ và lưng. Màu sắc lông của gia cầm gắn chặt với sự có mặt của melanin và lipocrom ở trong lông. Tiền sắc tố của melanin là melanogen. Sự oxy hóa melanogen ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu khác nhau như: vàng đất, vàng gỉ sắt, nâu hung, nâu, đen,… Lipocrom thuộc nhóm sắc tố carotenoid. Khi hòa tan trong mỡ có nguồn gốc ngoại sinh sẽ làm lông có màu vàng, đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Nếu không có sắc tố thì lông có màu trắng, đó là gia cầm bạch tạng. Đặc điểm này thường thấy ở các giống gia cầm siêu thịt, do kết quả chọn lọc định hướng của các nhà tạo giống để tạo ra sản phẩm Broiler có da sạch (không xuất hiện chân lông trên da gà đã làm thịt). Màu sắc, độ bóng của lông liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng sức khỏe và sức sản xuất của gia cầm. Khi gà khỏe mạnh, khẩu phần cân đối thì bộ lông đẹp và ngược lại khi dinh dưỡng kém, nhiễm bệnh thì bộ lông xơ xác, dễ gãy rụng (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Quá trình mọc lông của gia cầm được điều khiển bởi hormone của tuyến giáp trạng. Nếu cắt bỏ tuyến này thì sự khác biệt về màu sắc lông sẽ giảm đi hoặc mất hoàn toàn (Nguyễn Thị Mai et al., 2009 trích dẫn từ Voikevich, 1986). Gia cầm mới nở được phủ lông tơ, gốc của lông tơ gắn vào thân của lớp lông đầu tiên, phía ngoài xòe ra và phủ đều trên bề mặt của da. Sau 2-3 tuần tuổi, thân lông đầu tiên mọc từ túi lông và thay thế lông tơ. Việc hình thành bộ lông 4 đầu tiên của gia cầm non ở các giống khác nhau và được hoàn thiện ở các tuần tuổi khác nhau. Ở gia cầm non, quá trình thay lớp lông đầu tiên bằng lớp lông cơ bản (lớp thứ hai) kết thúc khi khối lượng cơ thể đã hoàn thiện và bắt đầu thành thục sinh dục. Thời điểm thay lông non của gia cầm thường bắt đầu từ 1,5 tháng tuổi và kết thúc hoàn toàn lúc 5,5-6,0 tháng tuổi, khi bắt đầu đẻ trứng. Việc thay lông ở gà trống xảy ra mạnh mẽ hơn gà mái và thay lông cánh xảy ra cùng lúc với việc thay các lông khác (Nguyễn Thị Mai et al., 2009). Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), cùng với sự tăng trọng là sự hoàn thiện của bộ lông, ở 4-5 tuần tuổi bộ lông tơ của gia cầm con được thay bằng bộ lông vũ có khả năng giữ ấm. Trước 5 tuần tuổi, bộ lông của gia cầm chưa hoàn thiện, khả năng điều tiết thân nhiệt kém nên gia cầm con dễ nhiễm lạnh, đòi hỏi nhiệt độ chuồng phải cao (35oC). Giai đoạn 13-14 tuần tuổi, gia cầm được thay bộ lông hoàn thiện hơn và giữ cho đến trước khi thành thục về tính dục. Sau khi thành thục tính dục gia cầm có bộ lông của con trưởng thành. 2.2.2 Da Da của gia cầm khá mỏng và không có các tuyến tiết. Màu vàng ở da và cẳng chân của những giống gà có da vàng là do sắc tố của các diệp hoàng tố (xantophyl) có trong thức ăn, sau đó được tiêu hóa và tích lũy trong lớp mỡ dưới da (Bùi Xuân Mến, 2007). 2.2.3 Mào (mồng), tích Mào của gia cầm là do nếp gấp của da tạo thành, tại đó tập trung rất nhiều mạch quản và dây thần kinh, mạch quản và các hốc máu làm cho chúng luôn có màu đỏ tươi (Nguyễn Thị Mai et al., 2009). Mào được phân loại theo kiểu hình như mào đơn, hoa hồng, hạt đậu, dâu,… Đến tuổi thành thục sinh dục, mào trên đỉnh đầu nhô lên và căng bóng. Tích của gà thường đỏ, thòng, núng nính ở hai bên gốc mỏ. Mào tai là một mẫu thịt có da trần và có màu thay đổi tùy thuộc vào giống (Bùi Xuân Mến, 2007). 2.2.4 Chân gia cầm Chân của gia cầm được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu sắc. Chân vàng là do sự có mặt của lipocrom và thiếu vắng melamin. Màu đen của chân là do sự xuất hiện của melanin. Khi màu đen có mặt ở thể trội và màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây). Khi đồng thời cả hai màu đều không xuất hiện thì chân có màu trắng. Về cường độ đậm nhạt của màu vàng tùy thuộc vào hàm lượng xantophyl trong khẩu phần. 5 2.3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỐNG GÀ NÒI TẠI ĐBSCL 2.3.1 Đặc điểm ngoại hình Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), giống gà Nòi được nuôi ở khắp nơi trong cả nước và thường được gọi là gà Chọi. Đây là giống gà được nuôi lâu đời ở các tỉnh Nam Bộ và chiếm khoảng 70% các giống gà thả vườn (Nguyễn Mạnh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006). Về ngoại hình giống gà Nòi có tầm vóc lớn con, cao ráo, màu sắc lông rất đa dạng. Da cổ, da ức màu đỏ tía, da vùng nách màu vàng nhạt, đùi to, chân không lông, chân thường có màu đen, vàng hoặc trắng. Do màu sắc lông rất đa dạng nên tên gọi cũng thường dựa theo màu sác lông của chúng như : gà có màu lông đen được gọi là gà ô, lông màu đỏ được gọi là gà điều, lông màu trắng gọi là gà nhạn, lông màu gạch tàu gọi là gà khét, lông màu lem luốc như chim gọi là gà ó (Nguyễn Văn Thưởng, 2004). Vì giống gà Nòi có nhiều ưu điểm như thích nghi rất tốt với điều kiện nuôi chăn thả vì chúng có sức đề kháng cao và ít bệnh hơn so với các giống gà thả vườn khác; da hồng hào, thịt thơm ngon nên được người chăn nuôi rất ưa chuộng và từ lâu đã trở thành một món đặc sản của vùng sông nước Cửu Long. Vì những ưu điểm trên nên gà Nòi có giá bán khá cao, dao động từ 70-80 nghìn đồng/kg (trong thời điểm thực hiện điều tra) cao gấp 2 – 3 lần giá gà công nghiệp nên được rất nhiều bà con nông dân đầu tư chăn nuôi. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên, gà Nòi có một số khuyết điểm khi đem so sánh với gà công nghiệp: chậm lớn, khả năng sinh sản thấp do bị lai tạp nhiều. 2.3.2 Khả năng sinh trưởng của gà Nòi Khả năng tăng trọng của giống gà Nòi nuôi ở các nông hộ ĐBSCL hiện nay nhìn chung còn rất thấp. Do nuôi theo phương thức cổ truyền thức ăn chủ yếu là lúa gạo một ít thức ăn tìm được ngoài thiên nhiên. Khối lượng cơ thể lúc 4,5-5 tháng tuổi trống nặng khoảng 1,2-1,4 kg, con mái nặng khoảng 1,1-1,2 kg. Khối lượng cơ thể gà Nòi lúc 1 năm tuổi, gà trống nặng 2,8-3,2 kg, gà mái nặng 2-2,2 kg; tương đương với gà Tàu Vàng, ở gà trống nặng 3 kg, gà mái 2,1 kg (Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương, 2005). 2.3.3 Tập tính của gà Nòi Giống gà Nòi còn mang nhiều tập tính hoang dã, nên không cần sự chăm sóc tỉ mỉ của con người như nuôi gà công nghiệp, chúng thường đi ăn hoặc nghỉ ngơi từng đàn, trong đàn thường có con trống đầu đàn, có tổ chức phân chia rõ ràng, nếu để gà ngủ trên cây cao thì ít khi bị bắt trộm. Gà Nòi săn bắt mồi ngoài tự nhiên rất giỏi, thức ăn ngoài tự nhiên gồm: trùn, dế, ếch, nhái, cào cào, châu 6 chấu, rau cỏ, lá cây, Khi kiếm ăn chúng thường hay bay nhảy, bươi xới. Buổi sáng gà thường thức sớm kiếm ăn, chiều 16-17 giờ là chúng về chuồng để ngủ. 2.3.4 Hiện tượng thay lông của gà Nòi Hiện tượng thay lông là sự rụng đi của lớp lông cũ đã già và thay thế vào đó là lớp lông mới ngay tại vị trí cũ. Khi gia cầm thay lông, lông sẽ từ từ rụng bắt đầu từ cổ sau đó lan xuống lưng, cánh, đuôi và mình. Dinh dưỡng là yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất và quyết định thời gian thay lông dài hay ngắn. Một gia cầm đang thay lông, muốn cho bộ lông mau mọc trở lại nó đòi hỏi một lượng đạm và lưu huỳnh rất lớn. Vì vậy, trong thức ăn của chúng, cần phải đặc biệt chú ý cung cấp nhiều những acid amin có chứa lưu huỳnh, các acid amin này có tồn tại trong thức ăn đạm động vật (Lê Hồng Mận, 2002). Gà Nòi mọc lông chậm, 3-4 tháng mới mọc lông đầy đủ. Gà thường thay lông vào mùa thu, khoảng tháng 7 và tháng 8 dương lịch, khi thay lông gà sẽ giảm đẻ hoặc ngừng đẻ hẳn. Gà đẻ tốt thường thay lông muộn và thời gian thay lông thường ngắn khoảng 1-2 tháng, gà đẻ kém thường thay lông sớm và thời gian thay lông kéo dài 2-3 tháng sau đó mới đẻ lại. Nên quan sát trong giai đoạn thay lông của gà để loại những gà mái đẻ kém (Nguyễn Văn Quyên, 2010). 2.3.5 Thức ăn của gà Nòi Thức ăn gà Nòi rất đơn giản so với các giống gà khác, về nhu cầu dinh dưỡng cũng không đòi hỏi cao. Hiện nay tại các địa phương ở ĐBSCL đa số người dân nuôi theo phương thức cổ truyền, lúc còn nhỏ theo mẹ cho ăn tấm nhuyễn, khi lớn tách bầy khối lượng 300-400 g (1,5-2 tháng) thì cho ăn gạo, lúa. Do còn nhiều tập tính hoang dã nên gà có khả năng săn mồi ngoài thiên nhiên rất giỏi, đây là nguồn thức ăn cung cấp đạm quan trọng cho gà, tuy nhiên năng suất nuôi trong dân chưa cao, nếu nuôi theo phương pháp bán công nghiệp có bổ sung thức ăn hỗn hợp thì năng suất sẽ cao hơn (Nguyễn Văn Quyên, 2010). 2.4 CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GÀ NÒI Người Việt Nam đã nuôi gà từ rất lâu đời, hiện nay, tại các vùng nông thôn, nếu không nuôi gà vì mục đích kinh tế thì đa phần người dân vẫn giữ cách nuôi gà thả vườn cổ truyền. Đây có thể coi là một tập quán chăn nuôi của người dân. Trong các cách nuôi gà mới, tức nuôi gà theo lối bán công nghiệp hoặc công nghiệp, người dân đã biết cách kết hợp những kinh nghiệm cổ truyền với những phương thức khoa học mới, tiếp thu từ các tài liệu, sách báo, Vấn đề là phải biết kết hợp một cách khoa học những kinh nghiệm từ cái ưu thế sẵn có về mặt tự nhiên và sự can thiệp tích cực của sức người, nhất là kiến thức khoa học kỹ 7 thuật chăn nuôi thú y là cách làm hiệu quả nhất (Trần Trung Vĩnh và Nguyễn Mộng Giao, 2002). 2.4.1 Nuôi thả vườn Là hình thức nuôi mang tính tự nhiên, chưa có một tác động kỹ thuật nào của con người đến quá trình sống và phát triển của gà. Đây được xem là một phương thức chăn nuôi truyền thống nhất. Với phương thức này gà được nuôi dưỡng bằng thức ăn có sẵn trong thiên nhiên như: côn trùng, các động vật trong đất, người chăn nuôi chỉ cho thêm ít ngũ cốc ở dạng nguyên thô như bắp, lúa,… vào sáng sớm và đặc biệt là chiều tối để gà có phản xạ nhớ nhà, nhớ chuồng mà về. Chuồng gà ở đây thường rất đơn giản, sơ sài bằng các nguyên liệu tận dụng với mục đích chính để tránh các loại động vật khác tấn công và kẻ gian bắt. Có khi không có cả chuồng mà tối đến, gà chỉ đậu ở chuồng heo, chuồng trâu bò, góc bếp, chái nhà hoặc đậu trên cây. Cách nuôi này có ưu điểm gà có thể tự kiếm ăn, giảm chi phi chăn nuôi đến mức thấp nhất có thể. Nếu gặp được năm có thời tiết thuận lợi, đàn gà không bị dịch bệnh, phát triển tốt thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao do vốn đầu tư ban đầu thấp. Nhược điểm của cách nuôi này là gà không thể tìm đủ thức ăn và tầm vóc nhỏ, chậm lớn nên năng suất thịt, trứng đều còn thấp. Đây là phương thức chăn nuôi tận dụng, tuy có hiệu quả nhưng chưa phải là chăn nuôi kinh doanh và thường gặp nhiều rủi ro do thời tiết, bệnh tật (Ngô Quốc Trịnh, 2006). 2.4.2 Nuôi thâm canh (nuôi nhốt hoàn toàn) Là phương thức nuôi công nghiệp và là hình thức nuôi thâm canh tiên tiến nhất. Gà được nuôi trong lồng hoặc trong chuồng (có đệm lót) được cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống, thuốc phòng bệnh và các điều kiện sinh hoạt khác, được bảo vệ trước các loại thú ăn thịt, tránh được hầu hết các tác hại của tự nhiên (mưa, gió, nóng, rét,…) hạn chế đến mức thấp nhất việc tiêu phí năng lượng vào những hoạt động vô ích (đi lại, vận động quá nhiều) nên gà lớn nhanh, sinh sản và phát triển tốt. Với cách nuôi này, việc tác động kỹ thuật được đầy đủ nhất, nếu lại dùng các giống gà cao sản thì hiệu quả kinh tế cao. Nếu dùng các giống gà nội địa thì năng suất cũng tăng một cách đáng kể (lớn nhanh hơn, đẻ sai hơn) so với nuôi theo phương thức khác. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này sao với những phương pháp khác chính là tốn kém nhiều chi phí và công sức hơn, nhưng lại là cách nuôi an toàn, 8 đảm bảo chắc chắn về thu hoạch, phù hợp với xu thế của tư duy kinh tế thời nay (Trần Trung Vĩnh và Nguyễn Mộng Giao, 2002). 2.4.3 Nuôi thả vườn kết hợp làm chuồng Là sự kết hợp của hai phương thức: nuôi thả vườn và nuôi nhốt hoàn thoàn. Gà nuôi theo phương thức này đều có lồng, có chuồng,… được cố định (tương đối) trên một diện tích đất nhất định, gọi là khu chăn nuôi. Khu đất này cũng có rào hoặc tường bao quanh, ngăn cách với bên ngoài để phòng kẻ gian, phòng dịch bệnh từ các nguồn bên ngoài Trong khu chăn nuôi này, hằng ngày gà có đủ điều kiện để hoạt động, đi lại một cách hợp lí, có thể tìm kiếm thêm thức ăn để bổ sung thức ăn vào lượng thức ăn được cung cấp hàng ngày (chủ yếu là bổ sung protein, vitamin, khoáng vi lượng). Vào những thời gian thích hợp, có thể đặt máng ăn, máng uống, thậm chí cả ổ đẻ hoặc tổ chức sản xuất ngay trên khu đất này, thông thường là trồng cỏ (các giống cỏ thích hợp), nuôi mối hoặc nuôi trùn cho gà ăn. Tuy nhiên, để nuôi theo cách này, cũng chỉ nên dùng giống gà nội địa, vì những giống này vẫn còn giữ được nhiều bản năng kiếm tìm thức ăn trong tự nhiên (Trần Trung Vĩnh và Nguyễn Mộng Giao, 2002). 2.5 KỸ THUẬT NUÔI GÀ NÒI 2.5.1 Chuồng trại nuôi gà thả vườn Khí hậu, thời tiết của Việt Nam khá khắc nghiệt, nói riêng ở vùng ĐBSCL quanh năm nóng ẩm, có ảnh hưởng tương đối bất lợi đến cơ thể của gia súc, gia cầm. Tuy giống gà Nòi có sức chống chịu với thời tiết tốt, nhưng nếu không có chuồng trại thích hợp, đúng quy cách cộng thêm phương pháp nuôi quảng canh theo kiểu truyền thống thì không thể thu được năng suất cao. Nuôi gà chăn thả, bán chăn thả đều cần phải có chuồng trại thích hợp, đủ không gian cho đàn gà phát triển Bên cạnh đó, cần phải tiến hành cải tiến chuồng trại để không chỉ nhốt gà, cho gà ăn uống mà còn tạo điều kiện phân đàn theo lứa tuổi, nuôi giống và nuôi thịt riêng, theo dõi chọn lọc và nâng cao chất lượng giống. Chuồng là nhà của đàn gà, bảo vệ đàn gà tránh sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Vì vậy, chuồng cần đảm bảo các yếu tố sinh thái về thoáng khí, nhiệt độ, ẩm độ,…cho gà sinh sống khỏe mạnh, mau lớn, đẻ nhiều… 2.5.1.1 Địa điểm làm chuồng Chọn khu đất cao ráo, dễ thoát nước trong vườn, cách xa nhà ở, không chung với chuồng gia súc để xây dựng chuồng gà. Nếu chuồng gà chung dãy với 9 chuồng trâu bò, lợn thì phải làm phía trên gió. Chuồng gà hướng về phía Nam, Đông Nam để lấy ánh sáng buổi sáng nhằm chống ẩm mốc và diệt khuẩn. Tránh hướng đông bắc gió mùa rét lạnh thổi vào chuồng. Tốt nhất nên chọn khu đất vườn cao, đồi to nhỏ tùy theo điều kiện và quy hoạch thành trang trại nuôi gà riêng. Trại có chuồng, có sân vườn, có kho,… xung quanh tường, lưới bao che, có cổng, có nội quy ra vào. Sân vườn có cây xanh, bóng mát, có cây rau cỏ,… Trang trại nên xa nơi tập trung chợ, đường đi lại đông đúc (Lê Hồng Mận, 2002). 2.5.1.2 Kiểu chuồng gà Nòi Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên là thích hợp cho các vùng, sử dụng được nguyên liệu sẵn có để xây dựng giá rẻ. Chuồng gà phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tùy qui mô chăn nuôi và điều kiện của gia đình mà xây dựng chuồng theo kiểu thích hợp. Thông thường ở vùng nông thôn loại chuồng thông thoáng tự nhiên là thích hợp nhất, chung quanh làm lưới hay tre đan, hoặc song,… có rèm che bằng cót, bao tải,… nếu làm lưới che thì tường phía dưới chỉ xây cao 30-40 cm. Tùy điều kiện xung quanh khu vườn có thể xây tường bảo vệ, nếu nuôi nền thì phải lót trấu, dăm bào, rơm, cỏ cắt ngắn làm lớp đệm 7-10 cm. Có thể làm sàn bằng tre gỗ, cao 40-70 cm so với mặt nền cho phân rơi xuống nền, cần có lớp độn mỏng, rải vôi bột hút ẩm cho mắng khô và dọn phân theo định kỳ (Lê Hồng Mận, 2002). Một số kiểu chuồng: - Kiểu chuồng bốn mái bán kiên cố và kiên cố (chuồng nóc đôi). - Kiểu chuồng hai mái bán kiên cố (chuồng nóc đơn). - Kiểu chuồng thô sơ. 2.5.2.3 Vườn thả gà Vườn thả gà có các dạng theo sinh thái khác nhau như loại vườn rau màu, vườn cây ăn trái, cây lấy gỗ, cây lấy củi,… vườn sẽ cung cấp cho gà rau cỏ, sâu bọ, giun mối, khoáng. Vườn có cỏ tươi xanh, mát mẻ, rất hấp dẫn sâu bọ, côn trùng, tạo nguồn protein động vật bổ sung cho gà. Vườn còn có thể có các cây ngải cứu, chua me, hành tỏi, cây thuốc mọc dại,… có tác dụng phòng bệnh cho gà. Phân gà bón cho vườn làm cây cỏ tốt tươi có thể gây hố mối, hố giun cho gà ăn mồi bằng cách sử dụng phân trâu bò, rơm rác ủ vào hố tưới nước ẩm. Mặt trên 10 hố có nắp đậy bằng gỗ tạp, que củi, xung quanh có tấm đan bằng tre làm lưới chắn cho gà không đào bới. Như đã nêu trên, diện tích vườn cho mỗi gà 5-10 m2, nếu diện tích quá chật, mật độ gà lớn thì gà dẫm đạp làm chết cỏ, ô nhiễm môi trường gây bệnh. Nếu không có đất vườn thì nên làm sân chơi bằng xi măng hoặc lát gạch để tiện cho việc cọ rửa sạch sẽ hàng ngày để thả gà. Vườn nên chia ra nhiều ô có rào chắn, luân phiên chăn thả đàn gà từng ô xen kẽ nhau, để vườn cây có đủ thời gian cho cây cỏ mọc lại sau mỗi đợt thả gà. Đây là một giải pháp cung cấp chất xơ tiện lợi cho gà mà không cần bổ sung bằng các sản phẩm khác và hạn chế chi phí thức ăn (Lê Hồng Mận, 2002). 2.5.2 Chăm sóc, nuôi dưỡng 2.5.2.1 Cho ăn, uống Số lần cho gà ăn trong ngày phụ thuộc vào chủng loại máng ăn và phải tính toán sao cho thức ăn ngày nào hết ngày ấy. Tốt nhất là dùng máng ăn tự động, nếu dùng máng ăn thường thi thỉnh thoảng phải lắc máng hoặc đảo máng nhằm tạo ra lớp thức ăn mới để kích thích tính thèm ăn của gà. Đối với gà dò trong thời kỳ cho ăn hạn chế phải đổ thức ăn vào máng rất nhanh đồng thời trong một khoảng thời gian ngắn cần tăng thêm số lượng máng để gà khỏe và yếu đều ăn được. Máng uống luôn có đủ nước, nếu gà bị khát, khi có nước gà sẽ uống quá nhiều nước gây rối loạn sinh lý làm hạ thân nhiệt, nôn, giảm đẻ dẫn đến ngừng đẻ, gà con có thể chết. Hằng ngày phải thay thức ăn thì nhất thiết phải cho gà uống nước trước, 10-15 phút sau mới cho ăn. Điều này đặc biệt quan trong đối với đàn gà hậu bị sinh sản đang giai đoạn cho ăn chế độ hạn chế, nếu ngược lại thì hậu quả sẽ rất xấu. Vào những ngày tối trời và khi chiều tối cần tăng cường ánh sáng để gà ăn hết tiêu chuẩn thức ăn (Lê Hồng Mận, 1998). 2.5.2.2 Chống nóng Gà chịu rét tốt nhưng chịu nóng rất kém, vì vậy việc chống nóng cho gà nhất là gà đang đẻ rất quan trọng. Trước hết nên bố trí chuồng, lồng, ổ phải được làm thông thoáng. Chuồng làm cao cách nền 40 cm, tránh ẩm ướt, có rãnh cống thoát nước. Hướng chuồng phía Đông Nam. Mái làm chông diêm cho thoáng, chỗ mái chồng phải kéo dài để tránh mưa hắt. 2.5.2.3 Phòng chống ngộ độc do thức ăn, nước uống Ngộ độc mặn: cần kiểm tra, có thể nếm độ mặn của bột cá trong thức ăn tổng hợp để giảm bột cá, pha trộn thêm ngô, tấm, cám làm nhạt bớt. Nếu nuôi gà 11 bằng thức ăn thừa của gia đình thì nên dùng kèm với thức ăn hỗn hợp, mỗi lần một lượng nhỏ. Ngộ độc hóa học: không cất giữ thức ăn của gà cùng chỗ với hóa chất dễ bay hơi như thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu, xăng dầu. Ngộ độc do độc tố thức ăn biến chất: cần bảo quản thức ăn đúng quy cách, không dùng nguyên liệu ẩm mốc, thức ăn tổng hợp bị mốc phải hủy bỏ. 2.5.3 Vệ sinh và công tác thú y trong quá trình nuôi gà Theo Lê Hồng Mận (2008), khi nuôi gà thả vườn cần chú ý thực hiện các công tác vệ sinh phòng bệnh sau: 2.5.3.1 Khi chuẩn bị nuôi Mua giống: - Chọn cơ sở giống tốt, con giống của đàn bố mẹ khỏe mạnh để không bị bệnh mẹ truyền sang con qua phôi. - Chọn con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn. - Nhốt riêng gà giống mới mua về 2 tuần khỏe mạnh mới nhập vào khu chăn nuôi. Chuồng trại, dụng cụ, sân vườn: - Rào giậu chăn nuôi để kiểm soát được đàn gà. - Vệ sinh tiêu độc chuồng gà, khu vực xung quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi. - Để trống chuồng ít nhất hai ngày trước khi thả đàn gà vào. Khử trùng: - Dùng ánh nắng mặt trời: phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng. - Dùng rơm rạ, trấu đốt hun chuồng, lưu ý tránh hỏa hoạn. - Dùng nước sôi tráng rửa các dụng cụ chăn nuôi, dội nền chuồng. - Dùng vôi bột rắc trong nền chuồng và xung quanh chuồng, để 2-3 ngày sau mới dọn. - Nước vôi: dùng nước vôi mới tôi 10% quét nền chuồng, xung quanh tường, sân. - Dùng formol 2-5% hoặc crepzyl 3-5% phun toàn bộ nền và tường chuồng. - Nếu dùng chuồng kín thì xông hơi bằng formol và thuốc tím: 36 ml formol + 17,5 g thuốc tím cho 1m3 thể tích chuồng nuôi. 12 2.5.3.2 Khi đang nuôi gà Chuồng gà phải thoáng mát, khô ráo, có ánh sáng mặt trời chiếu vào, không bị bụi bặm và phân gà bám tồn đọng. Sân vườn có hàng rào bao quanh, khô ráo, không đọng nước, quét dọn hàng ngày. Nền có độn thì chất độn phải mới, khô sạch, phơi nắng cho khô trước khi độn. Khi nuôi không nhốt gà với mật độ quá chật, ổ đẻ phải để ở nơi khô ráo, có chất đệm lót sạch, khô, phơi nắng kĩ, định kỳ thay để loại trừ mầm bệnh. Thường xuyên quét dọn phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào những nơi ẩm thấp, quét vôi chuồng, sân. Phun thuốc sát trùng diệt nấm, mò, mạt. 2.5.3.3 Sau đợt nuôi gà Thu gom hết phân, chất độn, rác thải đem ủ kỹ theo phương pháp vi sinh để diệt trừ mầm bệnh. Quét dọn, rửa sạch chuồng, sân. Sát trùng dụng cụ chăn nuôi bằng các các chất khử trùng. 2.5.3.4 Cách ly, hạn chế lây lan bệnh Hạn chế người ra vào khu chăn nuôi. Trong vùng có dịch bệnh tuyệt đối không cho người ngoài đến, người trực tiếp chăn nuôi đàn gà không qua lại nơi có dịch. Ngăn chặn mọi gia súc, gia cầm, chuột,…lọt vào khu chăn nuôi. Thường xuyên chọn loại cách ly những gà có bệnh trong đàn tránh lây lan 2.5.3.5 Vệ sinh thức ăn, nước uống Thức ăn khô, không ẩm mốc, thay hàng ngày. Thức ăn tồn sư nơi gà bệnh không chuyển đến cho gà khỏe ăn. Nước uống sạch, không mùi, thay thường xuyên. Không cho gà khỏe uống nước chung với gà bệnh Máng ăn, máng uống cần có chụp nan cho gà không lội vào, thay rửa hàng ngày. 2.6 NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN NUÔI GÀ NÒI Thức ăn nuôi gà gồm nhiều loại từ nguồn thực vật: ngũ cốc, đậu đỗ, rau cỏ,… nguồn động vật: bột cá, cua ốc,… men vi sinh, enzyme, tổng hợp vi sinh acid amin, vitamin, chất kích thích tăng trọng, kháng sinh đường ruột, chất chống nấm mốc, chống oxy hóa, chất tạo màu vàng da, thịt, độ đậm lòng đỏ,… (Lê Minh Hoàng, 2002). Theo Lê Hồng Mận (2008), nguyên liệu thức ăn cho gà có thể chia làm 4 nhóm: Thức ăn giàu năng lượng, thức ăn giàu đạm, thức ăn giàu khoáng và thức ăn giàu vitamin.
Trích đoạn
- Kinh nghiệm nuôi:
- SỰ KHUẾCH ĐẠI ALEN MICROSATELLITE
Tài liệu liên quan
- Luận văn điều tra đặc điểm sinh học của cây chè shan núi cao tự nhiên ở tỉnh lào cai
- 135
- 952
- 2
- 8 đặc điểm ngoại hình của phái nữ quyến rũ mê mệt cánh đàn ông
- 5
- 9
- 24
- HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRIỂN VỌNG TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN TẠI XÃ VĨNH THẮNG, HUYỆN GÕ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG doc
- 6
- 588
- 2
- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RẦY NÂU NUÔI TRÊN LÚA THƯỜNG VÀ LÚA NHIỄM BỆNH VÀNG LÙN & LÙN XOẮN LÁ ppt
- 7
- 1
- 7
- MÔ HÌNH LIÊN KẾT “4 NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TẠI XÃ ĐỊNH HÕA, HUYỆN GÕ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG ppt
- 9
- 886
- 9
- Đặc điểm ngoại hình của giống bò vàng việt nam
- 9
- 22
- 43
- Quan sát tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó
- 2
- 6
- 2
- điều tra đặc điểm ngoại hình của gà nòi nuôi tại châu thành và gò quao, tỉnh kiên giang
- 54
- 771
- 10
- điều tra đặc điểm ngoại hình của gà nòi nuôi tại châu thành và long phú, tỉnh sóc trăng
- 51
- 488
- 0
- phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện gò quao, tỉnh kiên giang
- 54
- 230
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.89 MB - 54 trang) - điều tra đặc điểm ngoại hình của gà nòi nuôi tại châu thành và gò quao, tỉnh kiên giang Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đặc điểm Chung Của Gà Nòi
-
Gà Nòi Là Gà Gì? Nguồn Gốc Và đặc điểm Của Từng Loại Gà
-
Đặc Điểm Của Các Loại Gà Nòi 3 Miền Bắc Trung Nam
-
Đặc Điểm Giống Gà Nòi Hay Còn Gọi Là Gà Chọi - NaiHuou.Com
-
Gà Nòi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguồn Gốc, đặc điểm, Cách Phân Biệt Gà Nòi Thuần Chủng
-
Đặc điểm Giống Gà Chọi Nòi Truyền Thống - Nuôi Gà Đá
-
Gà Nòi Là Giống Gà Gì? Đặc điểm Và Nguồn Gốc Gà Nòi Thuần Chủng
-
Hướng Dẫn Cách Nhận Biết Gà Nòi (gà Chọi) Thuần Chủng
-
Gà Nòi Là Gì? Đặc điểm Nhận Dạng Gà Thuần Chủng Chuẩn Nhất
-
Đặc điểm Gà Nòi Bình định - Trại Giống Thu Hà
-
Gà Nòi Và Cách Nhận Biết Giống Gà Nòi
-
Gà Nòi Là Gì? ⚡️ Nguồn Gốc - Cách Chọn Giống Gà Khỏe
-
Gà Nòi Việt Nam (phần 1): Tìm Hiểu Nguồn Gốc
-
6 Đặc Điểm Riêng Của Gà Chọi # Dành Cho Sư Kê Đọc