ĐIỀU TRA NGUYÊN NHÂN: CUỘC SỐNG NỞ HOA Hay ... - LinkedIn

Agree & Join LinkedIn

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Sign in to view more content

Create your free account or sign in to continue your search

Sign in

Welcome back

Email or phone Password Show Forgot password? Sign in

or

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

New to LinkedIn? Join now

or

New to LinkedIn? Join now

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Skip to main content
ĐIỀU TRA NGUYÊN NHÂN: CUỘC SỐNG NỞ HOA hay CUỘC ĐỜI BẾ TẮC

Dạo gần đây bạn hay dậy sớm và dành thời gian suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời. Và rồi bạn chợt nhận ra một sự thật phũ phàng: 100% người chết trên thế giới đều uống nước. Bạn lòng vui như mở hội vì từ nay đã tìm ra bí kíp trường sinh bất lão: Bạn quyết tâm từ nay không uống nước nữa.

Đây là ví dụ vui trong giải quyết vấn đề về mối tương quan ngẫu nhiên nhiều khi được xem là mối quan hệ nhân quả. Từ đó dẫn tới những quyết định chưa đúng, làm quá trình giải quyết vấn đề đi vào bế tắc.

Rõ ràng mà nói "Có quan hệ tương quan thì chưa chắc có quan hệ nhân quả'. Vậy liệu "Không có quan hệ tương quan thì có quan hệ nhân quả" hay không?

Câu trả lời sẽ được mình chia sẻ trong bài viết lần này với chủ đề "Điều tra nguyên nhân: Cuộc sống nở hoa hay cuộc đời bế tắc"

---------------------------

Nằm trong chuỗi bài viết chia sẻ về “CONNECT THE DOT” với tư duy chủ đạo theo Lean Six Sigma kết hợp với các cách tư duy khác, với hi vọng giúp cả nhà có được cái nhìn rõ hơn để hiểu bản thân mình, hiểu thực tế xung quanh vận hành như thế nào. Từ đó có thêm nhiều quyết định đúng đắn giúp cuộc sống thêm nhiều thành công trong công việc, hạnh phúc với gia đình. Như Charlie Munger đã nói “"Luyện tập thói quen nắm bắt, thấu hiểu các mô hình, quy luật bên dưới những thứ diễn ra xung quanh, đó là điều tuyệt vời mà chúng ta có thể làm”. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn thời Covid, chúng ta cần tự trang bị cho mình những kỹ năng sinh tồn thiết yếu cho cá nhân và doanh nghiệp.

Link cập nhật các bài viết mới nhất:

https://www.facebook.com/groups/1629701583778102/

----------------------------------------

TẠI SAO CẦN ĐIỀU TRA NGUYÊN NHÂN?

Điều tra nguyên nhân là cầu nối giữa việc bạn sử dụng những kiến thức từ việc tím thấy cơ hội cải tiến, xác định vấn đề, đo lường tình trạng hiện tại và bây giờ là lúc tìm ra nguyên nhân gây ra TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI.

Không chỉ có thế, khi bạn biết được đâu là các nguyên nhân gây ra vấn đề. Bạn lại có thể tạo cho mình thêm rất nhiều cơ hội đột phá mới hay ho. Trong bài viết “Tạo cơ hội bằng luật nhân quả” tôi có đưa một ví dụ rằng nếu bạn biết có 6 nguyên nhân dẫn đến vị cà phê khác nhau thì khi đó bạn cũng có ít nhất 64 cơ hội tạo vị café khác nhau.

MỘT VÀI LƯU Ý TRONG ĐIỀU TRA NGUYÊN NHÂN:

1. NHÂN - QUẢ TƯƠNG THÍCH

Nhân quả cam cho ra quả cam, và muốn có cam thì cố gắng tạo nhân cam.

Trong cuộc sống có một số vấn đề cơ bản và chúng ta cần phân loại đúng để có cách xử lý phù hợp

Nếu bạn còn nhớ, ở bài đầu tiên tôi có đề cập đến khái niệm vấn đề. Vấn đề là khi thực tế cuộc sống không giống như cái bạn mong muốn. Ở đây nếu chia cái bạn mong muốn thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Cái bạn vẫn thường có, nay không đạt được. Ví dụ: doanh thu nhà hàng hàng tháng là 200 tỷ/tháng, tháng này chỉ còn 150 tỷ. Bạn thấy có vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề

Nhóm 2: Bình thường bạn chưa có, nay muốn đạt được. Ví dụ như trên, bạn muốn mỗi tháng doanh thu phải tăng lên 500 tỷ chứ không chỉ 200 tỷ như hiện nay. Bạn có vấn đề, và cũng tìm cách giải quyết vấn đề.

- Nhóm 1 là nhóm mà bạn vẫn thường hay gặp phải trong cuộc sống, khoảng 80%, tại đó bạn chỉ cần là chính mình. Be yourself!

Bạn liên tục đặt câu hỏi: đâu là điểm KHÁC THƯỜNG so với trước đây, để rồi ta cài đặt lại trạng thái ban đầu. Đâu là điểm khác của nhà hàng của bạn tháng này so với các tháng trước đây dẫn tới doanh thu chỉ đạt 150 tỷ thay vì 200 tỷ.

- Nhóm 2, nhóm mà bạn không thể cứ vô tư cùng bạn bè đi khắp nơi, be yourself, mà có thể giải quyết được. Bạn phải Be new yourself!

Bạn phải nhìn thấy các điều mà chưa đây không thấy, cơ mà mắt chỉ thấy cái mà não đã sẵn sàng. Bạn phải thay đổi cách nghĩ mới phù hợp hơn, làm những điều chưa từng làm, và được đạt điều chưa từng có. Không chỉ là đi hoàn thiện những lổ thủng trong hệ thống mà bạn cần thay đổi, nâng cao hệ thống hiện tại. Nhà hàng bạn xem xét lại toàn bộ quy trình, để có những thay đổi mang tính hệ thống không phải cục bộ, phải nhìn lớn hơn và xa hơn. Có như vậy thì mới mong vượt qua cái bình thường 200 tỷ lên tới 500 tỷ như hằng mong.

2. KHOANH VÙNG TỐT, TÌM CÀNG NHANH

Bạn có một người bạn mới tới Sài Gòn và anh ấy nhắn bạn qua chơi và nhắn địa chỉ như sau: “Tao ở một đường hẻm nào đó ở Sài Gòn nha, mày qua chơi cho vui, lâu ngày không gặp rồi”.

Có bao nhiêu con hẻm ở Sài Gòn, bao nhiêu khả năng để đi đến được nơi anh ấy ở?

Đi tìm nguyên nhân cũng như vậy, với một vấn đề phức tạp bạn sẽ có hàng ngàn giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, khi bạn khoanh vùng tốt để thu hẹp được thì từ con số hàng ngàn chỉ còn vỏn vẹn một hoặc một vài khả năng.

Quay lại trường hợp trên, bạn có thể khoanh vùng từ từ như: Ở quận nào? Ở Phường nào? Đường gì? Số nhà bao nhiêu…

Cũng có thể khoanh vùng theo cách khác: hỏi số nhà bao nhiêu, đường gì? Và phi xe lên chạy tới đó và tới nơi thì đúng số nhà, đúng đường và sai quận.

Khả năng KHOANH VÙNG, THU HẸP VẤN ĐỀ càng nhanh, càng chính xác thì tìm ra được địa chỉ trong ví dụ/ hay nguyên nhân trong giải quyết vấn đề lại càng hiệu quả.

Trong điều tra tội phạm thì cũng có công thức thu hẹp kiểu như: WHAT + WHY = WHO. Từ những chứng cứ (what) như dấu vết cho thấy phải là nam, chiều cao trên 1m80 thì mới tạo ra hiện trường này; và động cơ gây án (why) ví dụ như thù riêng, thì có thể giúp thu hẹp đối tượng (who) phù hợp với what + why một cách nhanh chóng hơn.

Tôi chỉ khuyên các bạn nên tự tạo cho mình một bộ lọc để giúp thu hẹp vấn đề trong công việc, cuộc sống một cách nhanh và hiệu quả nhất.

3. CÁC RÀO CẢN TÂM LÝ KHI TÌM NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gốc rễ thông thường là những điều được che đi, khó thấy và gián tiếp gây ra vấn đề hiện tại. Do đó, việc khám phá nó đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và suy nghĩ. Bản chất con người thì lại thường tìm cách làm sao để hạn chế suy nghĩ, tiết kiệm năng lượng. Do đó dễ dàng rơi vào các cạm bẫy cảm xúc, tâm lý. Hơn nữa khi có nhiều bối rối, không chắc chắn, căng thẳng, phân tâm thì chúng ta càng dễ mắc sai lầm.

Một vài tâm lý cơ bản cần tránh khi điều tra nguyên nhân:

Sai lệch do tính sẵn có: chúng ta hay đưa ra kết luận dựa trên những gì có trong tay hơn là dành thời gian tìm hiểu toàn bộ bức tranh. Cố tạo ra các nguyên nhân để “khớp” với các dữ kiện sẵn có, hoặc nhận định ban đầu về vấn đề. Tôi đã gặp nhiều trường hợp các nhóm giải quyết vấn đề khi bắt đầu đã nghĩ về giải pháp trước, sau đó làm tất tần tật mọi thứ khác làm sao để cuối cùng đi đến được giải pháp đã đưa ra. Và rồi phải trả giá…hơi mắc tý.

Sai lệch do quyền lực: nếu trong cuộc họp brainstorming mà bạn để sếp bự lên tiếng đưa ý kiến đầu tiên thì có thể dẫn đến những ý kiến tiếp theo sẽ chỉ xoay quanh ý sếp chứ chẳng phải sự thật hoặc là cái nhân viên nghĩ.

4. CÁC LƯU Ý VỀ LOGIC NHÂN – QUẢ:

•Có mối quan hệ tương quan (correlation) không có nghĩa là có quan hệ nhân quả (causation) như ví dụ phần mở bài.

Nhưng:

•Không có tương quan, không có nghĩa là không có quan hệ nhân quả BỜI VÌ không thấy được tương quan có thể do dữ liệu không đủ (chỉ lấy 01 mẫu), khoảng dữ liệu nhân- quả chưa đủ rộng (do bị massage số liệu, hoặc lấy mẫu trong khoảng quá hẹp.

• Bạn nghiên cứu người thành công và tìm ra có 5 tố chất quyết định. Bạn đi mở lớp, chia sẻ, tổ chức hội thảo. Nhưng bạn quên mất, khi nghiên cứu người thất bại thì họ cũng có 05 tố chất trên. Bạn thiếu đánh giá tất cả khía cạnh của vấn đề, đặc biệt là phần bị bỏ sót.

• Nguyên nhân thường xảy ra trước kết quả, tuy nhiên đôi khi kết quả lại ảnh hưởng ngược lại lên nguyên nhân (tính chất vòng lặp phản hồi của hệ thống).

• Ảnh hưởng của nguyên nhân lên kết quả có thể thay đổi theo kết quả đó tại cùng một thời điểm hoặc giữa những thời điểm khác nhau (Nguyên tắc within – between).

• Mô hình thì có giới hạn và phạm vi sử dụng. Hãy kiểm tra chúng trước và trong khi sử dụng. Ví dụ hồi quy thì có các giả định về phần dư (residual)

Vậy TÔI NÊN ĐI ĐƯỜNG NÀO ĐỂ TÌM NGUYÊN NHÂN?

Trước hết hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định được ĐẶC ĐIỂM của vấn đề cần giải quyết thông qua các kỹ thuật khoanh vùng như cách thức xảy ra (1 lần hay lặp lại, IS/ IS NOT, mức độ nghiêm trọng…

Sau đó đã đưa về chung ngôn ngữ cho những người liên quan cùng chung một cách hiểu. Thông thường thì bài toán thực tế được dịch sang bài toán với ngôn ngữ dữ liệu, quy trình và văn hóa. (data, process, culture)

Step 1: Xác định những nguyên nhân có thể

Công cụ: Brainstorming, brainwriting, affinity diagram

Có nhiều phiên bản khác nhau của các kỹ thuật này, bạn có thể tham khảo một số như bên dưới:

Lĩnh vực sản xuất có các dạng xương cá (fishbone) cơ bản:

3M’s and P (Methods, Materials, Machinery, and People)

6M’s – Machine, Method, Materials, Measurement, Man, Mother Nature (Environment)

Lĩnh vực dịch vụ có các dạng xương cá (fishbone) cơ bản:

8P’s – Price, Promotion, People, Processes, Place / Plant, Policies, Procedures & Product

4S’s – Surroundings, Suppliers, Systems, Skills

Step 2: Ưu tiên nếu như có quá nhiều nguyên nhân

Bạn nên tập trung vào các nguyên nhân mà bạn nắm quyền kiểm soát cả ngắn hạn lẫn dài hạn và có tác động lớn đến kết quả để ưu tiên giải quyết đầu tiên.

Công cụ: Ma trận Controllable *impact (kiểm soát * tác động)

Nếu không thể kiểm soát được thì đưa ra chiến lược để giảm thiểu ảnh hưởng/ hậu quả khi vấn đề xảy ra. Ví như bạn không thể kiểm soát được rủi ro có người khác va vào mình khi ra đường nên bạn mua bảo hiểm tai nạn chẳng hạn.

Step 3: Xác nhận nguyên nhân với bằng chứng

Từ danh sách nguyên nhân được ưu tiên ở trên, bạn cần chia ra 2 nhóm nhỏ hơn:

Nhóm đã biết được mối quan hệ nhân- quả, việc của bạn là đi kiểm tra điều kiện mong muốn có được duy trì hay không. Ví dụ, bạn biết rằng khi điện năng tiêu thụ của điều hòa tăng khi mở sửa sổ. Vậy thì bạn cần đi kiểm tra cửa số có được đóng hay chưa là xong.

Công cụ: Gemba (kiểm tra hiện trường), interview, quan sát…

Nhóm chưa biết được mối nhân-quả hoặc nếu biết thì cũng chưa biết được mức độ ảnh hưởng. Ví dụ, bạn có thể chưa biết là nhiệt độ bên ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng tới điện năng tiêu thụ của máy lạnh như thế nào thì bạn cần đưa ra các giả thiết và đi kiểm tra.

Công cụ: Hypothesis testing (kiểm định thống kê), Design of Experiment (thiết kế thực nghiệm), graph analysis, …

Step 4: Xác nhận nguyên nhân gốc rễ

Nhớ rằng đích đến của phân tích nguyên nhân không chỉ là giải quyết vấn đề mà còn là NGĂN CHẶN vấn đề xảy ra lại ở tương lai. Thậm chí nếu bạn đi đủ sâu thì nó còn giúp bạn ngăn chặn cả những vấn đề khác nữa. Ví dụ bạn đi làm trễ giờ do ngủ muộn, nguyên nhân ngủ muộn là do làm việc ngoài giờ, là do bạn không giỏi lập kế hoạch. Từ đó bạn học cách lập kế hoạch tốt, không chỉ bạn không còn đi làm trễ (vấn đề hiện tại) mà thậm chí bạn luôn hoàn thành công việc đúng hẹn, luôn đủ thời gian cho gia đình, bạn bè (vấn đề khác)…

• 94% các vấn đề đến từ nguyên nhân thông thường, luôn có mặt trong hệ thống và chịu trách nhiệm bởi nhóm quản lý. Chỉ có 6% đến từ các nguyên nhân đặc biệt. Cuộc sống con người thì cũng 94% đến từ nguyên nhân bên trong con người, 6% đến từ các tác động bên ngoài. Càng đi sâu bên trong, càng tránh được nhiều vấn đề.

Công cụ đào sâu: 5WHY

TÓM LẠI:

Việc tìm ra những điều bí ẩn, được che giấu thì thường đòi hỏi nhiều nỗ lực

Tìm nguyên nhân gốc rễ là một ví dụ cho chuyện này

Bạn phải nỗ lực để vượt qua cạm bẫy tâm lý và sai lầm về tư duy logic

Khoanh vùng tốt, tìm càng nhanh

Đi càng sâu, càng ngăn chặn nhiều vấn đề với cùng một nỗ lực bỏ ra.

Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment
  • Copy
  • LinkedIn
  • Facebook
  • Twitter
Share 2 Comments DU TRAN HUNG DU TRAN HUNG

E&I Engineer turned Project Manager | Driving Digital Transformation

4y
  • Report this comment

Thank anh !

Like Reply 1 Reaction 2 Reactions Eduardo Muniz Eduardo Muniz

GM/Strategic Change Consulting Practice Lead at The Advantage Group, Inc.

4y
  • Report this comment

No translation in English? Thanks

Like Reply 1 Reaction 2 Reactions See more comments

To view or add a comment, sign in

More articles by Nguyen Thanh Hai, Lean Six Sigma Master Black Belt , SSMI-CMBB, PMP, AIT-DBA Candidate

  • GIẢI PHÁP: LIỆU GIẤC MƠ CÓ THÀNH HIỆN THỰC? May 3, 2020

    GIẢI PHÁP: LIỆU GIẤC MƠ CÓ THÀNH HIỆN THỰC?

    Một bác sỹ và một luật sư cùng yêu một cô gái. Anh chàng bác sỹ mỗi ngày tặng cô gái một bông hồng còn anh luật sư tặng…

  • ĐO LƯỜNG: GIÚP LỘ DIỆN HAY CHE LUÔN VẤN ĐỀ? Apr 27, 2020

    ĐO LƯỜNG: GIÚP LỘ DIỆN HAY CHE LUÔN VẤN ĐỀ?

    Bé nhà bạn vừa sinh được 6 tháng và bạn được bác sỹ khuyên dùng loại sữa A giúp bé đầy đủ chất dinh dưỡng và có lợi cho…

    4 Comments
  • XÁC ĐỊNH CƠ HỘI BẰNG LUẬT NHÂN QUẢ? Apr 24, 2020

    XÁC ĐỊNH CƠ HỘI BẰNG LUẬT NHÂN QUẢ?

    Ta vẫn thường nghe “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt số phận”. Vậy gieo…

    2 Comments
  • VẤN ĐỀ CỦA XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ? Apr 21, 2020

    VẤN ĐỀ CỦA XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ?

    Tôi có một anh bạn. Dạo gần đây, anh ấy trải qua quá nhiều việc không như mong muốn.

    6 Comments
  • PHÂN TÍCH DỮ LIỆU: HẠN CHẾ SAI SÓT KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH? Apr 20, 2020

    PHÂN TÍCH DỮ LIỆU: HẠN CHẾ SAI SÓT KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH?

    Nằm trong chuỗi bài viết chia sẻ về “CONNECT THE DOT” với tư duy chủ đạo theo Lean Six Sigma kết hợp với các cách tư…

  • E*E Matrix - 3 Process level Improvement May 3, 2018

    E*E Matrix - 3 Process level Improvement

    Effectiveness & Efficiency matrix: Công cụ giúp công ty bạn cân bằng giữa các KPI, PPI cả tính hiệu quả lẫn hiệu suất…

    10 Comments
  • LEAN 6SIGMA - Be SIMPLE Mar 16, 2018

    LEAN 6SIGMA - Be SIMPLE

    Chắc hẳn bạn nào bước chân đi làm đều đã từng nghe sếp mình bảo là: Mày phả làm đúng việc vào đúng thời điểm theo đúng…

    1 Comment
  • BẠN CÓ ĐANG LÃNG PHÍ? Mar 15, 2018

    BẠN CÓ ĐANG LÃNG PHÍ?

    Có bao nhiêu email bạn chưa đọc, bao nhiêu email chưa trả lời và bao nhiêu email đang CHỜ được trả lời. Có bao nhiêu…

  • Chuyên đề sức khỏe: Tìm hiểu về thuốc Lean 6sigma Mar 13, 2018

    Chuyên đề sức khỏe: Tìm hiểu về thuốc Lean 6sigma

    1 Comment
  • Giới thiệu về AGILE SIXSIGMA (part 2) Mar 2, 2018

    Giới thiệu về AGILE SIXSIGMA (part 2)

    Tiếp theo phần 1, phần này tiếp tục chia sẻ về một số cách tiếp cận để kết hôn Agile và Sixsigma (SS) Thông thường có 2…

Show more See all articles

Explore topics

  • Sales
  • Marketing
  • IT Services
  • Business Administration
  • HR Management
  • Engineering
  • Soft Skills
  • See All

Từ khóa » Cuộc đời Sẽ Nở Hoa Hay Bế Tắc