ĐIỀU TRỊ BỆNH LIỆT DẠ CỎ Ở TRÂU BÒ
Nguyên nhân
Chăm sóc nuôi dưỡng gia súc không đúng phương pháp, trâu bò ăn nhiều thức ăn tinh, ít thức ăn thô xanh; ăn những thức ăn quá đơn điệu hay thay đổi thức ăn quá đột ngột. Thời gian thức ăn khan hiếm, gia súc bị đói, ăn rơm bị mốc, thối nát nên thiếu sinh tố làm cho thể suy nhược. Có thể gia súc bị các bệnh tim, gan, thận, rối loạn trao đổi chất, hay mắc những bệnh mạn tính khác. Thức ăn có tính kích thích mạnh làm cho nhu động dạ cỏ quá hưng phấn, đến giai đoạn sau sẽ làm giảm trương lực của cơ, nhu động dạ cỏ giảm sau đó liệt.
Bệnh liệt dạ cỏ làm gia súc giảm ăn
Ngoài ra chế độ quản lý gia súc không hợp lý, gia súc làm việc quá sức, thay đổi điều kiện chăn thả. Do kế phát của một số bệnh khác như nội khoa (dạ cỏ bội thực, dạ cỏ chướng hơi, viêm dạ tổ ong do ngoại vật, viêm phúc, mạc); truyền nhiễm (bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng); bệnh ký sinh trùng (sán lá gan, ký sinh trùng đường máu) hoặc do trúng độc cấp tính gây nên. Tác động bệnh lý làm trở ngại tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thần kinh thực vật rồi làm trở ngại sự hoạt động của tiền vị làm cho cơ dạ cỏ giảm nhu động và dẫn đến liệt.
Triệu chứng
Trâu bò giảm ăn, thích ăn thức ăn thô hơn thức ăn tinh, khát nước, nhai lại giảm hoặc ngừng hẳn, nhu động dạ cỏ kém hoặc mất; ợ hơi, hơi có mùi hôi thối. Con vật thích nằm, mệt mỏi, niêm mạc miệng khô. Sờ nắn vùng dạ cỏ qua trực tràng thấy thức ăn như cháo đặc, vùng bụng trái sưng to, khó thở. Phân lỏng lẫn chất nhầy, khi kế phát viêm ruột thì phân lỏng và thối. Nếu bệnh nặng con vật có cơn co giật và chết.
Bệnh tích: Bệnh làm cho thể tích của dạ cỏ và dạ múi khế tăng, vùng dạ cỏ trũng xuống, thức ăn trong dạ lá sách khô lại, trong dạ cỏ chứa đầy dịch nhầy có mùi thối, niêm mạc dạ dày viêm hoặc xuất huyết.
Cần phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị phù hợp vì nếu bệnh mới phát thì con vật bình phục trở lại sau 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, biểu hiện bệnh thường giống vơí các loại bệnh khác như: Dạ cỏ chướng hơi (bệnh phát ra đột ngột, vùng bụng trái phồng to, căng như quả bóng, con vật ngạt thở, niêm mạc tím bầm, nếu can thiệp không kịp thời con vật sẽ chết); Viêm dạ tổ ong ngoại vật (con vật cũng liệt dạ cỏ, thay đổi tư thế đứng, dạng hai chân trước khi xuống dốc, đau, nghiến răng, phù yếm). Bệnh thường gây viêm phúc mạc, viêm ngoại tâm mạc kế phát. Viêm dạ dày ruột cấp tính (gia súc hơi sốt, trong dạ cỏ không tích hơi và đọng lại thức ăn, nhu động ruột tăng, ỉa chảy).
Điều trị
Nguyên tắc là làm tăng nhu động dạ cỏ, làm giảm chất chứa. Khi mới mắc bệnh cho gia súc uống nước bình thường, cần nhịn ăn 1 – 2 ngày sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa, cho ăn ít và nhiều lần trong ngày. Xoa bóp vùng dạ cỏ ngày từ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút) cho gia súc vận động nhẹ nhàng. Không nên xoa bóp vùng dạ cỏ nếu trường hợp gia súc đau nhiều.
Dùng thuốc:
– Dùng một trong các loại thuốc sau để làm tăng cường nhu động dạ cỏ
Magiesulfat: trâu, bò (300 g/con); bê, nghé (200 g/con). Hòa với 1 lít nước cho con vật uống 1 lần trong ngày đầu điều trị.
Hoặc Pilocacpin 3%: trâu, bò (3 – 6 ml/con); bê, nghé (3 ml/con). Tiêm bắp ngày 1 lần. Hoặc dung dịch NaCl 10%: trâu, bò (200 – 300 ml/con); bê, nghé (200 ml/con). Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần. Những gia súc có chửa không dùng thuốc kích co bóp cơ trơn.
– Dùng thuốc ức chế lên men sinh hơi của dạ cỏ
– Điều chỉnh hệ thần kinh, tránh những kích thích bệnh lý (dùng thuốc an thần)
– Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng và tăng cường giải độc. Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần như sau:
Glucoza 20%: Trâu, bò: 1.000 – 2.000 ml; Bê, nghé: 300 – 500 ml
Cafein natribenzoat 20%: Trâu, bò: 20 ml; Bê, nghé: 5 – 10 ml
Canxi clorua 10%: Trâu, bò: 50 – 70 ml; Bê, nghé: 15 – 20 ml
Urotropin 10%: Trâu, bò: 50 – 70 ml; Bê, nghé: 20 – 30 ml
Vitamin C 5%: Trâu, bò: 20 ml; Bê, nghé: 10 ml
– Trường hợp viêm mạn tính dùng nước muối nhân tạo cho uống
– Nếu liệt dạ cỏ do thần kinh giao cảm quá hưng phấn: Dùng Novocain 0,25% 40 ml phong bế vùng bao thận.
– Để tăng cường quá trình tiêu hóa: Dùng HCl 0,5% 500 ml cho uống; dùng rượu tỏi 40 – 60 ml cho uống.
– Nếu chướng hơi dạ cỏ kế phát: Cho uống thuốc để ức chế lên men trong dạ cỏ.
– Nếu kế phát ỉa chảy: Cho uống tanin và thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường ruột.
Từ khóa » Bò Liệt Dạ Cỏ
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh Liệt Dạ Cỏ ở Trâu Bò - JIA
-
Bệnh Dạ Cỏ Bội Thực ở Trâu Bò - DairyVietnam
-
Trị Bệnh Liệt Dạ Cỏ Trâu Bò - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ Và Cách Phòng, Trị - Kinh Nghiệm Nhà Nông
-
Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ - Bệnh Liệt Dạ Cỏ ở Trâu Bò - YouTube
-
Phương Pháp Phòng Trị Bệnh Liệt Dạ Cỏ ở Trâu Bò
-
Trị Bệnh Liệt Dạ Cỏ Trâu Bò - Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Nông Vận
-
Bò Bị Liệt Dạ Cỏ, Ruột, Bóng đái, Phù Nề Phù Thủng, Giúp Tăng Tiết Dịch ...
-
Bệnh Liệt Dạ Cỏ ở Trâu Bò - Bhxhquangninh
-
[PDF] Khoá Học Cơ Bản Về Kỹ Thuật Thú Y - JICA
-
[PDF] CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ SỮA - JICA
-
Bệnh Liệt Dạ Cỏ - 47 TY NO1 - Nguyễn Nhật Minh
-
Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ ở Trâu Bò Và Phương Pháp điều Trị - Marphavet
-
Trị Bệnh Liệt Dạ Cỏ Trâu Bò - 2lua
-
Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ ở Trâu Bò. - Bài Viết ...
-
Chướng Hơi Dạ Cỏ – Wikipedia Tiếng Việt