Điều Trị Bệnh Lý Khoang Miệng | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Khoang miệng là một trong những bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, không khí và nhiều tác nhân gây hại cho con người. Không những thế, môi trường ẩm ướt cùng cấu tạo phức tạp, khoang miệng luôn là nơi lý tưởng để vi khuẩn ẩn nấp và phát triển. Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, việc điều trị bệnh lý khoang miệng không chỉ mang lại cho người bệnh một sức khỏe đảm bảo mà còn giúp người bệnh lấy lại sự tự tin, thoải mái.
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu về khoang miệng
- 1.1. Vị trí của khoang miệng
- 1.2. Cấu trúc của khoang miệng
- 2. Chức năng của khoang miệng
- 2.1. Chức năng tiêu hóa
- 2.2. Chức năng phát âm
- 2.3. Chức năng hô hấp
- 2.4. Chức năng hỗ trợ thăng bằng, thị giác và thính giác.
- 2.5. Chức năng dẫn lưu xoang
- 3. Các bệnh lý khoang miệng thường gặp cần được điều trị càng sớm càng tốt
- 3.1. Viêm loét miệng
- 3.2. Mụn rộp herpes
- 3.3. Nhiễm nấm candida
- 4. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI – Địa chỉ điều trị bệnh lý khoang miệng hàng đầu
- 4.1. Đội ngũ bác sĩ đầu ngành giúp điều trị bệnh lý khoang miệng hiệu quả
- 4.2. Nhẩp khẩu trang thiết bị 100% – Hỗ trợ điều trị bệnh lý khoang miệng
- 4.3. Quy trình thực vô trùng tuyệt đối, đảm bảo an toàn tối đa
- 4.4. Dịch vụ chất lượng – Chinh phục cả những khách hàng khó tính
1. Tìm hiểu về khoang miệng
1.1. Vị trí của khoang miệng
Khoang miệng nằm ở vị trí dưới khoang mũi và được giới hạn bởi:
– Phía trước và trên là môi, má, khẩu cái;
– Phía dưới là sàn miệng;
– Phía sau là yết hầu.
1.2. Cấu trúc của khoang miệng
Bên trong khoang miệng có các bộ phận sau: Ổ miệng, răng, lưỡi và các tuyến nước bọt.
– Ổ miệng có chứa: Tiền đình miệng, môi trên và môi dưới, má, ổ miệng chính thức, lợi (nướu), vòm miệng (khẩu cái)
– Hai tuyến nước bọt gồm có:
+ Tuyến nước bọt lớn là các cặp tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới hàm và tuyến nước bọt dưới lưỡi.
+Tuyến nước bọt nhỏ là các tuyến nước bọt môi, các tuyến nước bọt má, các tuyến nước bọt khẩu cái và các tuyến nước bọt lưỡi,
– Hệ thống răng miệng gồm có bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn.
– Lưỡi: Là bộ phận nằm ngay trên sàn miệng, có chức năng nếm, nhai, nuốt thức ăn và hỗ trợ quá trình phát âm.
2. Chức năng của khoang miệng
Khoang miệng được đánh giá là một trong những bộ phận có nhiều chức năng vô cùng quan trọng đối với con người.
2.1. Chức năng tiêu hóa
Miệng là bộ phận “đầu nguồn” của bộ máy tiêu hóa. Mỗi bộ phận trong miệng đều có nhiệm vụ riêng, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng và suôn sẻ:
– Khi thức ăn được đưa vào miệng, răng và nước bọt có nhiệm vụ làm ẩm và nghiền nát thức ăn.
– Enzyme amylase có trong nước bọt sẽ giúp phân huỷ carbohydrate trong thực ắn thành đường.
– Lưỡi sẽ cảm nhận hương vị và chuyển động để “chuyển” khối thức ăn đã được làm ẩm, làm mềm ra phía sau để thức ăn được nuốt vào trong.
2.2. Chức năng phát âm
Phát âm có thể được coi là một hoạt động khá phức tạp vì nó đòi hỏi các bước phải theo đúng thứ tự. Khi các dây thanh âm chuyển động cũng là lúc âm thanh được tạo ra. Lưỡi và môi chính là “bộ phận giúp định hình âm thanh”.
Đặc điểm của mỗi giọng nói phụ thuộc rất nhiều vào dây thanh âm có kín hay không, lực không khí thoát ra như thế nào… Ngoài ra, các cấu trúc miệng khác thường như cứng vòm miệng… cũng quyết định rất nhiều đến đặc điểm âm thanh của mỗi người khi phát âm.
2.3. Chức năng hô hấp
Trong một số trường hợp, người bệnh gặp khó khăn trong việc thở bằng mũi như: mắc bệnh cảm cúm, ngạt mũi… Khi đó, khoang miệng chính là bộ phận đảm nhiệm việc trao đổi khí cho người bệnh. Tuy nhiên, hô hấp không phải nhiệm vụ chính của khoang miệng. Do đó, việc thở bằng miệng có thể dẫn đến một số bệnh lý không mong muốn như: viêm họng, viêm amidan…
2.4. Chức năng hỗ trợ thăng bằng, thị giác và thính giác.
Trong trường hợp các cơ quan như lưỡi, xương hàm hay hệ thống kinh không được khỏe mạnh, chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác và thính giác. Bởi lẽ, nếu xương hàm không được phát triển đầy đủ sẽ gây ra hiện tượng mất thăng bằng, thậm chí nhãn cầu và các cơ hỗ trợ sẽ phải chịu áp lực rất lớn.
2.5. Chức năng dẫn lưu xoang
Khoang miệng có cấu tạo thông với các hốc xoang. Do đó, quá trình dẫn lưu xoang sẽ bị ảnh hưởng nếu vị trí của vòm miệng phát triển bất thường.
3. Các bệnh lý khoang miệng thường gặp cần được điều trị càng sớm càng tốt
Có một sự thật là các ca bệnh lý khoang miệng ngày một tăng. Một số bệnh lý thường gặp phải kể đến là bệnh viêm loét miệng, mụn rộp herpes và nhiễm nấm candida miệng. Dù nguyên nhân khác nhau nhưng các bệnh này đều khiến người bệnh cảm thấy đau rát và gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
3.1. Viêm loét miệng
Viêm loét miệng là bệnh phát triển bên trong khoang miệng với một hoặc nhiều nốt mụn màu trắng kem. Bệnh tuy không lây lan nhưng gây cảm giác khó chịu, đau rát và làm cản trở sinh hoạt thường ngày cho người bệnh, đặc biệt là việc ăn uống. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, vết thương do viêm nhiễm có thể lan rộng, gây viêm nhiễm khoang miệng.
3.2. Mụn rộp herpes
Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp herpes ở miệng chính là virus herpes. Đây là bệnh rất dễ lây và có nguy cơ tái phát cao. Bệnh có triệu chứng giống các bệnh cảm cúm nên nhiều người thường nhầm lẫn.
Virus herpes khi đã xâm nhập được vào khoang miệng sẽ làm xuất hiện các nốt mụn mọng nước, phồng rộp. Các nốt mụn sau khi vỡ sẽ làm chảy dịch ra ngoài và đóng vảy đến khi người bệnh khỏi bệnh.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh mụn rộp herpes. Tuy nhiên, việc thăm khám sớm với bác sĩ và điều trị bằng thuốc có thể giúp làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh và phần nào giúp hạn chế nguy cơ bùng phát trở lại trong tương lai.
3.3. Nhiễm nấm candida
Nhiễm nấm candida ở khoang miệng là một dạng nhiễm khuẩn dạng men. Đây có lẽ là bệnh lý nghiêm trọng trong các bệnh lý ở khoang miệng. Dấu hiệu của bệnh chính là những mảng bám có đặc điểm và màu sắc như bã đậu.
Chúng không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức mà còn mất tự tin vì hơi thở có mùi. Nếu bệnh để lâu không có phương án điều trị, nấm candida sẽ xâm nhập sâu vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng máu, thậm chí là suy tạng và tử vong.
Những người có nguy cơ mắc bệnh nhiễm nấm candida cao hơn người bình thường bao gồm:
– Những người bị suy giảm miễn dịch
– Những bệnh nhân tiểu đường thường
– Những người hay sử dụng thuốc kháng sinh, điều trị ung thư hay steroids…
– Những người dùng răng giả, hay khô miệng…
Điều trị bệnh lý khoang miệng, cụ thể là nhiễm nấm candida, không chỉ giúp khôi phục sức khỏe răng miệng cho người bệnh mà còn giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng lây lan của bệnh đến những khu vực lân cận như họng, thực quản…
4. Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI – Địa chỉ điều trị bệnh lý khoang miệng hàng đầu
Được xác định là một trong những ngành mũi nhọn của toàn hệ thống, Khoa Răng hàm mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI từ lâu đã được hàng ngàn người bệnh tin tưởng và lựa chọn.
4.1. Đội ngũ bác sĩ đầu ngành giúp điều trị bệnh lý khoang miệng hiệu quả
Đội ngũ bác sĩ của Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đều là những người đã từng theo học và tốt nghiệp các trường Đại học nổi tiếng như: Đại học Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội…
Không những thế, họ là những người không ngừng nỗ lực học hỏi, thường xuyên nâng cao tay nghề và chuyên môn nhờ các khóa đào tạo và tu nghiệp chuyên sâu tại Mỹ, Pháp, Hàn Quốc…
Bên cạnh đó, Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI còn có cơ hội được hợp tác với rất nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt cả trong nước và ngoài nước như: Phó trưởng khoa Implant của Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW, Chuyên gia từ Hàn Quốc, Nhật Bản….
4.2. Nhẩp khẩu trang thiết bị 100% – Hỗ trợ điều trị bệnh lý khoang miệng
Không chỉ chú trọng nhân lực, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trong hơn 10 năm hoạt động, luôn không ngừng đổi mới trang thiết bị để giúp các bác sĩ thực hiện công tác khám chữa bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời, việc đầu tư trang thiết bị một cách nghiêm túc còn đem đến sự an toàn, hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
4.3. Quy trình thực vô trùng tuyệt đối, đảm bảo an toàn tối đa
Khâu vô trùng và chống nhiễm khuẩn tại Thu Cúc rất được chú trọng bởi liên quan đến sự an toàn của người bệnh. Toàn bộ ekip bác sĩ, điều dưỡng đều thực hiện nghiêm túc các quy định theo tiêu chuẩn của Sở Y tế để quá trình thăm khám và điều trị bệnh lý khoang miệng diễn ra thành công.
Bên cạnh đó, mỗi người bệnh tới khám tại Thu Cúc sẽ được sử dụng bộ dụng cụ riêng, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, toàn bộ trang thiết bị của Thu Cúc luôn được vệ sinh sát khuẩn ngay sau khi sử dụng, như: Ghế nha khoa, dụng cụ nha khoa…
4.4. Dịch vụ chất lượng – Chinh phục cả những khách hàng khó tính
Ngoài chất lượng khám – chữa bệnh, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI nói chung và Khoa Răng hàm mặt nói riêng, luôn nhận được phản hồi tích cực. Tất cả là nhờ những sự cố gắng, chăm chỉ và trách nhiệm với công việc, với bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
– Được hướng dẫn từ A – Z, không bỡ ngỡ, không hoang mang.
– Hỗ trợ đặt lịch khám – chữa bệnh từ sớm để tránh chờ đợi.
– Áp dụng linh hoạt cả BHYT và BHBL ở cả 3 cơ sở, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí tối đa.
Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở khoang miệng, vui lòng gọi tới ngay tổng đài của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc 24/7.
Từ khóa » Bộ Phận Dưới Lưỡi Gọi Là Gì
-
Khoang Miệng: Gồm Những Cấu Trúc Nào Và đóng Vai Trò Ra Sao?
-
Lưỡi: Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp
-
Cấu Tạo Của Khoang Miệng - Vinmec
-
Giải Phẫu Lưỡi Người: Hình ảnh, Cấu Tạo, Chức Năng - Vinmec
-
Các U ở Miệng - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
️ Những điều Cần Biết Về U Nhú Dưới Lưỡi?
-
Vòm Miệng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khẩu Cái Mềm – Wikipedia Tiếng Việt
-
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ KHOANG MIỆNG - Bệnh Viện K
-
Hệ Tiêu Hóa Gồm Các Cơ Quan, Bộ Phận Nào Trên Cơ Thể?
-
Dính Thắng Môi, Thắng Lưỡi Là Gì? Khi Nào Cần Phải điều Chỉnh?
-
AMIDAN: Vị Trí, Cấu Tạo Và Các Chức Năng
-
Điều Trị Loét Và Ung Thư Miệng - Bệnh Viện FV - FV Hospital