Điều Trị Covid-19 Cho Bà Bầu Như Thế Nào Và Các Thắc Mắc Liên Quan
1. Dấu hiệu nhiễm Covid-19 ở bà bầu
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị tổn thương hơn do bệnh lý, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn do hệ miễn dịch trong thai kỳ của mẹ suy giảm. Đặc biệt với chủng virus mới Covid-19, diễn biến bệnh dễ nặng hơn so với người không mang thai, tăng nguy cơ phải can thiệp chạy ECMO, thở máy, dùng kháng sinh liều cao,... để kiểm soát bệnh.
Bà bầu nhiễm Covid-19 là đối tượng đặc biệt cần quan tâm
Hơn nữa, mẹ bầu khi nhiễm Covid-19 có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, tăng tỉ lệ lây nhiễm cho thai, sinh non, điều trị,... vừa làm giảm sức khỏe vừa gây tốn kém chi phí điều trị. Vì thế việc phòng ngừa lây nhiễm bệnh ở phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý, song nếu chẳng may nhiễm bệnh, không nên quá hoảng sợ mà cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị.
Phát hiện sớm bệnh qua các dấu hiệu, triệu chứng và lịch sử dịch tễ tiếp xúc với người mắc bệnh là rất quan trọng. Việc này không những giúp phòng ngừa lây lan bệnh mà còn giúp theo dõi, xử lý sớm khi diễn biến bệnh không may chuyển xấu.
Bà bầu nhiễm Covid-19 có triệu chứng ho sốt giống người bình thường
Sau khi nhiễm virus, thời gian ủ bệnh Covid-19 thường kéo dài từ 2 - 14 ngày, trung bình là 5 - 7 ngày. Sau đó mẹ bầu sẽ có những triệu chứng bệnh điển hình như:
-
Sốt, cảm giác lạnh người.
-
Nghẹt mũi, sổ mũi.
-
Đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác.
-
Đau cơ, cơ thể mệt mỏi, nhức toàn thân.
-
Viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm, thở gấp, thở hơi ngắn.
-
Tiêu chảy.
-
Nôn hoặc buồn nôn.
Nếu sức đề kháng tốt, nhiễm chủng virus nhẹ thì thời gian hồi phục thường từ 7 - 10 ngày, nhiều mẹ bầu triệu chứng rất nhẹ hoặc hoàn toàn không có triệu chứng. Cần chú ý các dấu hiệu mẹ bầu nhiễm Covid-19 có diễn biến bệnh nặng bao gồm: thở nhanh, cơ thể tím tái, khó thở, suy chức năng thận, suy hô hấp cấp, viêm cơ tim,...
Các trường hợp diễn biến bệnh nặng do Covid-19 cần được đưa đến cơ sở y tế sớm để can thiệp cấp cứu, hạn chế thấp nhất rủi ro cho mẹ và cả thai nhi.
2. Điều trị Covid-19 cho bà bầu như thế nào?
Tùy theo tình trạng bệnh, phương pháp điều trị với thai phụ nhiễm Covid-19 cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Bà bầu nhiễm Covid-19 nhẹ có thể tự theo dõi điều trị tại nhà
2.1. Trường hợp thai phụ có thể tự cách ly và điều trị tại nhà
Thai phụ thuộc nhóm sức khỏe tốt, triệu chứng nhiễm Covid-19 nhẹ, không có bệnh lý nền, không béo phì hoặc bệnh lý nền đã điều trị tốt có thể tự điều trị và cách ly tại nhà. Sau 7 - 14 ngày điều trị, thường kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường nhưng vẫn nên chú ý theo dõi sức khỏe, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch tránh lây nhiễm.
Khi cách ly tự điều trị tại nhà, mẹ bầu bị Covid-19 cần lưu ý:
-
Đeo khẩu trang thường xuyên, tự cách ly với những người xung quanh, chỉ tháo khẩu trang khi ăn và khi vệ sinh cá nhân.
-
Thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn tay thường xuyên trước khi loại bỏ khẩu trang.
-
Đo thân nhiệt để theo dõi tình trạng sốt 2 lần/ngày, nếu sốt cao trên 38.5 độ C cần uống thuốc hạ sốt. Một số thuốc hạ sốt có thể dùng cho phụ nữ mang thai gồm paracetamol, ibuprofen, có thể cân nhắc Aspirin hoặc Diclofenac trong trường hợp cần thiết.
-
Uống nhiều nước, ít nhất 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để giảm thân nhiệt, có thể bù nước bằng nước điện giải Oresol nếu mất nước.
Uống nhiều nước giúp hạ sốt, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái dễ thở hơn
-
Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, tập thở và tập thể dục hàng ngày.
-
Khai báo y tế với chính quyền địa phương để được chăm sóc và theo dõi.
Nhóm bà bầu nhiễm Covid-19 nhẹ thường sẽ âm tính sau 7 - 14 ngày điều trị, nếu có diễn biến bệnh nặng cần liên hệ cơ sở y tế để được can thiệp cấp cứu nếu cần thiết.
2.2. Trường hợp thai phụ cần nhập viện điều trị
Những thai phụ có triệu chứng nặng cần được nhập viện cấp cứu và điều trị, cụ thể gồm:
-
Dấu hiệu nặng: Thở nhanh với nhịp hơn 20 lần/phút, sốt cao trên 38.5 độ C, nồng độ bão hòa oxy trong máu ở mức dưới 95%, cảm giác đau tức ngực khó chịu.
-
Dấu hiệu cấp cứu nguy hiểm: thở nhanh với nhịp hơn 30 lần/phút, tím môi hoặc đầu chi, người lừ đừ, li bì, khó đánh thức.
Khi bà bầu nhập viện, cần chuẩn bị đầy đủ khẩu trang, nước sát khuẩn tay và vệ sinh để ngăn ngừa bệnh lây lan sang những người xung quanh. Nên thông báo với cán bộ y tế về tình hình bệnh lý của bản thân để có biện pháp cách ly điều trị.
3. Một số thắc mắc về việc bà bầu bị Covid-19
Nhiễm Covid-19 khiến mẹ bầu lo lắng có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển sau này của con, dưới đây là một số thắc mắc được chuyên gia giải đáp.
3.1. Mẹ bầu bị Covid-19 con có bị ảnh hưởng không?
Chưa có bằng chứng chứng minh Covid-19 có khả năng lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai những như chứng minh mẹ bầu nhiễm Covid-19 gây dị tật bẩm sinh hay sảy thai. Tuy nhiên vẫn nên thường xuyên theo dõi, thăm khám thai định kỳ để phát hiện kịp thời nếu có triệu chứng bất thường.
3.2. Covid-19 ở thai phụ có nguy hiểm không?
Thai phụ nhiễm Covid-19 cũng có triệu chứng tương tự như người bình thường, nếu điều trị tốt bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Mẹ bầu cần chú ý hơn trong việc theo dõi triệu chứng, đặc biệt là các dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao, ý thức lơ mơ, thiếu oxy, khó thở,...
3.3. Có được cho con bú khi mẹ nhiễm Covid-19?
Virus Covid-19 không lây truyền trong quá mình mang thai, tuy nhiên sau khi trẻ sinh ra, nếu tiếp xúc với virus vẫn có khả năng mắc bệnh. Để đảm bảo sức khỏe cho con, mẹ có thể vắt sữa để cho người nhà cho trẻ bú, lưu ý rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vắt.
Nắm được thông tin về điều trị Covid-19 cho bà bầu giúp mẹ an tâm và điều trị tốt hơn nếu không may trở thành F0. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » Dính Bầu Khi Bị Covid
-
Bà Bầu Bị COVID, Thai Nhi Có Kém Phát Triển? - Vinmec
-
Bà Bầu Bị Covid Uống Thuốc Gì? Cách Chăm Sóc Bà Bầu Nhiễm Bệnh
-
COVID-19 Trong Khi Mang Thai - Phụ Khoa Và Sản Khoa - MSD Manuals
-
Chẳng May Nhiễm Covid-19, Mẹ Bầu Cần Làm Gì?
-
Hậu COVID-19, Thai Phụ Gặp Phải Những Nguy Cơ Nào? - Bộ Y Tế
-
Sau Mắc COVID-19, Phụ Nữ Nên đợi Bao Lâu để Mang Thai Là Tốt Nhất?
-
Những Việc Phụ Nữ Mang Thai Cần Làm Khi Mắc COVID-19
-
COVID-19 Và Quá Trình Thai Sản - HCDC
-
Nhiễm COVID-19 Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi? - YouTube
-
Bao Lâu Sau Khi Mắc Covid-19 Mới Nên Có Thai? - Báo Đồng Nai
-
COVID-19 Có ảnh Hưởng "trứng" Và Khả Năng Thụ Thai Của Chị Em ...
-
COVID-19 ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẸ VÀ THAI NHI NHƯ THẾ NÀO?
-
Mẹ Bầu Tự điều Trị Covid-19 Tại Nhà Cần Lưu ý Gì? - VnExpress
-
Nhiễm Covid Trong Thai Kỳ 'có Liên Quan đến Biến Chứng Khi Sinh' - BBC