Điều Trị Covid-19 ở Người Có Bệnh Nền Như Thế Nào? | Medlatec

1. Người có bệnh nền mắc Covid-19 có nguy cơ tử vong cao

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người có bệnh nền thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19 và diễn biến bệnh nặng. Đặc biệt với nhiều biến thể mới của Covid-19 trên toàn thế giới có khả năng lây lan bệnh nhanh và gây nguy hiểm như biến thể Delta hay Omicron.

Người có bệnh nền có nguy cơ nhiễm Covid-19 nặng, tỉ lệ tử vong cao

Người có bệnh nền có nguy cơ nhiễm Covid-19 nặng, tỉ lệ tử vong cao

Cụ thể, nhóm đối tượng này là những người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ. NHững bệnh lý nền làm tăng nguy cơ tử vong và tiến triển bệnh nặng do Covid-19 bao gồm:

  • Đái tháo đường: Bao gồm cả trường hợp tiểu đường type 1 và type 2.

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.

  • Béo phì, thừa cân.

Thừa cân là những người có chỉ số khối cơ thể BMI từ 25 trở lên nhưng nhỏ hơn 30, còn từ 30 trở lên là béo phì. Những người thừa cân, béo phì có khả năng mắc bệnh nghiêm trọng nếu nhiễm Covid-19, nguy cơ tăng cao ở những người có chỉ số BMI cao.

Covid-19 có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở người mắc bệnh thận mạn tính

Covid-19 có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở người mắc bệnh thận mạn tính

  • Bệnh thận mạn tính: Mắc bệnh thận mạn tính ở bất cứ giai đoạn nào cũng làm tăng nguy cơ biến chứng nặng do Covid-19.

  • Người từng ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc để tạo máu.

  • Ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến huyết học, phổi hay ung thư di căn. Mắc ung thư làm giảm sức khỏe và tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do Covid-19 do làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Nhất là các bệnh ung thư liên quan đến huyết học hay hô hấp thì biến chứng Covid-19 thường nặng nề hơn.

  • Bệnh lý mạch máu não: Tình trạng bệnh mạch máu não như đột quỵ đều ảnh hưởng đến lưu thông máu lên não, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19.

  • Bệnh tim mạch như suy tim, bệnh cơ tim, bệnh động mạch vành: Bệnh nhân có thể tăng khả năng mắc bệnh nặng do Covid-19 kết hợp với biến chứng của các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, suy tim, tăng huyết áp,...

  • Hội chứng Down.

  • Bệnh lý thần kinh.

  • HIV/AIDS: Nhiễm HIV là bệnh gây suy giảm miễn dịch ở người, những đối tượng này cần được cách ly phòng tránh Covid-19 do những biến chứng nặng có thể gặp phải.

Hen phế quản cũng là bệnh nền cần chú ý ở bệnh nhân Covid-19

Hen phế quản cũng là bệnh nền cần chú ý ở bệnh nhân Covid-19

  • Hen phế quản: Hen phế quản và các bệnh phổi mạn tính có thể làm tăng nguy cơ bệnh nặng do Covid-19 như: giãn phế quản, loạn sản phế quản phổ, bệnh thuyên tắc phổi mạn tính, bệnh tăng huyết áp phổi, thuyên tắc động mạch phổi,...

  • Tăng huyết áp.

  • Bệnh hình cầu hình liềm, bệnh huyết học mạn tính hay thalassemia.

  • Bệnh thiếu hụt miễn dịch: Những người bị suy giảm miễn dịch có thể do điều trị hóa trị hoặc cấy ghép nội tạng đều có khả năng mắc bệnh nặng do Covid-19.

  • Bệnh gan: Các bệnh gan mạn tính làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ biến chứng Covid-19 bao gồm: gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh gan tự miễn, xơ gan, bệnh gan do rượu,...

  • Các bệnh hệ thống.

  • Người đang điều trị với thuốc corticosteroid hoặc các thuốc gây ức chế miễn dịch khác.

  • Bệnh ở trẻ em: Bệnh tim bẩm sinh, tăng áp phổi nguyên phát hoặc thứ phát, rối loạn nội tiết bẩm sinh hoặc mắc phải, rối loạn di truyền bẩm sinh,...

Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai cũng là đối tượng nguy hiểm nếu mắc phải Covid-19. Việc theo dõi điều trị cho những bệnh nhân này cũng cần sát sao hơn, xử lý kịp thời nếu biến chứng nặng xảy ra để cứu sống người bệnh.

Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng nguy hiểm nếu mắc phải Covid-19

Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng nguy hiểm nếu mắc phải Covid-19

2. Điều trị Covid-19 ở người có bệnh nền như thế nào?

Vậy những người mắc bệnh lý nền, có sức khỏe yếu trong nhóm đối tượng nguy cơ cao nhiễm Covid-19 điều trị như thế nào? Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia:

2.1. Liên hệ với cơ sở y tế

Khi biết bản thân nhiễm Covid-19, cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, ngăn ngừa dịch lây lan, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh. Sau đó, hãy thông báo với cơ sở y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi tình trạng bệnh của mình, nếu đang mắc phải bệnh lý nền có nguy cơ diễn biến bệnh nặng, có thể đi khám để được theo dõi và điều trị.

Đặc biệt nếu xuất hiện triệu chứng bệnh nặng như: sốt cao đến rất cao, sốt cao không đáp ứng với thuốc, co giật, khó thở,... thì cần liên hệ cấp cứu ngay lập tức. Bác sĩ sẽ khám đánh giá tình trạng bệnh của bạn, từ đó có kế hoạch điều trị và theo dõi nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất, hạn chế bệnh diễn biến nặng.

2.2. Theo dõi điều trị bệnh

Việc chăm sóc, điều trị bệnh nền cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại nhà hoặc tại cơ sở y tế đều cần có sự phối hợp của bác sĩ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền. Covid-19 có thể kết hợp gây ra những biến chứng nặng trên bệnh lý nền người bệnh mắc phải.

Điều trị cho nhóm đối tượng này có thể dùng thuốc kháng Covid-19 kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng, tùy vào triệu chứng người bệnh mắc phải mà can thiệp phù hợp. Những dấu hiệu cần đặc biệt lưu ý gồm: sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, mạch nhanh, khó thở, ý thức mơ hồ,...

Bên cạnh việc điều trị, quản lý và theo dõi sức khỏe, người mắc bệnh cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể lực đều đặn để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Tiêm phòng vắc xin được khuyến cáo với cả các đối tượng nguy cơ cao để hạn chế lây nhiễm cũng như rủi ro khi không may mắc phải.

Nếu có thắc mắc khác cần giải đáp, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Từ khóa » Tiểu Sử Bệnh Nền Là Gì