Điều Trị Dạ Dày Với Gel Sữa Pepsane - YouMed

Nội dung bài viết

  • 1. Pepsane là thuốc gì?
  • 2. Chỉ định của thuốc Pepsane
  • 3. Trường hợp không nên dùng thuốc Pepsan
  • 4. Cách dùng thuốc Pepsane hiệu quả
  • 5. Tác dụng phụ
  • 6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Pepsane
  • 7. Những lưu ý khi dùng thuốc Pepsane
  • 8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt
  • 9. Xử trí khi quá liều Pepsane
  • 10. Xử trí khi quên một liều Pepsane
  • 11. Cách bảo quản

Pepsane là thuốc gì? Thuốc Pepsane được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Pepsane trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Guaiazulene, Dimeticone.

1. Pepsane là thuốc gì?

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất

  • Guaiazulene: 0.004g.
  • Dimeticone: 3g.

Tá dược

  • Sorbitol 70% (kết tinh).
  • Caraghenat.
  • Natri cyclamat.
  • Methyl parahydroxybenzoat (E218).
  • Tinh dầu bạc hà.
  • Nước tinh khiết.

Công dụng của hoạt chất

  • Gaiazulene có tác dụng chống viêm tại chỗ. Ngoài ra, Gaiazulene còn giúp ngăn phóng thích histamine của các dưỡng bào.
  • Đối với Dimethicone, chất này giúp tạo một lớp phủ niêm mạc tiêu hóa và ngăn sự tạo thành bong bóng hơi.
Thuốc gel Pepsane
Thuốc gel Pepsane

2. Chỉ định của thuốc Pepsane

Thuốc Pepsane được chỉ định điều trị triệu chứng đau dạ dày và hội chứng trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Ợ nóng, ợ chua.
  • Cảm giác nóng rát.
  • Nặng bụng.
  • Khó tiêu.
  • Đau rát.

>> Xem thêm: Chứng khó tiêu: Nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa

3. Trường hợp không nên dùng thuốc Pepsan

Dị ứng với bất cứ thành phần nào bao gồm hoạt chất và tá dược có trong công thức thuốc.

4. Cách dùng thuốc Pepsane hiệu quả

4.1. Cách dùng

  • Pepsane được bào chế ở dạng gel dùng theo đường uống. Cắt gói thuốc và uống trực tiếp.
  • Có thể dùng gel Pepsane kèm theo thức ăn hoặc không, nghĩa là có thể dùng thuốc lúc đói hoặc lúc no.

4.2. Liều dùng

  • Mỗi lần dùng từ 1 – 2 gói.
  • Một ngày có thể dùng Pepsane từ 2 – 3 lần.

5. Tác dụng phụ

Đến hiện tại, ghi nhận xuất hiện tác dụng phụ là tình trạng phát ban, nổi mẩn hoặc ngứa. Tuy nhiên, triệu chứng này hiếm khi xảy ra.

Mặc dù vậy, cần theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của người bệnh sau khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cũng như có thể đưa ra các biện pháp xử trí kịp thời.

Tác dụng phụ thuốc gel Pepsan
Tác dụng phụ thuốc gel Pepsan

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Pepsane

Đến hiện tại, vẫn chưa có báo cáo về việc tương tác xảy ra khi dùng chung cùng với gel điều trị đau dạ dày Pepsane.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của các thuốc cũng như an toàn khi sử dụng trên bệnh nhân thì nên báo cáo cho bác sĩ/ dược sĩ biết tất cả các thuốc mà bạn đã, đang và dự định dùng để được tư vấn sử dụng hợp lí nhất.

>> Xem thêm: Tổng hợp các thuốc điều trị đau dạ dày

7. Những lưu ý khi dùng thuốc Pepsane

Vì trong công thức thuốc Pepsane có chứa đường sorbitol. Do đó, chống chỉ định Pepsane cho bệnh nhân không dung nạp fructose.

Ngoài ra, thuốc này còn có chứa chất parahydroxybenzoat có thể gây ra phản ứng dị ứng chậm. Do đó, cần theo dõi tình trạng này khi dùng thuốc.

8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt

8.1. Phụ nữ có thai và cho con bú

  •  Dimethicone có thể được dùng trong khi có thai và cho con bú.
  • Tuy nhiên, không có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về guaiazulen trên phụ nữ có thai.
  • Mặc dù, cho đến nay, vẫn chưa xuất hiện tình trạng dị dạng thai nhi được ghi nhận với chất này. Nhưng vẫn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

8.2. Lái xe và sử dụng máy móc

  • Pepsane không gây tác động lên thần kinh trung ương với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt,…
  • Do đó, có thể sử dụng sản phẩm này trên những đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe hoặc sử dụng máy móc.

9. Xử trí khi quá liều Pepsane

Đến hiện tại, vẫn chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp quá liều khi sử dụng Pepsane trong điều trị đau dạ dày.

Tuy nhiên, nếu người bệnh có xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghiêm trọng khi dùng vượt quá liều quy định, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ và điều  trị triệu chứng.

10. Xử trí khi quên một liều Pepsane

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

11. Cách bảo quản

  • Để thuốc Pepsane tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Pepsane. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa » Pepsane Tác Dụng Phụ