ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI TRONG BỆNH LÝ DẠ DÀY

Tham khảo
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Trang chính
  • PHÁC ĐỒ
  • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
  • ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PY…
  • Chưa có bài viết con
  • Duyệt bài viết trong mức này »
  • Bài viết mới kế ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI TRONG BỆNH LÝ DẠ DÀY - TÁ TRÀNG Bài viết mới bên dưới ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI TRONG BỆNH LÝ DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
  • ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI TRONG BỆNH LÝ DẠ DÀY - TÁ TRÀNG dieu-tri-helicobacter-pylori-trong-benh-ly-da-day-
  • Đính kèm
  • Thay đổi
  • Xem nguồn
  • Xem
I . ĐẠI CƯƠNG
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) từ lâu đã được phát hiện sống tại lớp nhày ngay sát lớp biểu mô niêm mạc dạ dày.

  • Khoảng 60 - 90% loét dạ dày tá tràng là do H.p.

  • Từ năm 2005, Tổ chức y tế thế giới chính thức xếp H.p là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

  • Vi khuẩn H.p còn gây ra một số bệnh khác tại dạ dày như chứng khó tiêu chức năng.

  • Ngoài ra, H.p còn gây bệnh tại ngoài cơ quan tiêu hóa như bệnh giảm tiểu cầu tiên phát…

II. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ H.p TRONG BỆNH DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

II.1. Có nhiễm H.p gây ra các bệnh dạ dày - tá tràng

  • Loét dạ dày.

  • Loét hành tá tràng.

  • Chứng khó tiêu chức năng.

  • Ung thư dạ dày đã phẫu thuật hoặc cắt bớt niêm mạc.

II.2. Dự phòng ung thư dạ dày

  • Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày.

  • Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản đã cắt.

  • Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày.

  • Viêm teo lan hết toàn bộ niêm mạc thân vị dạ dày.

  • Người có nhiễm H.p mà quá lo lắng về H.p gây ung thư dạ dày.

III. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN NHIỄM H.p

III.1. Chẩn đoán nhiễm H.p qua nội soi tiêu hóa trên

  • Test nhanh urease: độ nhạy 85 – 90%, độ đặc hiệu 95% - 98%.

  • Mô bệnh học: độ nhạy > 95%; độ đặc hiệu > 95%.

  • Nuôi cấy.

III.2. Chẩn đoán nhiễm H.p không qua nội soi tiêu hóa trên

  • Test thở: độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 96%.

  • Tìm kháng thể kháng H.p trong huyết thanh.

  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên H.p trong phân.

III.3. Lưu ý

  • Trước khi làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H.p cần:

    • Ngưng PPI, Anti H2 ít nhất 02 tuần.

    • Ngưng kháng sinh và Bismuth ít nhất 04 tuần.

  • Trong thực tiễn lâm sàng chỉ dùng test nhanh urease và test hơi thở để chẩn đoán và theo dõi điều trị nhiễm H.p. Nuôi cấy vi khuẩn dùng để làm kháng sinh đồ trong trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh.

IV. ĐIỀU TRỊ

IV.1. Nguyên tắc

  • Cần bắt buộc làm xét nghiệm H.p trước.

  • Sử dụng kháng sinh đường uống.

  • Phải điều trị phối hợp thuốc giảm tiết acid với ít nhất 2 loại kháng sinh.

IV.2. Phác đồ điều trị lần đầu: tùy trường hợp cụ thể có thể lựa chọn 1 trong các phác đồ sau:

IV.2.1. Phác đồ 3 thứ thuốc

Được lựa chọn ở những nơi tỉ lệ kháng Clarithromycin < 20% (lưu ý ở Miền Nam, vào năm 2006, tỉ lệ kháng Clarithromycin nguyên phát đã là 30,4%).

  • Bao gồm các thuốc:

    • Thuốc ức chế bơm Proton (Proton Pump Inhibitor: PPI) liều chuẩn x 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút.

    • Và 2 trong 3 kháng sinh sau:

      • Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày, uống sau ăn.

      • Amoxicillin 1 g x 2 lần/ngày uống sau ăn.

      • Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày uống sau ăn.

  • Thời gian điều trị: 14 ngày.

IV.2.2. Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: Bao gồm các thuốc

  • PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút.

  • Bismuth uống lúc bụng trống:

    • Subsalicylat 525 mg x 4 lần/ngày hoặc

    • Subcitrat 120 mg x 4 lần/ngày.

  • Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày, uống sau ăn.

  • Doxycyclin 100 mg x 2 lần/ngày uống sau ăn (hoặc Tetracyclin 1 g x 2 lần/ngày).

  • Thời gian điều trị: 14 ngày.

IV.2.3. Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth (Phác đồ 3 kháng sinh)

  • Bao gồm các thuốc

    • PPI.

    • Clarithromycin.

    • Amoxicillin.

    • Metronidazol.

  • Liều và cách dùng như trên, thời gian điều trị: 14 ngày.

IV.2.4. Phác đồ nối tiếp

  • 5 – 7 ngày đầu:

    • PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút.

    • Amoxicilln 1 g x 2 lần/ngày, uống sau ăn.

  • 5 – 7 ngày kế tiếp.

    • PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút.

    • Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày, uống sau ăn.

    • Metronidazol/Tinidazol: 500 mg x 2 lần/ngày, uống sau ăn.

IV.3. Phác đồ điều trị lần thứ 2

IV.3.1. Phác đồ 4 thuốc có Bismuth, nếu trước đó chưa dùng điều trị.

IV.3.2. Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin, nếu trước đó đã dùng phác đồ có Bismuth.

  • Bao gồm các thuốc

    • PPI: liều chuẩn x 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút.

    • Amoxicilline: 1g x 2 lần/ngày, uống sau ăn.

    • Levofloxacin: 250 - 500 mg x 2 lần/ngày, uống sau ăn.

  • Thời gian điều trị: 14 ngày.

IV.4. Phác đồ điều trị khi thất bại nhiều lần

Nên nuôi cấy và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh phù hợp. Tăng liều PPI hay chọn PPI ít chuyển hóa qua CYP2C19 (Rabeprazol, Pantoprazol) để tăng hiệu quả điều trị.

IV.5. Lưu ý

  • Trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng thì cần phải điều trị các thuốc kháng tiết acid tiếp theo đủ thời gian theo phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng (vd: PPI liều chuẩn 8 tuần nếu loét tá tràng, 12 tuần nếu loét dạ dày).

  • Khi điều trị diệt H.p, bệnh nhân cần tuân thủ liều thuốc điều trị, cách uống thuốc, không hút thuốc lá, uống rượu bia trong đợt điều trị.

IV.6. Theo dõi:

  • Cần làm xét nghiệm để kiểm tra kết quả điều trị diệt H.p ( có thể dùng xét nghiệm test thở để kiểm tra khi không nội soi tiêu hóa, không dùng xét nghiệm huyết thanh).

  • Nên nội soi định kỳ để đánh giá tổn thương hay xét nghiệm mô bệnh học trong các trường hợp sau:

    • Viêm teo dạ dày mãn tính.

    • Dị sản ruột, loạn sản ở dạ dày.

b3.png
SƠ ĐỒ ĐIỀU TRỊ H.pylori
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn Bộ Y Tế (2015) Diệt Helicobacter Pylori trong bệnh lý dạ dày tá tràng, trang 178 – 180.

  2. Hội Khoa Học Tiêu Hóa Việt Nam (2013), Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị Helicobacter pylori Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

  3. Phác đồ điều trị Bênh viện Chợ Rẫy năm 2013. Phác đồ điều trị Bệnh viện Nhân Dân Gia Định 2014.

  4. Bài tiết Acid dịch vị và bệnh lý liên quan PGS.TS Đào Văn Long, NXB Y Học 2014.

Từ khóa » Phác đồ Diệt Hp Kháng Thuốc