Điều Trị Kịp Thời Bé 4 Tuổi Mắc Bệnh Kawasaki

“Bệnh Kawasaki nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị tổn thương tim và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong”, bác sĩ Kim Thoa cho biết.

Khởi bệnh phát sốt nhiều ngày, thăm khám phòng khám tư không cải thiện, gia đình bé Đ.M.H (4 tuổi, TP.HCM) đã đưa bé nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trong tình trạng sốt cao, không có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau nhập viện, các bác sĩ khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chẩn đoán bé mắc bệnh Kawasaki, chỉ định can thiệp điều trị ngay lập tức. Vừa truyền thuốc được một ngày, các triệu chứng bệnh của bé đã giảm, kết quả đáp ứng điều trị đầy ngoạn mục, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ sốt cao không hạ, gia đình tá hỏa khi biết trẻ mắc bệnh “hiếm”

Gia đình bé Đ.M.H cho biết, trước đó phát hiện bé sốt cao, tâm lý lo ngại đến bệnh viện vì tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn khá phức tạp, gia đình đã đưa bé đến một phòng khám tư để thăm khám và được kê đơn điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, sau 8 ngày khởi phát bệnh, bé vẫn sốt cao liên tục không hạ, qua thăm hỏi người thân về bệnh viện uy tín thực hiện phòng chống dịch bệnh tốt, gia đình quyết định đưa bé đến nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Tại bệnh viện, qua quá trình thăm khám, các bác sĩ khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chẩn đoán bé mắc căn bệnh Kawasaki nguy hiểm với các dấu hiệu điển hình: bé có viêm kết mạc mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, họng đỏ, thay đổi đầu chi (lòng bàn tay, lòng bàn chân hơi phù). Cùng với đó, xét nghiệm máu phát hiện lượng bạch cầu trong máu tăng cao, hình ảnh siêu âm của bé cho kết quả có rất nhiều hạch, có đầy đủ triệu chứng của bệnh.

điều trị bệnh kawasaki cho trẻ 5 tuổi
Bé trai 4 tuổi ở TP.HCM nhập viện BVĐK Tâm Anh TP.HCM nhập viện ngày thứ 8 của bệnh, bé còn sốt cao và các triệu chứng điển hình của Kawasaki

Bé được chỉ định can thiệp điều trị ngay lập tức. Sau truyền thuốc 1 ngày, các triệu chứng bệnh của bé giảm đáng kể, cho thấy kết quả đáp ứng ngoạn mục với phác đồ điều trị, tránh được các biến chứng nguy hiểm. Bé ăn uống được, chơi ngoan, tiếp tục được theo dõi để có phác đồ giảm liều lượng thuốc phù hợp.

“Ban đầu thấy cháu sốt cao, gia đình chỉ nghĩ con bị sốt siêu vi, thêm phần tình hình dịch bệnh tại thành phố còn phức tạp nên gia đình cũng ngại đưa cháu đến bệnh viện, ai ngờ con lại mắc bệnh lạ mà nguy hiểm đến thế. Cảm ơn các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã kịp thời cứu cháu thoát khỏi nguy hiểm”, mẹ bé Đ.M.H chia sẻ.

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM – người trực tiếp thăm khám cho bé Đ.M.H chia sẻ, trường hợp của bé may mắn được can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh được các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nếu nhập viện muộn hơn, can thiệp điều trị trễ hơn có thể không điều trị được, mạch vành tổn thương dẫn đến biến chứng giãn mạch vành, dễ tạo thành huyết khối. Thêm vào đó, biến chứng giãn mạch vành có thể gây hậu quả nhồi máu cơ tim sau này, có khả năng giãn ra gây hẹp, bít tắc động mạch vành, thiếu máu cơ tim xuyên mạch vành mạn tính.

bệnh kawasaki nguy hiểm ở trẻ
Các dấu hiệu thường gặp của căn bệnh Kawasaki nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cũng điều trị thành công bệnh Kawasaki cho bệnh nhi N.T.L (15 tháng tuổi, Hà Nội). Theo người nhà kể lại, bé N.T.L xuất hiện những cơn sốt cao từ 39 – 39,5 độ, kéo dài 2 ngày. Dù uống thuốc hạ sốt nhưng bé không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình bèn cho bé nhập viện tỉnh. Ngày thứ ba kể từ khi nhập viện, da bé bắt đầu nổi ban rải rác toàn thân, hai mắt đỏ, được bác sĩ chẩn đoán là sốt siêu vi. Qua 5 ngày được điều trị tích cực, tình trạng sốt đã thuyên giảm nên gia đình cho bé xuất viện. Nhưng ngay đêm hôm đó, cháu lại sốt cao trở lại, gia đình vội đưa cháu vào khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội để cấp cứu.

“Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, con tôi được làm xét nghiệm máu. Các bác sĩ ở Tâm Anh ngay lập tức chẩn đoán nghi ngờ con tôi mắc hội chứng Kawasaki”, bố bé N.T.L nói.

“Nhận thấy cháu bé sốt cao kéo dài; qua xét nghiệm máu phát hiện lượng bạch cầu trong máu của cháu tăng cao, viêm đường tiêu hóa, chân tay có dấu hiệu sưng phù, mẩn đỏ trên cơ thể nổi ngày một nhiều hơn, hai mắt đỏ, bong rộp ở miệng, bong rộp ở đầu các ngón tay, ngón chân; nổi hạch ở cổ kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân… chúng tôi đã nghĩ ngay đến căn bệnh Kawasaki. Chúng tôi đã mời ngay bác sĩ tim mạch cùng hội chẩn gấp để kịp thời điều trị cho cháu, tránh biến chứng đáng tiếc”, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết.

Bác sĩ Quỳnh Hương cũng khuyến cáo bố mẹ nếu thấy con mình có những triệu chứng nói trên thì nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm. Nếu được điều trị trong vòng 10 ngày kể từ khi trẻ mắc bệnh thì vẫn có thể ngừa được các biến chứng có thể xảy ra ở tim. Nếu chần chừ kéo dài thời gian thì hiệu quả ngăn ngừa biến chứng sẽ giảm xuống.

Kawasaki – căn bệnh thường bị chẩn đoán nhầm gây biến chứng nguy hiểm

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa cho biết, hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra căn bệnh Kawasaki. Giới chuyên môn cho rằng bệnh có thể có liên quan đến nhiễm vi trùng hoặc siêu vi trùng, hoặc có liên quan đến phản ứng miễn dịch. Tỷ lệ trẻ mắc Kawasaki trong cộng đồng khá cao, biến chứng của bệnh rất khó lường, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Do chưa biết nguyên nhân gây bệnh nên hiện chưa có biện pháp phòng ngừa. Chính vì vậy, bố mẹ cần trang bị những kiến thức khoa học để sớm phát hiện bệnh ở trẻ, có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả.

dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường
Bệnh Kawasaki nguy hiểm nhưng nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường, dẫn đến bỏ sót bệnh và không kịp can thiệp điều trị cho trẻ

Kawasaki là bệnh gì?

Kawasaki là bệnh lý viêm không đặc hiệu các mạch máu có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi và gây di chứng trên mạch vành rất nặng nề, có thể gây tử vong.

Kawasaki được phát hiện lần đầu vào năm 1961 tại Nhật Bản. Trước đây, căn bệnh này được xem là căn bệnh lạ, rất hiếm gặp. Nhưng hiện tại, ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh rơi vào khoảng 50 – 100 trẻ/100.000 người. Tại Nhật Bản bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, nhưng ở Việt Nam bệnh lại xuất hiện rải rác quanh năm, cao điểm nhất là vào khoảng tháng 9 – 10, không theo đợt.

Biểu hiện của bệnh Kawasaki

  • Bệnh Kawasaki thể điển hình: Trẻ sốt ≥ 5 ngày và kèm theo ≥ 4 triệu chứng sau:
  • Kết mạch mắt sung huyết, khô.
  • Thay đổi niêm mạc miệng: môi sưng, nứt, họng đỏ, lưỡi dâu.
  • Thay đổi đầu chi: lòng bàn tay/chân đỏ, phù bàn tay/chân, bong da đầu chi (thường xảy ra vào tuần 2 – 3 của bệnh).
  • Phát ban.
  • Hạch cổ.

Tuy nhiên, có nhiều trẻ mắc bệnh Kawasaki thể không điển hình sẽ không có đầy đủ các triệu chứng trên. Trong trường hợp này, trẻ cần được làm thêm một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán.

Xem thêm: BỆNH TIM BẨM SINH: TẦM SOÁT SỚM TRONG THAI KỲ ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

biến chứng giãn mạch vành
Kawasaki nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng giãn mạch vành, dễ tạo thành huyết khối ở trẻ

Biến chứng của bệnh Kawasaki

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa cho biết, các triệu chứng của Kawasaki dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như nhiễm siêu vi hoặc dị ứng thuốc, hoặc đôi khi bệnh tự thoái lui nên dễ lơ là bỏ sót. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, Kawasaki có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Biến chứng hay gặp của bệnh Kawasaki là viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và biến chứng suy động mạch vành mạn tính về sau. Ở hầu hết trẻ mắc bệnh, tổn thương mạch vành thường nhỏ và không kéo dài. Tuy nhiên, một số trường hợp tổn thương có thể tồn tại đến khi trẻ trưởng thành.

Bên cạnh đó, tuy ít gặp nhưng bệnh Kawasaki có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như hệ thần kinh, thận, hô hấp, tiêu hóa, sinh dục…

Điều trị bệnh Kawasaki

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa nhấn mạnh, các biến chứng tim mạch do Kawasaki gây ra như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, phình giãn động mạch vành gây đột tử hay hẹp tắc, suy giãn mạch vành mạn tính… có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Do đó, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm về sau, gia đình nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác, can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả. Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trẻ sẽ được sử dụng phác đồ điều trị bằng thuốc để ngăn ngừa các tổn thương tại mạch vành.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư xây dựng khang trang, hệ thống máy móc hiện đại; phòng khám được bày trí sinh động, tích hợp khu vui chơi trẻ em tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ cho trẻ; hệ thống thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn Quốc tế, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo; quy trình phòng chống dịch bệnh Covid-19 đầy đủ và nghiêm ngặt theo khuyến cáo của Bộ Y tế… Chính nhờ đó, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là lựa chọn hàng đầu cho các bậc phụ huynh trong tìm kiếm cơ sở y tế thăm khám cho trẻ, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 còn nhiều phức tạp.

Hệ thống BVĐK Tâm Anh bày trí sinh động, tích hợp khu vui chơi, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ đến thăm khám tại bệnh viện
Hệ thống BVĐK Tâm Anh bày trí sinh động, tích hợp khu vui chơi, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ đến thăm khám tại bệnh viện

Khoa Nhi, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp nhận thăm khám và điều trị tất cả các bệnh lý nhi khoa thường gặp và các bệnh chuyên sâu như Kawasaki, bệnh tim mạch, bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý đường tiêu hóa, nội tiết…

Xem thêm: KỶ NGUYÊN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH NAM

Mọi thắc mắc về bệnh lý ở trẻ cần được tư vấn, quý phụ huynh có thể liên hệ đến Tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua 0287 102 6789 (TP.HCM) – 024 3872 3872 (Hà Nội) để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Từ khóa » Kawasaki Kháng Thuốc