Điều Trị Mụn Nhọt Như Nào để Tránh Nhiễm Trùng? 6 Dấu Hiệu Bạn ...

Mụn nhọt không phải là một vấn đề hiếm gặp. Đây là một tình trạng nhiễm khuẩn trên da gây ra các nốt mụn có chứa mủ bên trọng. Đa số trường hợp đều là lành tính và không ra vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng. Bạn có thể tự chăm sóc chúng tại nhà hiệu quả. Vậy mụn nhọt là gì và nên điều trị như thế nào?

Cùng tìm hiểu ngay về mụn nhọt qua bài viết dưới đây!

Bản chất của mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là một tình trạng nhiễm trùng ở da gây ra các nốt sưng, đau, có mủ bên trong, hình thành bên dưới da. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và gây viêm một hoặc nhiều nang lông.

Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng là khi các nhọt xuất hiện gần nhau tạo thành một cụm nhọt, từ đó khiến một vùng da bị nhiễm trùng có các rãnh nối với nhau bên dưới da.

Khi mới hình thành, mụn nhọt sưng to đau nhức giống như các vết đốt, đỏ, mềm. Sau đó, các nốt này ngày càng to hơn và chứa đầy mủ bên trong, gây đau đớn cho đến khi bị vỡ, chảy dịch ra ngoài. Các vùng da thường xuất hiện nhọt gồm mặt, sau cổ, nách, đùi và mông.

Bạn có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc mụn nhọt tại nhà nhưng đừng cố nặn, bóp hay chích vỡ chúng ra. Điều này có thể khiến nhiễm trùng nặng thêm. Thông thường mụn nhọt do vi khuẩn (tụ cầu khuẩn) xâm nhập vào lỗ chân lông gây ra mụn nhọt .

Đối tượng dễ bị nhiễm trùng da cao

Một số bệnh lý khiến người mắc có nguy cơ bị nhiễm trùng da cao hơn như:

  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Tiểu đường
  • Tiếp xúc với hoá chất gây tổn thương cho da
Dấu hiệu của mụn nhọt
Thông thường mụn nhọt do vi khuẩn (tụ cầu khuẩn) xâm nhập vào lỗ chân lông gây ra

Các dấu hiệu nổi mụn nhọt

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng thường thấy ở mụn nhọt ở mặt, lưng, sau cổ, nách, đùi và mông. Các vùng da đó đều là những nơi dễ đổ mồ hôi hoặc hay cọ xát vào nhau, đặc biệt mụn nhọt ở mông có mủ sẽ gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày. Nếu bị nổi mụn nhọt, bạn có thể gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Các nốt mụn nhọt sưng to đau nhức, ban đầu có kích thước nhỏ và tăng dần lên đến hơn 5cm
  • Vùng da quanh nốt nhọt bị đỏ, mụn nhọt ở lưng
  • Kích thước của nốt sưng này tăng lên trong vài ngày, bên trong chứa đầy mủ
  • Nhìn thấy đầu trắng trên nốt mụn sưng, cuối cùng sẽ vỡ và dịch bên trong chảy ra ngoài

Hầu hết các nhọt đều tự vỡ để dịch mủ bên trong chảy hết ra ngoài mà không để lại sẹo trên da. Quá trình này thường mất từ 2 ngày đến 3 tuần, tùy trường hợp.

Nguyên nhân bị mụn nhọt là gì?
Hầu hết các nhọt đều tự vỡ để dịch mủ bên trong chảy hết ra ngoài mà không để lại sẹo trên da

Nguyên nhân bị mụn nhọt là gì?

Đa số trường hợp nguyên nhân nổi mụn nhọt đến từ vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Loài vi khuẩn này thường được tìm thấy trên da và bên trong mũi. Khi dịch mủ tích tụ đủ dưới da sẽ gây ra một nốt sưng nhìn thấy được trên da.

Tình trạng này đôi khi hình thành tại các vị trí da có vết thương hở nhỏ, như một vết cắt hay côn trùng đốt. Tại đó, vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây ra viêm.

Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt là:

  • Tiếp xúc gần với người nhiễm tụ cầu khuẩn (staphylococcus)
  • Có bệnh đái tháo đường khiến hệ miễn dịch suy yếu, khó chống lại tình trạng nhiễm trùng
  • Các vấn đề da liễu làm cho hàng rào bảo vệ da suy yếu, như mụn trứng cá, chàm
  • Hệ miễn dịch suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau

Đa số trường hợp nguyên nhân nổi mụn nhọt đến từ vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn)

Chẩn đoán tình trạng mụn nhọt

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán nhờ quan sát các nốt mụn mủ trên người bạn. Đôi khi, họ sẽ lấy mẫu dịch mủ chảy ra từ bên trong chúng để làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Việc này sẽ góp phần đưa ra lựa chọn điều trị hiệu quả nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị cơ bản.

Nhiều loại vi khuẩn gây ra mụn nhọt có thể đã đề kháng kháng sinh. Vì vậy, các xét nghiệm định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ sẽ giúp bác sĩ chỉ định được thuốc điều trị hiệu quả.

Tìm hiểu: 5 cách trị mụn nhọt tại nhà hiệu quả chỉ sau 1 đêm

Cách điều trị mụn nhọt hiệu quả

Nhìn chung, bạn có thể tự chăm sóc và điều trị mụn nhọt tại nhà bằng cách chườm ấm lên vùng da bị ảnh hưởng để giảm bớt đau và kích thích đẩy dịch mủ ra ngoài một cách tự nhiên.

Các biện pháp bạn nên thực hiện tại nhà

  • Chườm ấm nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10 phút
  • Không cố nặn, bóp mụn nhọt để đẩy dịch mủ ra ngoài
  • Giữ gìn vệ sinh vùng da bị ảnh hưởng, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào nhọt

Phương pháp điều trị y khoa

Đối với trường hợp mụn nhọt quá lớn hoặc có cụm nhọt, phương pháp điều trị có thể là:

  • Rạch và dẫn lưu dịch mủ. Bác sĩ có thể tác động để lấy hết dịch mủ ra ngoài bằng cách rạch một đường nhỏ trên bề mặt nó. Sau đó, vị trí này được băng gạc vô trùng cẩn thận để thấm hết dịch mủ còn sót lại bên trong và ngăn ngừa nhiễm trùng từ bên ngoài.
  • Dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ thường sẽ chỉ định kháng sinh cho bạn để điều trị tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc ngăn ngừa tái phát. Lưu ý, bạn cần uống thuốc đủ liều, đúng theo đơn của bác sĩ.
Các biến chứng của mụn nhọt
Các biện pháp bạn nên thực hiện tại nhà

Các biến chứng của mụn nhọt

Vi khuẩn từ các nhọt hay cụm nhọt có khả năng xâm nhập vào máu và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra. Khi ấy, nhiễm trùng có khả năng lan rộng, thường được gọi là nhiễm trùng huyết. Sau đó, bạn có thể bị nhiễm trùng sâu bên trong các cơ quan khác, như viêm nội tâm mạc ở tim và viêm tủy xương.

Một số dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng nghiêm trọng bạn cần chú ý như:

  • Sốt
  • Sưng hạch
  • Da nhiễm trùng, sưng đỏ và gây đau
  • Mụn nhọt mọc lên nhiều hơn, xung quanh mụn đầu tiên

Các mụn nhọt lớn hay cụm nhọt rộng có thể để lại sẹo trên da sau khi chúng biến mất.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn có thể tự chăm sóc tại nhà khi có các mụn nhọt nhỏ, đơn lẻ. Thế nhưng, bạn nên đến gặp bác sĩ khi có quá nhiều nhọt cùng một thời điểm, xuất hiện cả cụm nhọt hoặc nếu các nhọt:

  • Hình thành ở trên mặt và gây ảnh hưởng đến tầm nhìn
  • Ngày càng gây đau dữ dội, nghiêm trọng
  • Gây sốt
  • Có kích thước tăng nhanh chóng, dù đã tự chăm sóc
  • Không lành lại sau hơn 2 tuần
  • Tái phát nhiều lần

Xem thêm: Đắp mặt nạ bằng lá tía tô: Bí quyết trị nám, trị mụn hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa mụn nhọt

Các biện pháp phòng ngừa mụn nhọt

Không có cách nào có thể đảm bảo phòng ngừa được 100% khả năng bị mụn nhọt, nhất là khi bạn có một hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, việc cố gắng thực hiện các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước: Bạn có thể dùng dung dịch rửa tay khô có gốc cồn. Rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước các loại vi khuẩn.
  • Giữ vết thương luôn khô và sạch: Nếu có các vết trầy xước, vết cắt hay vết thương hở trên da, hãy luôn giữ vệ sinh chúng sạch sẽ, giữ khô cho đến khi lành lại hẳn.
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác: Bạn không nên dùng chung khăn, dao cạo râu, bàn chải đánh răng hay các vật dụng cá nhân khác với mọi người. Vi khuẩn nói chung có thể lây lan qua các vật dụng và nhiễm vào cơ thể bạn.
  • Xây dựng lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thêm rau xanh, trái cây thanh mát, cũng như hạn chế đồ ăn dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường, cay nóng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng bài đọc đã cung cấp thông tin hữu ích về mụn nhọt, giúp bạn đọc nhận biết dấu hiệu và cách điều trị an toàn cho da của mình!

Từ khóa » Cách Chữa Mụn Nhọt ở Cổ